Hướng dẫn sửa mạch xe điều khiển năm 2024

Trong quá trình sử dụng xe điện thì không thể nào tránh khỏi tình huống hư hỏng ở một số bộ phận của xe. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vì vậy bố mẹ cần tham khảo để sửa ô tô điện cho trẻ em ngay tại nhà.

Vậy những lỗi phổ biến thường gặp ở xe là những lỗi nào và cách khắc phục ra sao? Hãy để Kidcar123 chia sẻ cho các bạn dưới bài viết sau nhé!

Các bộ phận cấu tạo nên xe ô tô điện trẻ em

Mỗi chiếc xe ô tô điện trẻ em sẽ được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Vậy nên, khi nắm được từng bộ phận và chức năng của chúng thì bố mẹ có thể biết được cách sửa ô tô điện trẻ em một cách đơn giản và nhanh chóng.

Ô tô điện trẻ em sẽ gồm nhiều chi tiết điện tử để xe có thể hoạt động. Chúng tôi đã thống kê một chiếc ô tô điện trẻ em sẽ bao gồm 13 bộ phận chi tiết bao gồm:

1. Ắc quy xe điện trẻ em

2. Cầu chì xe ô tô điện trẻ em

3. Điều khiển xe điện trẻ em

4. Sạc xe ô tô điện trẻ em

5. Động cơ xe ô tô điện trẻ em

6. Công tắc trên xe.

7. Cần số đảo chiều ô tô điện trẻ em

8. Chân ga xe điện trẻ em

9. Mạch nhạc xe điện trẻ em

10. Mạch xe điện trẻ em

11. Chân sạc xe điện trẻ em

12. Đường điện xe ô tô điện trẻ em

13. Đèn xe ô tô điện trẻ em

Mỗi bộ phận của xe có những cấu tạo khác nhau dẫn đến cách sửa xe ô tô điện trẻ em khác nhau. Trước hết, bạn cần xem xét lỗi hư hỏng và kiểm tra lỗi của những phần đó. Khi đã xác định được lỗi của xe thì chỉ xem xét và kiểm tra từng chi tiết sau đó thay thế phần bị lỗi là được.

Các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sửa ô tô điện trẻ em tại nhà

1. Ô tô điện, xe điện không điều khiển được

Nếu gặp phải lỗi này, bạn cần kiểm tra lại công tác điều khiển ở xe. Một số xe ô tô điện trẻ em có công tắc chọn chế độ điều khiển hoặc tự lái ngay trên xe. Vì vậy, có thể bé đã vô tình ấn vào chế độ tự lái thì bạn cần phải kiểm tra và bật lại công tắc để chuyển sang chế độ điều khiển.

Nếu không phải do lỗi công tắc thì bạn quay ra kiểm tra các chi tiết sau:

  • Pin: Đây cũng là yếu tố cần quan tâm khi sửa ô tô điện trẻ em. Hầu hết các xe không nhận điều khiển là do pin lỏng và bạn cần thay pin để xe có thể hoạt động bình thường.
  • Điều khiển lỏng: Khi đã chắc chắn thay pin chuẩn vào mà không thấy đèn sáng thì có nghĩa là điều khiển có vấn đề.
  • Dò tần số: Tắt xe đi sau đó bấm nút điều khiển tầm 5s và tiếp tục giữ thêm 2s nữa. Khi đó thấy đèn trên điều khiển trên xe thay đổi trạng thái là được. Một số xe ô tô điện có cách dò sóng khác, vui lòng liên hệ tới hỗ trợ kỹ thuật để được hướng dẫn cụ thể về cách sửa khi ô tô điện không điều khiển được.

2. Xe không có nhạc, hư còi hay đèn không sáng

Đa số các xe điện đều có loa để phát nhạc hoặc còi để các bé có thể vừa nghe, vừa chơi lái xe. Nếu đột nhiên không phát ra âm thanh khi bé bấm nút thì có thể do hệ thống dây điện nối vào loa bị tuột dây/đứt dây có thể do chạy trong địa hình gập ghềnh.

Tương tự như đèn xe, có thể do hệ thống điện nối vào đèn bị tuột dây/đứt dây, vì vậy bố mẹ muốn sửa xe điện trẻ em thì hãy kiểm tra phần dây của xe và chỉ cần nối lại dây là được. Đây là lỗi sửa ô tô điện trẻ em dễ điều chỉnh nhất.

3. Cắm sạc xe điện trẻ em không vào

Vấn đề sạc xe là vấn đề mà ba mẹ thường xuyên gặp phải khi sửa ô tô điện trẻ em. Một số xe chỉ sử dụng vài ngày hoặc thậm chí để lâu cũng không sạc được. Những nguyên nhân không sạc được ô tô điện là do:

  • Hỏng lỗ cắm sạc: Kiểm tra lỗi này bằng cách dùng một củ sạc tương tự vào xe, nếu sạc vào thì củ sạc hỏng và cần được thay mới ngay lập tức.
  • Ắc quy: Sử dụng lâu ngày hoặc không sử dụng thì chân sạc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến ắc quy bị hỏng, không tích được điện. Do đó, bố mẹ cần kiểm tra và thay ắc quy để sạc được xe.

Cắm sạc xe điện trẻ em

4. Chân ga xe điện trẻ em

Chân ga xe điện là bộ phận giúp bé đạp ga để xe hoạt động tiến hoặc lùi trong khi bé tự lái và đây cũng là lỗi thường gặp khi sửa chữa xe ô tô điện trẻ em. Hiện nay, trên thị trường chân ga trong xe ô tô điện trẻ em có 2 loại một là loại lá đồng, hai là loại công tác. Thế nên, hãy kiểm tra kĩ khi sửa ô tô điện trẻ em để có hiệu quả nhất.

  • Đối với xe sử dụng chân ga là lá đồng: Bạn xem khoảng cách giữa hai lá đồng khi đạp ga có tiếp xúc với nhau không. Nhiều trường hợp xe hoạt động nhiều nên hai lá đồng cách xa nhau và không tiếp xúc được. Hoặc kiểm tra xem có bị bẩn hay bị gỉ không và vệ sinh chỗ đó đi.
  • Đối với xe sử dụng công tác: Bạn hãy tháo giắc ra và cắm trực tiếp với nhau xem xe có hoạt động hay không, nếu xe vẫn hoạt động thì hỏng công tác chân ga và thay thế, nếu không hoạt động thì hãy kiểm tra mạch nguồn và dây điện.

5. Đường điện trên xe

Các đường điện trên xe sẽ được sẽ bọc khá kín, ít khi quan tâm đến khi sửa ô tô điện trẻ em. Tuy nhiên, dây điện cũng có thể bị ảnh hưởng khi xe để lâu ngày không dùng đến và có thể bị chuột cắn nát dây. Để tự sửa ô tô điện trẻ em khi dây điện bị hư thì bạn nên tìm đặt mua mua bộ dây hoàn chỉnh để về lắp. Còn khi dây điện bị đứt ít thì hãy đấu nối và dùng băng dính để dán lại và xe sẽ hoạt động bình thường.

6. Ắc quy xe điện bị hỏng

Ắc quy xe ô tô điện bị hỏng là bình bị chết và không cấp điện cho xe được, sạc xe không vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bình lâu đã bị chai, hoặc xe lâu ngày không sử dụng.

Cách kiểm tra bình ắc quy bị hỏng đơn giản và dễ dàng nhất:

  • Thứ nhất, nếu xe dễ dàng tháo bình ắc quy ra vào động cơ, lúc này bạn chỉ cần đấu nối 2 cực của bình ắc quy xe điện với 2 cực của động cơ. Nếu động cơ hoạt động bình thường thì ắc quy còn dùng tốt và ngược lại bình ắc quy bị hỏng khi động cơ không hoạt động.
  • Thứ hai, đơn giản hơn đó chính là bạn có thể dùng dây điện đấu nối với bình ắc quy sau đó chạm 2 của đỏ đen đó với nhau. Nếu thấy hiện tượng đánh lửa hoặc có khói thì cho thấy bình ắc quy hoạt động bình thường.

Ắc quy xe điện trẻ em

7. Mạch xe ô tô điện trẻ em

Mạch xe được coi là trái tim của ô tô điện trẻ em, nó là bộ phận chính cấp nguồn điện cho xe hoạt động. Đây được xem là lỗi khá phức tạp khi sửa ô tô điện trẻ em nhưng cũng không quá khó nếu chuyên tâm theo dõi.

Những lỗi liên quan đến mạch sẽ kiểm tra nhiều chi tiết và thao tác hơn khi sửa ô tô điện trẻ em. Ví dụ: Khi xe trẻ không thể rẽ trái phải được thì chúng ta phải kiểm tra ở nhiều khía cạnh.

  • Thứ nhất: Xe không rẽ phải trái khi điều khiển mà vẫn được khi dùng vô lăng thì phải xem xét điều khiển, động cơ lái hoặc mạch nguồn.
  • Thứ hai: Kiểm tra động cơ lái ở gầm đầu nối. Nếu động cơ hoạt động tốt thì lỗi do mạch nguồn gây nên.

8. Cầu chì ô tô điện trẻ em

Các cầu chì thường được nối trực tiếp với cực dương của bình ắc quy. Vậy nên, nếu cầu chì hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến sạc điện không vào hoặc xe đi được một đoạn là dừng lại. Đây cũng là lỗi thường gặp phải khi sửa ô tô điện trẻ em.

Các cách kiểm tra cầu chì ô tô điện trẻ em khá đơn giản:

  • Cách 1: Nếu động cơ rời thì đấu thêm cầu chì vào động cơ để kiểm tra. Nếu động cơ vẫn không hoạt động thì cầu chì hỏng.
  • Cách 2: Rút 1 cực của cầu chì ra và nối với bình ắc quy. Khi đấu trực tiếp mà xe hoạt động thì là lỗi của cầu chì.

Cầu chì ô tô điện trẻ em

Bảng giá chi phí sửa xe ô tô điện tại nhà

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường có dịch vụ sửa ô tô điện trẻ em tại nhà. Thay vì bạn phải chở ô tô, xe máy điện đi sửa thì bây giờ bạn không phải mất thời gian di chuyển cũng như chờ đợi.

Các lợi ích khi thuê dịch vụ sửa ô tô điện trẻ em tại nhà:

  • Có mặt nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra tổng thể xe kỹ càng, gọn lẹ.
  • Tiến hành sửa chữa, bàn giao và có biên nhận bảo hành.

Các chi phí khi sửa ô tô điện trẻ em tại nhà:

  • Chi phí đi lại.
  • Công sửa xe điện tại nhà.
  • Giá phụ tùng, phụ kiện.

Nếu bạn đang tìm những dòng xe máy điện và xe mô tô dành cho trẻ em bền đẹp và giá cả cực kỳ phải chăng thì hãy đến ngay với Kidcar123. Tại đây, các sản phẩm đều được nhập khẩu từ những nơi uy tín nên đảm bảo rất cao về chất lượng.

Trên đây là cách sửa xe ô tô điện trẻ em giá rẻ phổ biến thường gặp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Chúng tôi cũng nêu những cách khắc phục cho từng lỗi cụ thể. Rất hy vọng sẽ giúp ích được nhiều bạn có xe điện bị hư hỏng.

Chủ Đề