Hút thuốc la điện tử gây vô sinh

Tập thể dục là cách thể hiện bản thân tích cực, thay vì "phì phèo với khói thuốc" - Ảnh: Q.ĐỊNH

Mới đây, ngày 14-10, khi báo cáo kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá với Hội đồng Khoa học nghiệm thu Bộ Y tế, Trường đại học Y tế công cộng và Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết so với năm 2015, tỉ lệ hút thuốc lá giảm từ 22,5% xuống 21,7%, song đáng chú ý là tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá gia tăng.

Cẩn trọng với thuốc lá điện tử

Kết quả khảo sát của cuộc điều tra ở người trưởng thành tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy có hơn 42% nam giới hút thuốc lá, giảm khoảng 3% so với năm 2015. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian này, tỉ lệ nữ giới hút thuốc lá tăng 0,6%, từ 1,1% lên 1,7%. Như vậy, tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá đang gia tăng so với trước và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Theo kết quả điều tra năm 2020 của Viện Chiến lược và chính sách y tế cho thấy tỉ lệ trẻ em gái và phụ nữ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường. Có tới 8% trẻ em gái và phụ nữ hút thuốc lá điện tử, trong khi tỉ lệ hút thuốc lá điếu ở nữ là 1,7%.

Thực trạng có thể thấy: từ thuốc lá điếu truyền thống đến các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang được bán tràn lan khắp nơi và nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ, đặc biệt là nữ giới.

Nhiều chiêu thức quảng cáo tinh vi gây hiểu lầm đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe không như thuốc lá điếu, làm gia tăng tỉ lệ sử dụng sản phẩm. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok không khó để tìm mua một sản phẩm thuốc lá, thậm chí người bán hàng lại chính là nữ giới với hình ảnh "phì phà" khói thuốc "test chào hàng".

Nhiều trang YouTube còn công khai sản xuất hàng loạt video dạy trẻ em cách "nhả khói" tạo "trend", từ đó quảng cáo bán thuốc lá trá hình.

Hàng chục nhóm kín trên Facebook được các "con buôn" tạo ra để trao đổi buôn bán thuốc lá, có nhóm thu hút hơn 250.000 thành viên và quảng cáo bán đủ loại thuốc, giao hàng nhanh trên địa bàn TP. Nguy hiểm còn ẩn sau câu "Thuốc lá hại sức khỏe nhưng tốt cho tâm trạng" - một trong những lời chia sẻ nhiều tương tác nhất ở mỗi bài đăng.

Hiện nay, thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp, giá thuốc lá rẻ, thuốc lá được bán tràn lan trên khắp các diễn đàn mạng làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên, dẫn đến các hệ lụy lâu dài.

Tác hại khôn lường

PGS Nguyễn Hữu Đức [Trường đại học Y dược TP.HCM] cho biết trong khói thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc, trong đó có CO [carbon oxid, là khí rất độc gây chết người với lượng rất nhỏ], các chất gây ung thư [có nhóm benzopyren gây ung thư phổi, da, bàng quang]. Theo PGS Đức, nếu thuốc lá độc hại với nam bao nhiêu thì sẽ độc hại gấp bội lần với nữ giới bấy nhiêu.

"Hút thuốc lá có thể gây vô sinh ở phụ nữ, đồng thời gây các dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu người mẹ hút thuốc lá nhiều. Khói thuốc lá tác động tiêu cực vào các cơ quan sinh sản, làm tăng nguy cơ ung thư vú và đẻ non", ông Đức chia sẻ.

Phụ nữ hút thuốc gây mất khả năng thụ thai khoảng 30%, sinh non tăng 20%, mang thai ngoài tử cung tăng từ 2 - 4 lần và sẩy thai tăng lên 1,5 - 3 lần. Nhiều hóa chất độc hại đã được tìm thấy có thể gây ra sự biến đổi gene dẫn đến tình trạng thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, ung thư và nhiều mối lo ngại cho sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh vảy nến nếu người mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai. Nguyên nhân do thai nhi đã tiếp xúc với nicotine, chất kích thích quá trình sinh học liên quan đến bệnh vảy nến.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây nhiều biến chứng đến phổi. Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi tại nước ta tiền sử có hút thuốc lá. Ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt chết liên quan đến thuốc lá - nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Người hút thuốc lá dễ mắc COVID-19 hơn

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người hút thuốc lá dễ bị mắc COVID-19 cao gấp 1,5 lần so với người không hút cũng như làm trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người nhiễm COVID-19 có nguy cơ tử vong cao hơn.

"Bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất mà mọi người có thể làm cho sức khỏe của chính mình và người thân, đặc biệt trong thời điểm đại dịch như hiện nay" - PGS Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, chia sẻ.

Ảnh hưởng về sau

Theo chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến - giảng viên bộ môn giáo dục sức khỏe, tâm lý y học Trường đại học Y dược TP.HCM, trước đây với nhiều định kiến giới, xã hội khó chấp nhận hình ảnh người phụ nữ hút thuốc lá; hiện nay vấn đề đó cởi mở hơn, nhiều phụ nữ sử dụng thuốc lá.

Tuy nhiên đó không phải phần nhiều, đa số phụ nữ sử dụng thuốc lá do nó mang đến cho họ cảm giác dễ chịu, vì chính bản thân họ nhiều hơn là việc muốn thể hiện ra ngoài xã hội. Việc giảm stress bằng thuốc lá là không nên, vì ẩn sau nó là nhiều tác hại đến sức khỏe khó lường.

Mắc COVID-19, người hút thuốc lá dễ tử vong hơn

CẨM NƯƠNG

70% nam giới bị hiếm muộn có sử dụng thuốc lá, khi thói quen xấu này đang ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phái mạnh.

Thuốc lá gây giảm chất lượng tinh trùng

Chất lượng tinh trùng có vai trò quan trọng trong việc duy trì giống nòi. Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động nên chất lượng tinh trùng của nam giới bắt đầu suy giảm. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu vô sinh Conceptions Florida [Mỹ], số lượng tinh trùng của nam giới bắt đầu giảm mạnh kể từ năm 1950. Đến đầu thập kỷ 90, số lượng tinh trùng đã giảm từ 113 triệu trên mỗi ml xuống còn 66 triệu mỗi ml.

Đến năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] công bố lượng tinh trùng giảm chỉ còn 15 triệu trong mỗi ml và đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bác sĩ Cao Tuấn Anh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết, tình trạng chất lượng tinh trùng suy giảm do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan trực tiếp tới môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của nam giới. Trong đó, hút thuốc lá được coi là một trong những yếu tố chính dẫn đến vô sinh nam. Thành phần nicotin từ khói thuốc có thể cản trở hoạt động lưu thông máu, từ đó dễ gây tắc nghẽn máu xuống khu vực tinh hoàn và dương vật, dẫn đến tình trạng liệt dương. Khoảng 120.000 nam giới trong độ tuổi 30-50 ở Anh bị bất lực do thói quen xấu này.

Vào tháng 4 năm 2016, European Urology đã công bố một phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của thuốc lá đối với chất lượng tinh dịch. Phân tích bao gồm 20 nghiên cứu và các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có liên quan đến giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và hình thái tinh trùng kém. Đặc biệt, tác động tiêu cực của thuốc lá đối với chất lượng của tinh trùng là cao hơn ở những nam giới vô sinh.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Rita Bakshi từ Trung tâm Sinh sản Quốc tế [Ấn Độ] cũng cho thấy, nồng độ tinh trùng sẽ bị giảm sút mạnh mẽ ở nam giới thường xuyên hút thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ tinh trùng giảm 23% ở nam giới hút thuốc, khả năng di chuyển của tinh trùng giảm 13%. Nam giới hút thuốc cũng có ít tinh trùng có hình dạng khỏe mạnh hơn những người không hút thuốc. Ngoài ra, nam giới hút thuốc cũng có thể có lượng hormone bất thường, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, khi khai thác bệnh sử, cũng như tư vấn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, nam giới có khuynh hướng khai báo chưa đúng về số lượng thuốc hút. Người chồng thường khai mỗi ngày hút từ ½ gói - 1 gói, trong khi người vợ cho biết lượng hút nhiều hơn.

Hút thuốc lá nhiều còn có thể gây vô sinh ở nam giới, ảnh hưởng đến chất lượng và hình thái tinh trùng. Ảnh: Shutterstock

Thay đổi lối sống cải thiện tinh trùng

Theo bác sĩ Tuấn Anh, việc điều trị vô sinh hiếm muộn cần phải xác định được nguyên nhân, do đó việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là điều kiện tiên quyết tạo nên thành công trong điều trị. Người vợ cần được thăm khám tỉ mỉ, xử lý, điều trị các bệnh lý liên quan trước khi tiến hành làm thụ tinh ống nghiệm [IVF] sẽ giúp tăng tỷ lệ có thai. Người chồng cần cải thiện chất lượng tinh trùng, vì tinh trùng đóng góp 50% khả năng thành công.

Để có thể có được những tinh trùng tốt nhất, nam giới cần phải thay đổi lối sống, giảm stress, không sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là bia, rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện.

Quá trình tạo ra tinh trùng diễn ra khoảng 3 tháng, do vậy trong khoảng thời gian này, nam giới hiếm muộn tìm con nếu nghiện thuốc lá nên thay đổi lối sống để cải thiện chất lượng tinh trùng. Người bệnh cần cai thuốc lá, ăn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, bổ sung các thực phẩm tốt cho tinh trùng, giàu axit folic, kẽm, vitamin C như: hàu, thịt bò, hải sản, trứng, rau có lá màu xanh đậm...

Nam giới cần điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, trước khi lấy tinh trùng để thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung nên kiêng quan hệ từ 3 - 5 ngày để tăng chất lượng tinh trùng được lấy để lọc rửa.

Việc thay đổi lối sống, đặc biệt thói quen hút thuốc lá đối với nam giới nghiện thuốc lâu năm sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Rất khó để người bệnh hợp tác, tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Chính vì thế, các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tìm cách cải tiến trang thiết bị, phòng lab nuôi cấy phôi hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ hiếm muộn nam, hiếm muộn nữ giỏi để hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn sớm có tin vui.

Bác sĩ Cao Tuấn Anh cho biết, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh [IVFTA] trang bị hệ thống máy móc hiện đại, có khả năng lọc rửa tinh trùng, tìm được tinh trùng tốt nhất và trữ tinh trùng số lượng ít. Tinh trùng sau khi lấy ra từ cơ thể nam giới sẽ được xử lý bằng kỹ thuật phù hợp để phân tách tinh trùng khỏe, tinh trùng yếu, tinh trùng chết, tinh trùng dị dạng. Cuối cùng, chuyên viên phòng lab sẽ là lọc lấy những tinh trùng khỏe mạnh để thực hiện bơm vào buồng tử cung hoặc thụ tinh ống nghiệm.

"Với sự phát triển của kỹ thuật IVF/ICSI hiện đại, cho dù nam giới có 99% tinh trùng bất thường, chỉ cần 1% tinh trùng bình thường vẫn đủ số lượng cho chúng tôi thực hiện thụ tinh ống nghiệm", bác sĩ Tuấn Anh khẳng định.

Phúc Thịnh

Video liên quan

Chủ Đề