Lượng mưa trung bình của việt nam là bao nhiêu

Gói VIP thi online tại VietJack [chỉ 200k/1 năm học], luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn [Bộ Tài nguyên và Môi trường] cho biết, từ nay đến cuối năm, lượng mưa trên cả nước sẽ có xu hướng thấp hơn so với năm 2022.

Mưa tại khu vực nội thành Hà Nội. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã đưa ra các dự báo cụ thể về lượng mưa từ tháng 8 đến tháng 12/2023 ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể, khu vực Bắc Bộ, từ tháng 8-9/2023, tổng lượng mưa tại khu vực vùng núi phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-10%. Vùng trung du ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Khu vực đồng bằng và ven biển cao hơn khoảng 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 10/2023 tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11-12/2023, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng từ 10-25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại khu vực Trung Bộ, tháng 8/2023, tổng lượng mưa cao hơn khoảng 5-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, tháng 9/2023 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 10/2023 thấp hơn từ 10-25%. Riêng Nam Trung Bộ thấp hơn 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11/2023, tổng lượng mưa tại khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại khu vực Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến thấp hơn từ 10-20%. Tháng 12/2023, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế phổ biến cao hơn từ 10-20%. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 8/2023, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng 5-20%, tháng 9/2023 cao hơn khoảng 5-15%, riêng tháng 10 tổng lượng mưa ở mức thấp hơn khoảng 5-10% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11/2023 tổng lượng mưa ở mức thấp hơn từ 5-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 12/2023 phổ biến ít mưa [tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ].

Do có thể gây thiếu hụt lượng mưa trong các tháng cuối năm 2023 và ít mưa trong những tháng đầu năm 2024, các cấp chính quyền và người dân cần có những biện pháp sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, thay đổi những loại cây trồng có khả năng chịu hạn trong những tháng mùa đông xuân năm 2023-2024, đặc biệt ở các khu vực phía Nam.

Năm 2023 được dự báo chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lượng mưa giảm, thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn. Trong bối cảnh mùa mưa bão đang diễn ra, mới đây nhất là cơn bão số 1 mặc dù không đổ bộ vào đất liền nước ta nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó bao trùm cả Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An, các chuyên gia khí tượng cho rằng người dân và các cấp chính quyền cần chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội.

PV [TTXVN]

Nguồn Tin Tức TTXVN: //baotintuc.vn/van-de-quan-tam/luong-mua-cac-thang-nua-cuoi-nam-2023-co-xu-huong-thap-20230727094724693.htm

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, tổng lượng mưa và nhiệt độ trong năm 2022 đều cao hơn trung bình nhiều năm.

Nhiệt độ tiếp tục tăng trong năm 2022

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, GS. TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết: “Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2022 được dự báo tiếp tục tăng, từ 0,97 độ C đến 1,21 độ C so với giá trị trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp [1850-1900] và có thể là năm thứ 8 liên tiếp có nhiệt độ vượt quá 1,0 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp”.

Ảnh minh họa.

Theo ông Thái, hiện tượng ENSO đang ở trạng thái La Nina [pha lạnh] và dự báo còn tiếp tục duy trì đến khoảng mùa Thu năm 2022 với xác suất 65-70% trước khi chuyển sang pha trung tính. Trong những năm La Nina, cần lưu ý đề phòng mưa lớn cực đoan ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có các nước Đông Nam Á và Việt Nam.

Dự báo nắng nóng có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình và có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021.

Trong các tháng mùa lũ chính vụ, lượng dòng chảy trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ phổ biến thiếu hụt từ 5-20% so với trung bình nhiều năm [TBNN], thiếu hụt nhiều trên lưu vực sông Thao, hạ lưu sông Lô, riêng thượng lưu sông Gâm và sông Chảy ở mức xấp xỉ TBNN.

Trong tháng 5 và tháng 6/2022, nguy cơ xảy ra khô hạn, thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Mùa mưa đến sớm và có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm

Ông Trần Hồng Thái nhận định: “Mùa mưa năm 2022 sẽ đến sớm hơn trung bình nhiều năm và có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, có khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại vùng núi và thượng lưu sông suối nhỏ; mưa lũ bên mức báo động 3 tại khu vực miền Trung; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá… trên phạm vi toàn quốc”.

Mùa mưa năm 2022 đến sớm và có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm.

Cụ thể, mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với TBNN ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6-8/2022. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình trong giai đoạn tháng 6-9/2022.

Khu vực Trung Bộ, tổng lượng mưa dự báo cao hơn TBNN trong các tháng 10 đến tháng 11/2022, đề phòng khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn gây lũ và ngập lụt trong giai đoạn này.

Khu vực Bắc Bộ: Đỉnh lũ năm 2022 trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, phổ biến cao hơn năm 2021, riêng các sông suối nhỏ từ BĐ2-BĐ3. Các đợt lũ lớn phổ biến tập trung vào nửa cuối mùa lũ [tháng 8].

Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên: Lũ trên các sông ở khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên khả năng đến sớm hơn TBNN, ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ xuất hiện tương đương TBNN. Đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 [xấp xỉ TBNN và cao hơn năm 2021]; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN.

Khu vực Nam Bộ: Mùa lũ 2022 trên sông Mê Công khả năng đến sớm hơn so với TBNN, nhưng chưa có dấu hiệu xuất hiện lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ1 và trên BĐ1, thấp hơn TBNN từ 0,3-0,5m./.

Lượng mưa ở Việt Nam như thế nào?

Lượng mưa trung bình hàng năm trong cả nước dao động từ 700 đến 5.000 mm [28 đến 197 in] mặc dù hầu hết các nơi ở Việt Nam nhận được từ 1.400 đến 2.400 mm [55 đến 94 in]. Phần lớn lượng mưa xảy ra trong mùa mưa, chiếm 80% –90% lượng mưa hàng năm.

Lượng mưa trung bình báo nhiêu là cao?

- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 đến 100 mm/24h, hoặc 26 đến 50mm/12h. - Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h, hoặc > 50 mm/12h. Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì từ cấp mưa to [51-100 mm/24h] trở lên đã bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Lượng mưa 10mm là gì?

Thuật ngữ trong dự báo lượng mưa: - Mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể: lượng mưa < 0,3 mm/12 giờ. - Mưa nhỏ: lượng mưa < 3.0mm/12 giờ hoặc < 6.0mm/24 giờ. - Mưa: lượng mưa từ 3.0mm đến dưới 8.0mm/12giờ hoặc 6.0-15.0mm/24 giờ. - Mưa vừa: lượng mưa từ 8.0-25.0mm/12giờ hoặc khoảng 16.0- 50.0mm/24giờ.

Lượng mưa trung bình năm được tính thế nào?

Trả lời câu hỏi: Cách tính lượng mưa trung bình năm + Tính trung bình tháng: Tổng các lượng mưa của các ngày trong tháng chia số ngày trong tháng. + Tính trung bình năm: Là tổng lượng mưa các tháng trong năm chia 12 tháng.

Chủ Đề