Hướng dẫn sử dụng máy chụp ảnh Canon EOS 70D

Mưa phùn gió bấc thì chịu, rơi vỡ thì xin đừng

Hà Nội những ngày sau Tết mới bắt đầu trở lạnh và mưa phún kéo dài đến cả tuần. Chúng tôi thường không thích mang những con khủng long như Canon 1Ds theo người hàng ngày, nhưng cũng ái ngại với những chiếc dòng không gương lật mong manh. Vẫn là DSLR với khả năng chống chịu thời tiết, nhưng 70D lại được làm với lớp vỏ ngoài cùng từ nhựa Polycarbonate chứ không phải hợp kim magie, nên không khiến chiếc balo trên lưng quá nặng nề, gây khó khăn khi di chuyển. Khi kết hợp với các ống kính cao cấp như Canon 24-105mm L thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm sáng tác ngoài đường phố.

Trọng lượng 70D gần tương đương so với người anh em 6D có cảm biến Full Frame, nhưng vẫn nhẹ hơn chiếc 7D, và mỏng hơn một chút so với kẻ đi trước là 60D. Có lẽ khả năng chịu lực của 70D cũng không cao, nhất là phía màn hình trước.

Chụp ảnh, quay phim dễ như smartphone

Việc làm quen với 70D không khó, nhất là với những người đã từng sử dụng máy DSLR mới của Canon. Gần như thiết kế của 60D được bưng sang cho 70D với một vài thay đổi về kỹ thuật, và cả pin lẫn sạc vẫn sử dụng chung được. Một số người có thể không hài lòng với thiết kế 1 khe thẻ nhớ SD, không hỗ trợ thẻ dự phòng nên đôi khi mất ảnh do lỗi thẻ mà không khôi phục được. Còn các nút điều khiển trên thân máy vẫn được dồn chủ yếu sang tay phải giúp tay trái tiện thao tác với màn hình và ống kính.

Nhưng thứ thân thiện nhất trên chiếc máy ảnh này chính là công nghệ cảm ứng điện dung mà Canon mới áp dụng vào màn hình xoay lật của chiếc máy ảnh này. Giao diện tùy chỉnh của 70D được thay đổi đôi chút, chủ yếu trong phần Info để cảm ứng tiện lợi hơn, trở thành tương tự phần mềm chụp ảnh trên nhiều smartphone hiện nay. Lướt trên màn hình này, chúng tôi có thể zoom ảnh, chọn điểm lấy nét hay thay đổi thông số chụp dễ đến mức ngay cả người mới cầm máy cũng chẳng gặp khó khăn gì. DSLR đã trở nên thân thiện như vậy để đối đầu với smartphone!

Lấy nét khi quay phim chẳng còn khó khăn

Màn hình cảm ứng này còn đắc lực hơn trong khi quay phim, giúp chọn 1 trong 19 điểm lấy nét dạng chữ thập [so với chỉ 9 điểm trước đây] rất đơn giản. Nâng cấp đáng kể thứ 2 của 70D là công nghệ Dual-Pixel CMOS AF cũng chủ yếu tăng cường khả năng của việc quay phim, cho phép sử dụng công nghệ lấy nét hơn trong chế độ Live View êm, nhanh và chính xác đạt tương đương với lấy nét theo pha khi chụp ảnh thông thường. Đặc biệt, khi kết hợp với ống kính có công nghệ STM như KIT 18-135mm thì 70D hoạt động êm ái không khác nhiều một hệ thống máy quay phim. Về hiệu quả quay phim, công nghệ này không khác nhiều so với các máy SLT của Sony ra đời vài năm trước.

Ở khía cạnh khác, khả năng lấy nét của 70D trong mọi chế độ chưa phải hoàn hảo trong mọi trường hợp. Thử với một cái thùng các tông trơn hay bức tường trắng, hoặc đơn giản hơn là bàn phím máy tính màu đen chữ trắng, 70D điều khiển ống kính thò thụt một lúc và tỉ lệ lấy nét thành công khá thấp. Tuy vậy, chúng tôi ghi nhận căn bệnh lấy nét sai [front/back focus] khi chọn các điểm lấy nét ở cạnh ở chế độ chụp liên tiếp như các thế hệ trước đây không còn xuất hiện trên 70D.

Với nhiều người, chụp ảnh đời thường hay sự kiện, sân khấu là một thú vui không thể bỏ khi cầm máy ảnh. Nhưng ở khoản này 70D thì Canon vẫn chưa vượt qua được các máy ảnh không gương lật. Chế độ Silent Shutter mới chỉ giảm tiếng ồn màn trập xuống nhẹ hơn nhưng vẫn nghe thấy rõ ràng. Lời khuyên của chúng tôi là chuyển sang chế độ Live View để giảm cả tiếng gương lật.

Chụp đêm tốt hơn

Với ánh sáng ban ngày, cảm biến mới của 70D với độ phân giải cao hơn [20MP so với 18MP của 60D] không phát huy được ưu điểm vượt trội cả về độ chi tiết lẫn màu sắc. Ảnh JPG của 70D mặc định được Canon tăng độ nét lên chút ít. Sự xuất hiện của bộ xử lý Digic 5+ có tốc độ xử lý nhanh hơn gấp 17 lần so với Digic 4 trên 60D dễ nhận thấy chỉ tập trung đem lại khả năng chụp nhanh hơn, tăng từ 5,3 lên 7 hình mỗi giây ở chế độ chụp liên tiếp.Với tốc độ chụp nhanh và khả năng bắt nét [tracking AF] khá tốt, 70D phần nào có thể hỗ trợ việc chụp thể thao, động vật ở mức cơ bản.

Cho đến khi chụp với ánh sáng trong phòng hay những nơi thiếu sáng, điểm ưu việt của 70D mới dần bộc lộ. Tuy với cảm biến Full Frame, nhưng khả năng khử nhiễu của 70D gần tương đương với mẫu máy ảnh Full Frame Nikon D600, nhưng vẫn khó có thể đạt tới khả năng của Canon 6D ở khoản này. Ngay cả ở ISO khá cao như 6.400, tổng thể ảnh vẫn khá sạch sẽ. Còn lên cao hơn, ảnh vẫn sạch nhưng khá nhiều chi tiết bị mất. Do vậy, chúng tôi yên tâm để máy tự động chọn ISO trong mức 100-6.400.

Một trong những điểm cần quan tâm nhất trên 70D là cân bằng trắng tự động dưới ánh đèn dây tóc luôn ngả màu hổ phách. Phong cách này được Canon duy trì trên một số máy DSLR phổ thông và bán chuyên với lý do tạo cảm giác tự nhiên, chân thật. Trong một số trường hợp, máu tím có phần hơi tối so với thực tế, nhưng tông màu da người trong ánh sáng tốt lại rất ưa nhìn. Có lẽ đây là mấu chốt để Canon thu hút phần lớn khách hàng không chuyên vốn thích chụp chân dung nhiều.
Khởi đầu đầy tự tin
Với mức giá trên dưới 20 triệu cho riêng thân máy, 70D hẳn phải là sự đầu tư khá nghiêm túc với những người mới bước chân vào nhiếp ảnh. Nhưng với khả năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người dùng thì mức giá này cũng khá xứng đáng. Thậm chí, dân chuyên nghiệp cũng có thể sử dụng 70D như một máy dự phòng để phục vụ quay phim, nếu sợ quay phim nhiều bằng máy chính sẽ gây hại cảm biến ảnh.

Video liên quan

Chủ Đề