Hà nam có bao nhiêu nhà máy xi măng

Ngày 7/1, tại Hà Nam, Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam [VICEM] đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh và Lễ kỷ niệm 89 năm ngày truyền thống ngành Xi măng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã tới dự Hội nghị.

Để tạo năm bứt phá 2019, lãnh đạo 10 đơn vị sản xuất ký cam kết với Tổng giám đốc Bùi Hồng Minh dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng

Trở thành doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất ASEAN

Là doanh nghiệp lớn nhất ngành Xi măng [XM] Việt Nam nhưng với VICEM năm 2018 còn ghi dấu ấn khi trở thành doanh nghiệp sản xuất XM có công suất lớn nhất ASEAN bởi nhiều dây chuyền nhà máy chạy vượt công suất thiết kế. Năm 2018 là năm ghi nhận năng suất nhiều nhà máy sản xuất của VICEM như Bình Phước; Hoàng Thạch 2; Bỉm Sơn 2; Tam Điệp; Sông Thao…vượt thiết kế. Nhiều đơn vị duy trì lò nung hoạt động dài ngày [trên 336 ngày/năm] như Hạ Long, Hoàng Thạch 2 và 3, Tam Điệp, Bỉm Sơn 2, Hoàng Mai, Kiên Lương 2, Bình Phước…

Tổng sản phẩm tiêu thụ toàn VICEM đạt 29,2 triệu tấn, bằng 104,3% kế hoạch, tăng gần 10% so với cùng kỳ, tổng doanh thu ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.811 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017, nếu không tính khoản trích lập dự phòng đầu tư khi tái cấu trúc VICEM Hạ Long thì lợi nhuận là 3.293 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, nộp ngân sách trên 2.500 tỷ đồng. Năm 2018 lợi nhuận của các Cty sản xuất XM tăng 80% so với năm 2017. Riêng tiêu thụ XM [gồm cả xuất khẩu] đạt 24,6 triệu tấn, tăng 9,7%, là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Theo Tổng Giám đốc VICEM Bùi Hồng Minh, đồng thời với việc duy trì sản xuất liên tục dài ngày với năng suất cao để hạ giá thành sản xuất, trong công tác tiêu thụ, các đơn vị đã thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng giá thu về, chuyển dịch các dòng sản phẩm theo hướng tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm có lợi nhuận cao, bám sát mục tiêu kế hoạch được lập từ đầu năm… VICEM đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu, rà soát bộ máy, nâng cao năng suất lao động, xử lý tồn tại, đồng thời tiến hành hàng loạt các giải pháp kỹ thuật đồng bộ đưa thông số vận hành thiết bị về trị số thiết kế; tập trung giải quyết các nút thắt trong dây chuyền công nghệ; thực hiện chiến lược tái cơ cấu về chủng loại sản phẩm; cơ cấu lại thị trường tiêu thụ theo hướng hiệu quả, tăng cường tiêu thụ tại thị trường miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam…

Ngọn đuốc truyền thống được trao về VICEM Hải Phòng

VICEM bứt phá trong năm 2019

Thay mặt lãnh đạo Chính Phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của toàn VICEM. Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao công tác quản trị, công tác tái cấu trúc, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là cách tiếp cận sản phẩm, ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của VICEM.”.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, những đóng góp quan trọng của VICEM cho ngành Xây dựng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Điểm mới trong điều hành của VICEM là một mặt tăng cường phân cấp, phân quyền cho các đơn vị thành viên; nhưng đồng thời chỉ đạo sát sao để phát huy thế mạnh từng đơn, phát huy sức mạnh toàn VICEM, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh…”.

Bộ trưởng chỉ đạo: “Năm 2019 là năm VICEM cần bứt phá bởi đây là năm nước rút để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; là năm thực hiện cổ phần hóa và cũng là năm kỷ niệm 120 năm ngành Công nghiệp XM Việt Nam…”.

“Tôi đề nghị toàn VICEM phải quyết tâm, quyết liệt để các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019 cao hơn năm 2018 từ 2-3%; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và cổ phần hóa, đặc biệt tái cơ cấu thị trường tiêu thụ, tổ chức lại thị trường miền Nam; củng cố hệ thống phân phối; tái cơ cấu nhân lực… Trong tham mưu chiến lược, theo Luật Quy hoạch, chúng ta không còn quy hoạch XM mà chuyển vào Quy hoạch vật liệu để làm XM; vì vậy, trong Chiến lược ngành XM tới phải cụ thể toàn diện; định hướng cho từng giai đoạn” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.

Cũng tại Hội nghị, toàn thể cán bộ công nhân viên VICEM đã cùng ôn lại lịch sử hào hùng 119 năm ngành XM Việt Nam và năm 2019 này, ngọn đuốc truyền thống của ngành XM Việt Nam đã được chuyển từ VICEM Bút Sơn về VICEM Hải Phòng.

[Xây dựng] – Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh công suất Nhà máy xi măng Long Thành và đưa vào vận hành năm 2021, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Nam.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Internet]

Cụ thể, căn cứ các Văn bản số 1673/TTr-UBND ngày 25/6/2018 và Văn bản số 366/UBND-GTXD ngày 14/02/2019 của UBND tỉnh Hà Nam đề nghị điều chỉnh công suất và bổ sung thêm vùng nguyên liệu đá vôi cho Nhà máy xi măng Long Thành;

Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1417/BKHĐT-KTCN ngày 06/3/2019 việc nâng công suất nhà máy sẽ đảm bảo quan điểm, mục tiêu phát triển xi măng, phát huy hiệu quả đã đầu tư và đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;

Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1075/BTNMT-ĐCKS ngày 12/3/2019 về nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Long Thành bao gồm nguyên liệu đã được quy hoạch tại Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ và mỏ đá vôi K22.1 xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng giáp ranh với huyện Thanh Liêm có diện tích là 62,2ha là cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Long Thành sau khi điều chỉnh công suất;

Đồng thời căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, quy định: “Các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực chậm nhất là ngày 31/12 /2018”;

Ngoài ra, căn cứ khoản 1, Điều 32, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, quy định: “Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này” thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh;

Căn cứ Điều 29 Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, quy định: “Yêu cầu đối với dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng”;

Trên cơ sở căn cứ nêu trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hà Nam, điều chỉnh công suất Nhà máy xi măng Long Thành, tỉnh Hà Nam từ 0,91 triệu tấn/năm lên 2,3 triệu tấn/ năm, đưa vào vận hành năm 2021.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Hà Nam thực hiện điều chỉnh thủ tục đầu tư của dự án theo quy định về đầu tư xây dựng, đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ và các quy định về đầu tư xây dựng, đồng thời lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, đáp ứng các yêu cầu về phát thải bảo vệ môi trường.

Chủ Đề