Vaccine covid tồn tại trong cơ thể bao lâu

COVID-19 có thể làm cho sức khoẻ bị suy giảm kéo dài dai dẳng. Theo nghiên cứu, khoảng 1/4 số người bị nhiễm virus corona SARS-CoV-2 tiếp tục có các triệu chứng kéo dài trong ít nhất một tháng, 1/10 trong số này vẫn không thấy khỏe lại sau 12 tuần, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng cơ thể rất suy nhược. Những bệnh nhân bị nhiễm virus có bệnh cảnh kéo dài này được WHO xếp vào nhóm "COVID kéo dài" [Long COVID].

Hiện nay, Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta. Omicron vẫn là biến chủng bí ẩn với giới khoa học, mặc dù ít gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, tuy nhiên dữ liệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng số người vẫn có thể mắc bệnh nặng, cần nhập viện và có thể tử vong do nhiễm biến thể này. Bên cạnh dấu hiệu thay đổi so với Delta, người nhiễm virus biến thể Omicron cũng có nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài.

Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta.

1. Omicron là gì?

Omicron là tên một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021. Ban đầu, đây là biến thể B.1.1.529 nhưng đến ngày 26/11/2021, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đặt tên là Omicron.

Omicron được phân loại vào biến thể đáng lo ngại vào ngày 30/11/2021 tại Mỹ. WHO cho biết, các biến thể của Omicron bao gồm: BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3 và các dòng phụ khác. Omicron là biến thể có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.

2. Omicron gây ra các triệu chứng

  • Ho
  • Sổ mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng vị giác.
  • Giảm khả năng khứu giác.
  • Thở nặng nhọc.
  • Đau bụng.

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng người mắc Omicron gặp phải. Ảnh minh hoa

3. Biến thể Omicron ủ bệnh bao lâu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] Mỹ, biến thể Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày. Các triệu chứng thường bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Hiện vẫn chưa rõ thời gian người bệnh có thể lây lan virus cho người khác là trong bao lâu.

4. Omicron có gây triệu chứng COVID kéo dài?

Tháng 10/2021, WHO đã đưa định nghĩa mới về hội chứng COVID kéo dài. Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, song, cũng có nhiều triệu chứng khác và thường ảnh hưởng hoạt động hàng ngày. Hội chứng COVID kéo dài có thể xuất hiện ngay cả với F0 bị bệnh nhẹ, không triệu chứng.

Theo chuyên gia y tế cho biết, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra F0 nhiễm Omicron gặp phải các triệu chứng khác thường sau khi khỏi bệnh. Omicron gây mắc COVID-19 có xu hướng bệnh nhẹ, song không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng COVID kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.

"Còn quá sớm để biết người nhiễm Omicron có triệu chứng COVID kéo dài không và nó khác biệt thế nào. Trong giai đoạn cấp tính, mệt mỏi nghiêm trọng và đau cơ là những triệu chứng nổi bật, có thể trở thành di chứng ở người nhiễm Omicron”, Zing dẫn lời nhà nghiên cứu Lancelot Pinto [Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mumbai].

Theo giới khoa học, Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng nhưng không nên coi nhẹ.

Trong khi đó, TS Anthony Fauci [chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ] khẳng định, ngay cả khi mắc COVID-19 nhẹ, người nhiễm Omicron vẫn có nguy cơ bị di chứng sau đó. “Long COVID có thể xảy ra ở bất kỳ biến chủng virus nào. Không có bằng chứng về sự khác biệt giữa Delta, Beta hay Omicron”, ông Fauci nói.

Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai [Los Angeles, Mỹ] chỉ ra người nhiễm virus corona SARS-CoV-2, ngay cả bệnh nhẹ, cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch kéo dài. Các kháng thể tự động được kích hoạt sau khi nhiễm nCoV và tồn tại theo thời gian. Điều này lý giải ngay cả người mắc bệnh nhẹ cũng gặp phải các di chứng hậu COVID-19.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cho rằng, mặc dù Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng, nhưng nó vẫn đang cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới. Ông nhấn mạnh cơn sóng thần của các ca bệnh rất lớn, nhanh, nó đang áp đảo hệ thống y tế trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa biến chủng Omicron vẫn sẽ ám ảnh chúng ta ngay cả khi độc lực yếu hơn.

5. Giải pháp bảo vệ cơ thể chống lại Omicron

Tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do Omicron gây ra. Đến nay, tỷ lệ nhập viện và tử vong do Omicron gây ra tương đối thấp là do đã có nhiều người được tiêm chủng. Tiêm chủng thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các biến thể hiện đang lưu hành bao gồm cả Omicron, mà còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng do các đột biến trong tương lai của COVID-19.

Ngoài việc tiêm vaccine, tất cả các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, tránh không gian kín, hoặc tập trung đông đúc người… tất cả đều cần thiết để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Cơ thể của người đã từng bị Covid-19 có lượng kháng thể cao gấp nhiều lần so với những người đã tiêm đủ vacxin phòng ngừa bệnh lý này. Vậy, trong cơ thể của những người này, thời gian kháng thể Covid tồn tại bao lâu, có thể là vĩnh viễn hay không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về băn khoăn ấy.

1. Thế nào là kháng thể Covid-19

1.1. Kháng thể Covid là gì

Kháng thể là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch, nó thường hình thành sớm sau khi cơ thể tiếp xúc với virus. Kháng thể có thể tìm thấy trong máu khoảng 2 tuần sau khi virus tấn công cơ thể và nó sẽ tiếp tục được sản sinh và duy trì trong suốt một thời gian dài để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus trong những lần sau đó. Ngoài kháng thể thì hệ thống miễn dịch còn có nhiều thành phần khác như: lympho B, lympho T, tế bào bạch cầu, đại thực bào,…

Kháng thể Covid trong cơ thể con người

Sau khi tiếp xúc với virus hoặc thành phần của virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại để chống đỡ lại sự xâm nhập này và kích hoạt hệ thống bảo vệ của cơ thể. Nhờ có quá trình đó mà kháng thể Covid được tạo ra. Có nhiều loại kháng thể Covid-19 trong đó loại có liên quan đến khả năng chống lại virus của cơ thể là kháng thể chống protein S, nó có thể định lượng được. Do đó, khi nói tới kháng thể Covid-19 tức là người ta đang nói đến loại kháng thể này.

1.2. Con đường hình thành kháng thể Covid

Trước khi tìm hiểu kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể thì trước tiên ta phải biết được con đường hình thành nên nó. Theo đó, kháng thể Covid-19 được hình thành theo 3 con đường:

- Di truyền từ người mẹ sang con: trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời đã có sẵn kháng thể Covid nếu người mẹ đã từng mắc SARS-CoV-2 và khỏi bệnh hoặc trước khi sinh người mẹ đã tiêm vacxin phòng Covid.

- Người đã từng bị Covid-19 và đã được điều trị khỏi bệnh.

- Người đã tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng bệnh Covid-19.

Đây chính là những đối tượng đã có kháng thể Covid hay nói cách khác là đã có khả năng tự miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của SARS-CoV-2.

2. Những người đã khỏi bệnh, kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể

Để chống lại những mối hiểm nguy mà Covid-19 gây ra cho toàn nhân loại, các nhà khoa học đã làm việc với tốc độ vô cùng nhanh để tìm ra vacxin và phương pháp điều trị bệnh sao cho giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Sau quá trình làm việc ấy, một số loại vacxin đã ra đời và được cấp phép sử dụng khẩn cấp để đưa vào sử dụng.

Hầu hết các loại vacxin phòng Covid-19 hiện nay được sáng chế dựa trên chủng SARS-CoV-2 xuất hiện ban đầu. Do đó, trước sự xuất hiện của các biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần thì hiệu quả của vacxin cũng bị ảnh hưởng. Ở những người đã từng bị Covid hoặc đã tiêm chủng, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa. Vì thế biết được thời gian kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể là bao lâu sẽ giúp chúng ta biết được thời gian chúng ta được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm SARS-CoV-2.

2.1. Đối với người đã tiêm vacxin

Trong đại đa số trường hợp đã tiêm đủ hai mũi vacxin phòng Covid-19, theo thời gian, kháng thể được hình thành để bảo vệ cơ thể sẽ suy giảm. Đặc biệt, ở những người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian suy giảm của kháng thể sẽ nhanh hơn.

Tiêm vacxin giúp tạo ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2

Một số nghiên cứu về kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể người đã tiêm vacxin phòng bệnh cho thấy sau vài tháng, lượng kháng thể có thể giảm và trở về âm tính. Đối với những người có hệ miễn dịch tốt, cơ thể khỏe mạnh, lượng kháng thể để bảo vệ sẽ tồn tại sẽ lâu và bền hơn, tức là khả năng bảo vệ của cơ thể trước virus SARS-CoV-2 cũng dài hơn sau khi họ nhiễm bệnh hoặc đã tiêm vacxin phòng bệnh.

2.2. Đối với người đã bị và đã được điều trị khỏi Covid-19

Rất nhiều người băn khoăn về thời gian kháng thể Covid tồn tại bao lâu sau khi đã mắc bệnh và điều trị khỏi bệnh. Thực tế đã có rất nhiều công trình khẳng định về sự tồn tại của kháng thể sau khi khỏi bệnh nhưng lại có ít công trình theo dõi về thời gian tồn tại của nó.

Những ghi nhận mới nhất gần đây cho thấy, sau khoảng 12 tháng khỏi bệnh, người bị Covid-19 vẫn còn các phản ứng miễn dịch. Ghi nhận này đến từ Nhật Bản, sau khi các nhà khoa học đã thu thập mẫu máu của 358 bệnh nhân mắc Covid vào tháng thứ 6 và tháng thứ 12 tính từ thời điểm sau khi khởi phát bệnh.

Trong số này, có 61% bệnh nhân vẫn còn tồn tại kháng thể trung hòa nhưng nó có chiều hướng giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, dựa trên thống kê từ 164 bệnh nhân khác người ta cũng thấy kháng thể ở 65% người tham gia không còn hoặc bị giảm nhanh sau 6 tháng.

Thời gian kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể sau khi hồi phục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Hầu hết chuyên gia y tế cho rằng lượng kháng thể được tạo ra trong cơ thể có liên quan mật thiết với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì thế, ở những người bị Covid-19 mức độ nặng, do tải lượng virus cao nên phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ mạnh mẽ hơn những người không có triệu chứng bệnh hoặc bị bệnh ở mức độ nhẹ.

Bên cạnh đó, giới tính, hút thuốc lá, béo phì cũng được xem là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19. Ngoài ra thì giới chuyên gia cũng chưa rõ về tác động của những yếu tố này đến kháng thể trung hòa sau khi đã nhiễm Covid 12 tháng. Đặc biệt, nhóm người cao tuổi bị Covid nặng cũng có nhiều kháng thể hơn so với nhóm cùng độ tuổi đã được tiêm chủng.

Về cơ bản, kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể người đã khỏi bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lúc này, kháng thể IgG đã xuất hiện trong máu và dịch ngoại bào của người đã từng mắc và khỏi bệnh. Do kháng thể này có khả năng dính vào virus và ngăn chặn virus lây nhiễm sang các tế bào khác nên cơ thể của họ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn người bình thường. Về nguyên tắc, nhóm người đã bị và khỏi bệnh sẽ có hệ miễn dịch bền vững hơn người bình thường nhưng cũng tùy vào từng cá thể.

Đối với vacxin ngừa Covid-19, thời gian kháng thể tồn tại bao lâu sau khi tiêm đủ 2 mũi thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, cần phải nghiên cứu và theo dõi trong thời gian sau này. Cũng vì thế mà đến nay các nhà nghiên cứu vẫn cân nhắc về việc tiêm mũi thứ 3 nhưng chưa tính được bao lâu thì nên tiêm nhắc lại.

Nói chung, thời gian kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể từng người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong số đó, cơ địa được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất vì khả năng sinh miễn dịch ở mỗi cơ thể không giống nhau. Kháng thể có thể tồn tại mạnh nhất trong 6 tháng đầu còn sau đó suy giảm hay tồn tại bao lâu thì chưa thể khẳng định được.

Video liên quan

Chủ Đề