Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Chiến thuật giao dịch theo Supply Demand Zone hay vùng cung cầu là một trong những chiến thuật giao dịch forex hiệu quả, giúp nhiều trader kiến được lợi nhuận. Chiến thuật này dựa trên quy luật về cung cầu, được biên tập lại khá chi tiết bởi tác giả Alfonso Moreno.

Vậy vùng Supply Demand là gì? Làm thế nào để xác định và vẽ được vùng supply demand chuẩn xác nhất?

Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Vùng Supply Demand là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia: “Supply demand zone, hay lý thuyết về cung cầu là những vùng giá xảy ra tranh chấp hay mất cân bằng giữa bên mua và bên bán“

Như các bạn đã biết, trên thị trường forex tồn tại 2 trường phái:

  • Các tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ, luôn luôn phát sinh các giao dịch mua bán giữa những người này.
  • Các tổ chức lớn họ mua hoặc bán với hàng ngàn lot, khác với nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ trade với ít hơn 10 lot.
    Có thể bạn quan tâm: Thị trường Forex là gì

Vì khối lượng đặt lệnh là rất lớn, các lệnh có thể không được khớp trong cùng một thời gian, và phải thực hiện với những lot nhỏ hơn rất nhiều.

Chúng được gọi là các lệnh chờ không được thực hiện và gọi là “Unfilled Order”, các bạn có thể tạm hiểu là lệnh chờ, tương lai khi mức giá quay về các điểm này, giá sẽ khớp lệnh thanh khoản và đảo chiều đi tiếp.

Giá sẽ giằng co trước khi đảo chiều hình thành nên một khu vực, ta gọi đó là Base

Cung [Supply] là gì?

  • Khi cung vượt quá cầu, thì có sự dịch chuyển trong giá. Giá đi xuống do số lượng hàng hoá sản xuất quá nhiều và thị trường không có nhu cầu đối với số lượng hàng hóa này.
  • Giá di chuyển xuống do các lệnh bán nhiều hơn lệnh mua [mất cân bằng giữa người bán và người mua]. Giá sẽ giằng co trước khi giảm hẳn, hình thành nên một khu vực gọi là vùng cung [supply].
  • Chúng ta tìm cơ hội bán đi trong tương lai khi giá hồi lại vùng cung này [supply zone] [Sz]
  • Có 2 vùng supply: đảo chiều và tiếp diễn

Cầu [Demand] là gì?

  • Khi cầu vượt quá cung, thì có sự dịch chuyển trong giá cả. Giá được đẩy lên cao do nhu cầu hàng hóa tăng và thiếu nguồn cung cấp.
  • Giá tăng cao do người mua nhiều hơn người bán [mất cân bằng]
  • Giá sẽ có sự gằng co trước khi tăng, chúng ta gọi là vùng “cầu”. Chúng tôi tìm mua trong tương lai nếu giá hồi lại vùng cầu.
  • Có 2 vùng demand: Vùng đảo chiều và tiếp diễn

Giá dịch chuyển trên các thị trường tài chính nói chung, thị trường forex nói riêng là do sự mất cân bằng giữa người mua và người bán…

Tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là xác định đâu là vùng thể hiện sự mất cân bằng lớn và chúng ta đặt lệnh chờ ở đó để trade khi giá trở về vùng này.

Đây là điểm cốt lõi của phương pháp giao dịch theo chiến thuật cung cầu.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giao dịch hành động giá Price Action

Cách vẽ vùng Supply Demand chuẩn xác

Để vẽ được vùng cung cầu chúng ta có 4 nguyên tắc:

  • Khi chỉ có một cây nến trong vùng base. Thì cây nến đó chính là base.
  • Khi có nhiều hơn 1 cây nến , những không được vượt quá 6 nến trong base thì bất cứ cây nến nào có thân nến bé hơn 50% toàn bộ nến thì được tính là một phần của base
  • Khi nến có thân

Chủ Đề