Hướng dẫn thực hiện nghị định 68 2019

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?

Như bạn đã biết, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo Khoản 2, Điều 36 Quy định chuyển tiếp, thì rất nhiều nơi đang lúng túng không biết làm thế nào:
"Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký."

Tại thời điểm bài viết này đăng tải thì Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi các thông tư hướng dẫn trên trang web của Bộ. Thời hạn nhận ý kiến bạn đọc gửi về là trước ngày 3/11/2019 đối với thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Sau đó còn tổng hợp kết quả, họp bàn, thảo luận, ý kiến nào tiếp thu, ý kiến nào không tiếp thu, soạn thảo, chế bản, trình ký, lấy dấu, đăng công báo... có khi còn phải cả tháng nữa. Sau đó còn thủ tục ban hành, công bố, tập huấn, phổ biến, tìm hiểu... có lẽ phải đến đầu 2020.

Trong khi đó tiến độ dự án của bạn thì vẫn phải triển khai, không chờ đợi được. Từ góc độ chuyên gia tư vấn tôi xin đề xuất giải pháp như sau để các bạn tham khảo:

1. Hoặc là có văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nên thực hiện thế nào để có ý kiến chính xác từ cấp có thẩm quyền từ đó biết cách làm.

2. Hoặc là các bên Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Tư vấn, Thẩm định / Thẩm tra tổ chức cuộc họp, lập biên bản trong đó nêu rõ tình hình tại thời điểm hiện tại và:

- Điều chỉnh các gói xây lắp từ trọn gói thành điều chỉnh giá

- Xác định dự toán thì theo Thông tư số 06/20106/TT-BXD, bởi hiện tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã có những yếu tố mới mà không có Thông tư hướng dẫn thì không biết xác định như nào cho đúng.

- Hoặc dự toán xác định theo dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến, trong đó Chi phí gián tiếp = Chi phí chung [C] + chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công, [LT] chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế [TT] và chi phí gián tiếp khác [GTk]]; Các chi phí C, LT, TT thì xem Thông tư số 06/2016/TT-BXD và dự thảo thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí mới mà tạm xác định. Còn GTk nếu có thì lập dự toán.

- Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thì tạm tính, tạm duyệt các nội dung chi phí nói trên.

- Triển khai ký hợp đồng và thỏa thuận về các điều khoản điều chỉnh giá và khi có Thông tư thay thế thì sẽ chính xác lại đơn giá điều chỉnh.

- Rồi triển khai thực hiện...

3. Cũng có ý kiến cho là: Chủ đầu tư và Tư vấn cứ tính đi, rồi đẩy lên cho bộ phận Thẩm định họ phải nghĩ giải pháp. Nhưng tôi cho là, hồ sơ sẽ nằm đó thôi, bởi họ cũng chẳng biết làm như thế nào !?

4. Nếu khó quá thì có lẽ tạm dừng và chờ cho đến khi có các Thông tư mới.

Nói chung thấy nhiều bạn hỏi và lúng túng, thì tôi cố gắng suy nghĩ và đề xuất 1 vài giải pháp để chia sẻ với bạn. Có thể các giải pháp trên không dùng được, nhưng biết đâu qua đó lại giúp bạn nảy ra được các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng công trình của mình. "Khi muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta tìm lý do" hay "khi ta MUỐN ta vẫn tìm lý do, khi ta THỰC SỰ MUỐN, nhất định ta sẽ tìm cách".

Nếu bạn có giải pháp gì hay cao kiến hơn trong lúc này, xin gửi chia sẻ về địa chỉ để tôi cập nhật bài viết chia sẻ rộng rãi với đồng nghiệp cả nước nhé.

Chúc các bạn nhiều thành công.

Ths Ks Nguyễn Thế Anh

Công ty CP Giá Xây Dựng

Thứ sáu,04/09/2020 16:25

Xem với cỡ chữ

Ngày 04/9/2020, Bộ Xây dựng đã có công văn 4324/BXD-KTXD gửi Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm các công việc như: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [nếu có]; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thực hiện theo Khoản 10, Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Danh mục các thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa hiện nay được ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-BXD ngày 09/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trường hợp thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoan chuẩn bị dự án chưa có trong danh mục các thủ tục hành chính được công bố thì Chủ đầu tư [hoặc đơn vị được giao chuẩn bị dự án] gửi hồ sơ trình thẩm định đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định theo trình tự tiếp nhận xử lý văn bản đảm bảo đúng quy định.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_4324-BXD-KTXD_04092020_signed.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 4324/BXD-KTXD.

Thứ năm,10/09/2020 15:42

Xem với cỡ chữ

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 2524/SXD-QLXD ngày 25/5/2020 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề nghị hướng dẫn một số nội dung vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã có công văn 4387/BXD-KTXD ngày 08/9/2020 có ý kiến như sau:

1. Ngày 17/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đồng thời Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

- Việc áp dụng định mức xây dựng để lập, thẩm định dự toán xây dựng: thực hiện theo hướng dẫn việc chuyển tiếp áp dụng định mức xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù chưa ban hành [ngoài hệ thống định mức Bộ Xây dựng đã ban hành] được quy định tại Mục 2 Nghị quyết số 108/NQ-CP.

- Việc áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công để lập, thẩm định dự toán xây dựng: thực hiện theo hướng dẫn việc áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công tại các địa phương chưa có hướng dẫn, công bố theo quy định của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được quy định tại Mục 2 Nghị quyết số 108/NQ-CP.

- Về công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng: tại mục II, Phụ lục I Thông tư số 02/2020/TT-BXD, Bộ Xây dựng đã sửa đổi công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng quy định tại mục 1.1, Phụ lục 9, Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Việc xác định đơn giá ca máy và thiết bị thi công: tại Phụ lục III Thông tư số 02/2020/TT-BXD, Bộ Xây dựng đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019, trong đó đã bổ sung một số loại máy và thiết bị thi công xây dựng chưa được quy định trong Thông tư số 11/2019/TT-BXD hoặc chưa có đầy đủ định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy.

2. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thì nội dung dự toán xây dựng được hướng dẫn chi tiết cho trường hợp các dự án có nhiều công trình xây dựng và các dự án được xác định theo các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Việc xác định dự toán xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 09/2019/TT-BXD. Riêng đối với chi phí dự phòng của các dự án có nhiều công trình hoặc dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng [tổng dự toán] là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc các gói thầu xây dựng và chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng công trình, gói thầu xây dựng thuộc dự án. Chi phí dự phòng phân bổ cho từng công trình đối với dự án có nhiều công trình hoặc các gói thầu xây dựng đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định dựa trên tính chất công việc, độ dài thời gian thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thực tế và các yếu tố khác. Việc sử dụng chi phí dự phòng thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 của Bộ Xây dựng.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như quy định tại Điều 1, 2 Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình áp dụng theo các Biểu mẫu được quy định trong Thông tư để phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì việc xác định và thẩm định sơ bộ tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường các dự án đầu tư xây dựng yêu cầu phải lập sơ bộ tổng mức đầu tư thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

5. Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Điều 26, Thông tư số 09/2019/TT-BXD, theo đó đối với các dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng [bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng] theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23/5/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

6. Việc quản lý giá xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 17, 35 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố đầy đủ, đúng định kỳ giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng và ban hành đơn giá xây dựng công trình phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương.

- Đơn giá xây dựng công trình tại địa phương được xác định dựa vào hệ thống định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, định mức xây dựng đặc thù của địa phương [nếu có] và giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng do địa phương công bố tại thời điểm lập bộ đơn giá.

- Việc lập, thẩm tra, thẩm định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình áp dụng theo bộ đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố. Đồng thời, cập nhật giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tại thời điểm lập, thẩm tra, thẩm định cho phù hợp.

7. Việc lập, thẩm định dự toán xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quy định xử lý chuyển tiếp tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn Nghị định này và Thông tư số 02/2020/TT-BXD.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_4387-BXD-KTXD_08092020.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 4387/BXD-KTXD.

Video liên quan

Chủ Đề