Bộ y tế hướng dẫn nhiễm khuẩn năm 2024

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ouàn lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ [để b/c]; - Quyền Bộ trưởng [để b/c]; - Các Thứ trưởng [để phối hợp]; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB; - Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN

[Ban hành kèm theo Quyết định số 2355/QĐ-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2022 của Bộ Y tế]

Chỉ đạo biên soạn:

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế

Chủ biên:

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Tham gia biên soạn và thẩm định:

TS. Nguyễn Trọng Khoa

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

ThS. Hà Thị Kim Phượng

Trưởng Phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

PGS. TS. Lê Thị Anh Thư

Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng

Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam

ThS. Trần Hữu Luyện

Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam

TS. Huỳnh Minh Tuấn

Trưởng khoa KSNK, BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

TS. Trương Anh Thư

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai

BS. CK2. Nguyễn Thành Huy

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trung ương Huế

TS. Phùng Mạnh Thắng

Trưởng khoa KSNK, Bệnh viện Chợ Rẫy

TS. Lê Kiến Ngãi

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Nhi Trung ương

TS. Nguyễn Thị Kim Phương

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV TƯ Quân đội 108

ThS. Lê Thị Thanh Thủy

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi đồng 1

TS. Vũ Quang Hiếu

Nhóm bệnh truyền nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam

TS. Bùi Thị Thu Hiền

Trưởng nhóm Xét nghiệm, CDC Hoa Kì tại Việt Nam

TS. Bùi Khánh Chi

Chuyên viên KSNK, CDC Hoa Kì tại Việt Nam

Thư ký biên soạn:

ThS. Trần Ninh

Hiệp Hội các phòng xét nghiệm y tế công cộng Hoa Kỳ

ThS. Đoàn Quỳnh Anh

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

BSCKI. Đoàn Quang Hiệt

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

HƯỚNG DẪN

PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH [Ban hành theo Quyết định số 2355/QĐ-BYT ngày 30/08/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế]

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-CoV-2

SÀNG LỌC VÀ CÁCH LY NGƯỜI XÁC ĐỊNH NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM SARS-COV-2

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

VỆ SINH TAY

XỬ LÝ DỤNG CỤ

XỬ LÝ ĐỒ VẢI

VỆ SINH KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG

VỆ SINH KHỬ KHUẨN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI XÁC ĐỊNH NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM SARS-COV-2

LẤY, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TẠI KHOA VI SINH, KHOA XÉT NGHIỆM

PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-CoV-2 Ở NB THẬN NHÂN TẠO

PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-COV-2 KHI THỰC HIỆN THỦ THUẬT, PHẪU THUẬT

XỬ LÝ THI HÀI NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM SARS-CoV-2

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM SARS-COV-2 CHO NGƯỜI NHÀ VÀ KHÁCH THĂM

QUẢN LÝ NHÂN VIÊN Y TẾ PHƠI NHIỄM VỚI SARS-COV-2

KIỂM SOÁT THÔNG KHÍ TẠI KHU VỰC THĂM KHÁM, ĐIỀU TRỊ NB COVID-19

XỬ LÝ CHẤT THẢI

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG

PHỤ LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT

COVID-19:

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2

HEPA:

Bộ lọc khí hiệu quả cao [High efficiency particulate air filter]

KBCB:

Khám bệnh, chữa bệnh

KSNK:

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB:

Người bệnh

NVYT:

Nhân viên y tế

Pa:

Pascal

PHCN:

Phòng hộ cá nhân

PNC:

Phòng ngừa chuẩn

UVC

Tia cực tím C

VST:

Vệ sinh tay

XN:

Xét nghiệm

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong phạm vi của Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Buồng đệm [Anteroom]: là buồng nhỏ nằm giữa hành lang và buồng cách ly, là nơi chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho buồng cách ly.

Nhân viên y tế [Health care worker]: là tất cả công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [KBCB] có liên quan đến khám, điều trị, chăm sóc người bệnh [NB] như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, nhân viên vật lý trị liệu, nhân viên xã hội, tâm lý, dược sĩ, nhân viên vệ sinh....

Lây truyền qua đường tiếp xúc [Contact transmission]: là phương thức lây truyền phổ biến nhất. Lây truyền qua đường tiếp xúc chia thành 2 nhóm:

- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: vi sinh vật được truyền từ người này sang người khác do sự tiếp xúc trực tiếp giữa mô hoặc tổ chức của cơ thể [gồm cả da và niêm mạc] người này với da, niêm mạc người khác mà không thông qua vật trung gian hoặc người trung gian bị nhiễm.

- Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng, bàn tay bị ô nhiễm.

Lây truyền qua đường tiếp xúc là đường lây truyền chủ yếu nhất làm lan truyền vi sinh vật từ NB này sang NB khác hay từ nhân viên y tế [NVYT] sang NB và ngược lại. NVYT có những hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với NB, với máu hoặc dịch cơ thể từ NB có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc làm lan truyền bệnh trong cơ sở KBCB.

Lây truyền qua đường giọt bắn [Droplet transmission]: lây truyền qua đường giọt bắn xảy ra khi niêm mạc của người nhận [niêm mạc mũi, kết mạc và ít gặp hơn là niêm mạc miệng] gặp phải những giọt bắn mang tác nhân gây bệnh có kích thước ≥ 5μm. Các hạt này chứa các vi sinh vật gây bệnh tạo ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khi thực hiện một số thủ thuật [hút, đặt nội khí quản, vật lý trị liệu lồng ngực, hồi sức tim phổi...]. Lây truyền qua giọt bắn khi có tiếp xúc gần [< 2 mét giữa NB và người tiếp xúc gần]. Các tác nhân gây bệnh lây truyền theo giọt bắn thường gặp như: vi sinh vật gây viêm phổi, ho gà, bạch hầu, cúm, SARS, quai bị, Ebola, SARS-CoV-2...

Lây truyền qua đường không khí [Airborne transmission]: là lây nhiễm qua các tiểu phần không khí hay qua các giọt dịch siêu nhỏ lơ lửng trong không khí [aerosol] có kích thước 2,5 Pa [mức nước 0,01 inch]

Chênh lệch dòng khí

[tốc độ xả khí so với tốc độ cấp khí]

\> 125 cfm [56 l/s]

Phòng kín

Phòng phải kín, cho phép rò khí qua một khoảng diện tích ~ 0,046m2

Hướng dòng khí trong phòng

Đi từ vùng sạch sang vùng bẩn [ví dụ: đi từ hành lang vào phòng cách ly, tới giường NB]

Chênh lệch áp suất lý tưởng

\> - 2,5 Pa

Khí xả

Xả thẳng ra ngoài môi trường nếu khu vực xung quanh ống xả không có người qua lại;

Hoặc lọc qua màng HEPA nếu không khí được luân hồi trở lại vào các khu vực khác.

5.3 Đánh giá hiệu suất thông khí tự nhiên

Để thực hiện đánh giá hiệu suất thông khí tự nhiên của một phòng hay khu vực xác định, cần xem xét đặc điểm của không gian cần đánh giá, hướng dòng khí cũng như tính toán tốc độ thông khí.

5.3.1 Các đặc điểm chỉnh về không gian cần xem xét bao gồm:

- Các hoạt động thường được thực hiện trong phòng/khu vực, có thủ thuật tạo khí dung hay không.

- Số lượng người thường có mặt trong phòng/khu vực.

- Hướng di chuyển của NVYT, NB, người chăm sóc; vị trí của giường bệnh so với vị trí của NVYT.

- Tất cả đường đi vào và thoát ra của không khí, có bị chắn bởi đồ đạc hay vật cản nào không.

- Loại thông gió hiện đang sử dụng [tự nhiên, cơ học, phối hợp].

Các đặc điểm này sẽ giúp xác định được phần nào hướng di chuyển của dòng khí và định hướng tốc độ, lưu lượng không khí cần đạt

5.3.2. Hướng dòng khí có thể được đánh giá bằng hai cách:

- Định lượng: sử dụng áp kế để đo chênh lệch áp suất giữa các phòng

- Định tính: sử dụng ống tạo khói hoặc que hương. Căn cứ vào hướng luồng khói di chuyển để xác định hướng dòng khí. Lưu ý không sử dụng que hương tại các khu vực dễ cháy nổ, ví dụ nơi sử dụng oxy.

5.3.3. Tốc độ thông khí:

Tốc độ thông khí được tính toán dựa trên vận tốc gió và diện tích khoảng mở nhỏ nhất của phòng/khu vực.

- Diện tích khoảng mở nhỏ nhất là diện tích nhỏ nhất thường được mở của cửa sổ hay cửa chính, ví dụ cửa mở rộng hoàn toàn [100%] hay chỉ mở một nửa [50%], được tính bằng công thức:

Diện tích mở [m2] = chiều cao lúc cửa mở x chiều rộng lúc cửa mở

- Tốc độ thông khí được tính bằng công thức sau

- Số lần luân chuyển không khí mỗi giờ [ACH] áp dụng cho thông khí tự nhiên được tính theo công thức sau:

k = 0.65 khi có thông khí ngang phòng

k = 0.05 khi có thông khí một bên

6. Trách nhiệm

- Khoa KSNK có nhiệm vụ tư vấn, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy định về thông khí trong các khu vực chăm sóc, điều trị NB COVID-19.

- Phòng Vật tư thiết bị Y tế chịu trách nhiệm lựa chọn, lắp đặt và bảo trì các thiết bị thông khí phù hợp điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tham gia các khoá đào tạo quản lý, vận hành hệ thống thông khí và về đào tạo, tập huấn lại cho toàn thể nhân viên chuyên trách quản lý hệ thống thông khí.

- Đơn vị thăm khám, điều trị người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2: đảm bảo tuân thủ các quy định phòng tại khu vực mình quản lý.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: giám sát thực hiện, tiếp nhận và báo cáo xin ý kiến Ban lãnh đạo bệnh viện giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện quy định này.

XỬ LÝ CHẤT THẢI

1. Mục đích

- Nhân viên y tế, người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 thực hiện đúng quy trình phân loại, cô lập, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ khu vực cách ly.

- Ngăn ngừa phát tán SARS-CoV-2 từ chất thải ra môi trường và cộng đồng.

- Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

2. Nguyên tắc

- Tất cả chất thải phải được thu gom xử lý ngay tại nơi phát sinh từ khu vực sàng lọc, khu vực cách ly của người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 đều được coi là chất thải lây nhiễm, cần được thu gom trong túi nilon và thùng kín màu vàng có biểu tượng nguy hại sinh học.

- Bảo đảm không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế từ khu vực sàng lọc, khu vực cách ly của người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; bảo đảm an toàn cho NVYT và người tham gia quản lý chất thải y tế.

- Chất thải y tế khi đưa ra ngoài phải cho vào một túi chất thải màu vàng trước khi chuyển xuống nhà chứa chất thải tập trung của bệnh viện, ghi cảnh báo “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.

- NVYT và người tham gia quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường phải được trang bị đầy đủ Phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp khi đang làm việc.

3. Phạm vi áp dụng

NVYT, người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, người nhà NB, khách thăm tại các khu vực thăm khám, chăm sóc, điều trị hoặc tiếp nhận, xử lý bệnh phẩm, chất thải của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

4. Phương tiện

- Thùng và túi nilon dùng cho thu gom chất thải y tế lây nhiễm theo đúng quy định [màu vàng, có biểu tượng chất thải lây nhiễm] khu vực cách ly.

- Phương tiện PHCN [mũ, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo, ủng cao su/bao giầy] cho người thu gom, xử lý, quản lý chất thải y tế.

5. Biện pháp thực hiện

- Chất thải là bệnh phẩm của người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm SARS-CoV-2 phải được xử lý an toàn theo hướng dẫn xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi đưa vào hệ thống xử lý tập trung.

- Tất cả chất thải rắn phát sinh trong khu vực khám sàng lọc, khu cách ly và khu vực có liên quan đến người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 phải được thu gom ngay vào thùng, hộp hoặc túi thu gom chất thải lây nhiễm.

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm tại nơi lưu giữ tạm thời phải được đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của cơ sở y tế ít nhất 2 lần/ngày.

- Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định.

- Chất thải phải được vận chuyển đến nơi tập trung chất thải của bệnh viện ít nhất 2 lần/ngày và khi có yêu cầu.

- Trước khi vận chuyển tới nơi tập trung chất thải của bệnh viện, chất thải phải được gói kín trong túi ni-lon màu vàng ngay trong buồng cách ly sau đó đặt vào một túi thu gom khác màu vàng bên ngoài buồng cách ly và dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.

- Khi đã chuyển chất thải tới nơi tập trung chất thải của bệnh viện, chất thải được xử lý tiêu hủy tập trung như những chất thải lây nhiễm cao khác. Tuyệt đối không mở túi chất thải này khi lưu giữ, vận chuyển và xử lý.

- Chất thải lỏng như phân, nước tiểu phát sinh từ buồng cách ly hoặc khu vực cách ly cần được thu gom theo hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế chung của bệnh viện. Trường hợp cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, chất thải lỏng từ khu vực cách ly phải được thu gom và xử lý khử khuẩn bằng dung dịch hóa chất chứa 1,0% Clo hoạt tính trước khi thải ra môi trường.

- Chất tiết đường hô hấp [đờm, rãi, dung dịch họng, dịch phế quản] của NB phải được xử lý bằng dung dịch 1,0 % Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 10 phút sau đó thu gom theo quy định của đơn vị điều trị.

- Tại các đơn vị có lò hấp nhiệt độ cao chất thải rắn và bệnh phẩm phát sinh từ phòng xét nghiệm cần được hấp ở nhiệt độ 121°C trong 20 phút trước khi chuyển tới nơi tập trung chất thải và xử lý theo quy định.

- Vận chuyển, xử lý tập trung: Thùng đựng chất thải lây nhiễm phải đáp ứng đúng quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế và có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”, có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy. Chất thải lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày. Thời điểm và lối đi vận chuyển chất thải nên tránh đông người.

6. Kiểm tra và giám sát

- Khoa KSNK, phòng Điều dưỡng, trưởng khoa và điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý chất thải người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

- Báo cáo ngay cho các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, Ban phòng chống dịch COVID-19 và lãnh đạo bệnh viện khi có sự cố hoặc bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến phát tán nguồn nhiễm từ chất thải.

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG

1. Mục đích

- Đảm bảo nhân viên làm việc tại các khu vực chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý máy móc sau khi sử dụng cho NB.

- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và các tác nhân gây bệnh khác từ NB sang NVYT, NB khác, khách thăm và phát tán ra môi trường xung quanh NB và cộng đồng.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Tất cả các máy móc, thiết bị sau khi sử dụng cho người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2 tại các đơn vị:

+ Đơn vị nội soi chẩn đoán và nội soi phẫu thuật, thủ thuật.

+ Đơn vị chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

3. Nguyên tắc thực hiện

- Tất cả các dụng cụ, máy móc dùng trong chẩn đoán, thăm dò chức năng hay điều trị đều phải coi như là những vật dụng có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

- Tùy theo các loại máy móc, thiết bị dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ, thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu để xử lý [Xem thêm Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tái sử dụng trong cơ sở KBCB do BYT ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT , Hướng dẫn xử lý dụng cụ nội soi trong chẩn đoán và điều trị do BYT ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT].

- Nhân viên làm công tác xử lý cần phải mang đủ và đúng phương tiện PHCN tùy theo tình huống tiếp xúc.

- Phải xây dựng quy định, quy trình các hướng dẫn cụ thể và tập huấn về phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở NB có nội soi, chiếu, chụp X-quang, CT-Scan... cho tất cả các NVYT có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của NVYT.

- Khai báo nguy cơ tiếp xúc cho người có trách nhiệm giám sát dịch tễ học và bộ phận tổ chức bệnh viện.

4. Các bước thực hiện

4.1. Quy định

- Không sử dụng CT-Scan nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện viêm phổi do SARS-CoV-2, hoặc coi như là 1 thử nghiệm đầu tiên để chẩn đoán cho SARS-CoV-2.

- Triển khai CT-Scan một cách tiết kiệm [nếu không, trong đợt bùng phát dịch sẽ không có đủ nguồn lực thực hiện]. Chỉ áp dụng cho những NB nhập viện, có triệu chứng với chỉ định lâm sàng cụ thể cần CT-Scan.

- Cần tuân thủ các quy trình phù hợp trước khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh và chức năng [ví dụ: chụp X-quang hoặc CT-Scan...] NB đầu tiên, giữa hai NB và NB tiếp theo.

4.2. Cách thực hiện

Khi có trường hợp người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, các đơn vị có liên quan cần phải tuân thủ như sau:

- Khoa lâm sàng:

+ Phải gọi điện thông báo trước cho khoa Chẩn đoán hình ảnh để khoa Chẩn đoán hình ảnh chuẩn bị phòng đảm bảo an toàn không lây nhiễm.

+ Nhân viên chuyển bệnh mang phương tiện PHCN [khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn].

+ NB mang khẩu trang y tế. Trong trường hợp NB suy hô hấp, hôn mê, không tự đi được cần cho chụp X-quang, siêu âm, nội soi... tại giường hoặc sử dụng bóp bóng qua mask hoặc nội khí quản [có lắp bộ phận lọc khí thở ra].

- Khu vực chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:

+ Bố trí phòng/khu vực chụp X-quang, siêu âm... riêng cho các đối tượng nghi ngờ hoặc nhiễm SARS-CoV-2 [phòng/khu vực cuối dãy, nếu điều kiện cho phép].

+ Bố trí đường di chuyển [hạn chế khu vực đông người, nhiều người qua lại], thùng đựng chất thải trong khu vực chẩn đoán hình ảnh và chức năng.

+ Trang bị đầy đủ dung dịch VST, hóa chất khử khuẩn bề mặt, phòng và trang thiết bị [xem phần Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường].

+ Khi chẩn đoán hình ảnh và chức năng nên tắt thông khí máy lạnh [nếu đang sử dụng thông khí áp lực dương, hoặc đang sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm].

+ Nhân viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh và chức năng cần mang đầy đủ phương tiện PHCN [tùy theo tình huống tiếp xúc cụ thể với NB sẽ mặc các loại phương tiện PHCN phù hợp].

+ Đơn vị VSMT hoặc nhân sự được phân công mang phương tiện PHCN [khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn, tạp dề, găng tay] để vệ sinh, lau các loại bề mặt.

Lưu ý:

* Sử dụng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh và chức năng tại giường dành cho các NB suy hô hấp, hôn mê, không tự đi được.

* Bề mặt trên các máy cần được làm sạch, và có thể sử dụng công cụ che phủ dễ vệ sinh hoặc dùng một lần.

* Các bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh và chức năng cần phải được tập huấn cơ bản và diễn tập khi thực hiện kỹ thuật trên người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, đặc biệt là việc sử dụng phương tiện PHCN.

* Việc đọc kết quả và trả kết quả nên thực hiện qua hệ thống mạng.

- Các bước vệ sinh khử khuẩn các máy chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng [X-Quang, siêu âm, nội soi...]

Phần A: Chuẩn bị phương tiện làm sạch khử khuẩn

- Xô hoặc thau nhựa có thể tích thích hợp [nên có chai đựng dung dịch dạng xịt, hộp đựng khăn tẩm hóa chất khử khuẩn];

- Dung dịch Clo 0,1%;

- Khăn lau nhiều loại;

- Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn;

- Bảng kiểm các bộ phận cần vệ sinh khử khuẩn.

Phần B: Chuẩn bị phương tiện PHCN

- Khẩu trang y tế hoặc N95;

- Mắt kính hoặc kính chắn giọt bắn;

- Găng tay sạch cho vệ sinh, găng tay dày khi lau những nơi dính nhiều máu và dịch;

- Tạp dề bán thấm [nếu cần];

- Ủng hoặc bao giày.

Phần C: Các bước thực hiện

Bước 1: Vệ sinh tay và mang phương tiện PHCN

Bước 2: Thu gom các vật sắc nhọn, rác trên các bề mặt cần vệ sinh

Bước 3:

* Bề mặt của xe, hộc đựng máy móc: [1] lau lần 1 với chất tẩy rửa để làm sạch chất hữu cơ bám dính, [2] lau lần 2 với dung dịch Clo hoạt tính có nồng độ 0,1%, [3] để khô trong 10 phút, [4] lau lại với nước sạch.

Trong trường hợp có vương vãi máu dịch lượng nhiều, xử lý như quy trình vương đổ máu dịch [SOP xử lý đổ tràn....], với nồng độ Clo hoạt tính 0,5%.

* Bề mặt máy móc: [1] làm sạch chất hữu cơ, [2] lau bằng khăn tẩm hóa chất khử khuẩn hoặc cồn ít nhất 60 độ. Cần sử dụng hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất máy móc/trang thiết bị.

Bước 4: Bỏ khăn lau bẩn vào túi màu vàng và dán nhãn “Đồ vải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2” ở bên ngoài. Tuân thủ nguyên tắc, quy trình thu gom, xử lý đồ vải/rác thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2.

Bước 5: Cởi bỏ trang phục PHCN và vệ sinh tay. Tháo khẩu trang bên ngoài phòng.

Bước 6: Ghi hồ sơ và đánh dấu bảng kiểm các khu vực, máy móc đã vệ sinh, khử khuẩn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

VÍ DỤ VỀ DỰ TRÙ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Ví dụ: cách tính số lượng phương tiện PHCN cho các tình huống tiếp xúc: Dự trù phương tiện PHCN cho 1 ngày làm việc tại 1 đơn vị điều trị, chăm sóc NB nhiễm SARS-CoV-2.

1. Số NVYT làm việc tại đơn vị điều trị COVID-19 [giả định]

Nhân sự [Cơ số thực tế hàng ngày]

Số người NVYT/Ca

Số ca làm việc/ngày

Tổng số người/ngày

Số điều dưỡng

4

3

12

Số bác sĩ

2

3

6

Nhân viên giám sát

1

3

3

Người hỗ trợ [hộ lý, NV vệ sinh...]

2

3

6

KTV xét nghiệm

2

3

6

Tổng số người

11

33

Tổng số ngày dự trù

1

2. Dự trù lượng phương tiện PHCN theo số NVYT

Nhân sự [Cơ số thực tế hàng ngày]

Số người/ngày

Số bộ phương tiện PHCN cần thiết cho 1 người

Số bộ phương tiện PHCN cần thiết theo vị trí làm việc

Số điều dưỡng

12

2

24

Số bác sĩ

6

2

12

Giám sát viên

3

2

6

Người hỗ trợ [hộ lý, NV vệ sinh...]

6

2

12

KTV xét nghiệm

6

2

12

Số bộ phương tiện PHCN dự phòng

5

Tổng số:

71

Ghi chú:

- Đây là ví dụ về cách tính phương tiện PHCN cho 1 khu vực làm việc. Số lượng và vị trí làm việc của NVYT tùy theo phân công của mỗi đơn vị.

- Các cơ sở KBCB có thể áp dụng cách tính này để tính riêng cho từng loại phương tiện PHCN và cho từng khu vực.

Phụ lục 2:

QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ BÁN THIẾT YẾU KHÔNG THỂ TIỆT KHUẨN: ỐNG SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA, ỐNG SOI PHẾ QUẢN

Phụ lục 3:

QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ BÁN THIẾT YẾU NHÓM HỖ TRỢ HÔ HẤP

Phụ lục 4:

QUY TRÌNH SƠ XỬ LÝ VÀ ĐÓNG GÓI DỤNG CỤ THIẾT YẾU TRƯỚC KHI VẬN CHUYỂN VỀ ĐƠN VỊ XỬ LÝ TẬP TRUNG

Phụ lục 5:

QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ KHÔNG THIẾT YẾU

Phụ lục 6:

DANH MỤC DỤNG CỤ HÔ HẤP HỖ TRỢ VÀ KHUYẾN CÁO PHƯƠNG PHÁP TÁI XỬ LÝ

STT

Danh mục dụng cụ hỗ trợ hô hấp

Sử dụng 1 lấn

Tái sử dụng

Tiệt khuẩn

KK MĐC

KK MĐTB

A

Thở oxy hỗ trợ

1.

Bình làm ẩm oxy

2.

Cannula

3.

Dây nối oxy

4.

Mask oxy ± túi dự trữ

B

Thở máy

1.

Airway

2.

Bóng ambu

3.

Bộ làm ấm + ẩm [Humidifier]

4.

Catheter mount [Ruột gà]

5.

Dây nối hút đàm

6.

Dây thở nhựa PE/PVC

7.

Dây thở silicon

8.

Hệ thống làm nóng

9.

Lọc khuẩn [Filter]

10.

Lọc khí vào

11.

Lọc khí ra

12.

Luỡi đèn đặt NKQ

13.

Mask thở máy

14.

Màn hình máy thở

15.

Thân máy thở

16.

Ống NKQ

17.

Raccord [Co nối]

C

Hệ thống phun khí dung

1.

Bầu phun khí dung

2.

Dây nối

3.

Mask khí dung

4.

Máy phun khí dung

D

Máy gây mê

1.

Bóng giúp thở

2.

Bóng xếp

3.

Buồng chứa chất hấp thu CO2

4.

Dây thở nhựa PE/PVC

5.

Dây thở silicon

6.

Mask gây mê

7.

Van hạn chế áp lực

8.

Van hít vào

9.

Van thở ra

Phụ lục 7:

YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG KHÍ CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Khu vực

Thiết kế thông khí

Hình thức xử lý khí thải

Khu vực nhân viên

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Phân loại, sàng lọc NB

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Phòng chờ

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Nơi lấy mẫu xét nghiệm NB nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2

Thông khí tự nhiên

Thông khí phối hợp

Pha loãng

Lọc HEPA

Đơn vị điều trị NB nhẹ và vừa

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Đơn vị điều trị NB nặng và nguy kịch

Thông khí tự nhiên

Thông khí cơ học

Pha loãng

Lọc HEPA

Khu vực thu gom chất thải

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Nhà đại thể/nhà xác

Thông khí tự nhiên

Pha loãng

Sơ đồ thông khí phối hợp:

Thông khí từ tiên xuống [cụm quạt hỗ trợ kèm tháp hút gió]. Quạt thông gió sẽ giúp dễ dàng kiểm soát ACH theo yêu cầu và đảm bảo luồng khí từ trên xuống liên tục không đổi hướng.

Thông khí phối hợp

Ở các nước khí hậu ẩm, do nhiệt độ và áp suất, luồng không khí sẽ di chuyển một cách tự nhiên theo hướng ngược nhau.

Ví lý do này điều thiết yếu là quạt hút gió cần được bật trạng thái hoạt động bất kỳ khi nào phòng có người.

Phụ lục 8:

TIÊU CHUẨN THÔNG KHÍ TỰ NHIÊN

Toại phòng hoặc khu vực

Tốc độ thông khí trung bình/giờ

Các phòng lưu ý bệnh lây truyền qua đường không khí [ÁGPs*]

160 l/s/NB [minimum 80 l/s/NB]†

Khoa bệnh nội trú

60 l/s/NB

Phòng bệnh ngoài trú

60 l/s/NB

Hành lang hoặc các không gian khác không có số lượng NB cố định

2,5 l/s/m3

Phụ lục 9:

TIÊU CHUẨN THÔNG KHÍ PHÒNG ÁP LỰC ÂM

TCYTTG

CDC Hoa Kỳ [2003]

Tốc độ thông khí

160 l/s/NB [tốc độ thông khí bình quân/giờ] cho các phòng dự phòng lây truyền qua đường không khí, tối thiểu 80l/s/NB; >12 ACH cho tòa nhà mới và >6 ACH cho tòa nhà cũ; và một ống xả ra bên ngoài hoặc bộ lọc HEPA nếu không khí trong phòng được tuần hoàn.

\>12 ACH [cho cơ sở cải tạo lại hoặc cơ sở mới]

Chênh lệch áp suất

\>2,5 Pa [mức nước 0,01 inch]

\> 125-cfm [56l/s] khí thải ra so với khí cấp vào

\>-2,5 Pa [0,01 inch mức nước]

Làm sạch luồng khí bẩn trong phòng

Luồng khí từ nơi sạch đến bẩn

Đến NB [NB lây truyền bệnh qua không khí]

Phòng kín

Phòng kín cho phép rò khí khoảng ~0,5 feet vuông [0,046m2]

Hiệu quả lọc

Cung cấp: 90% [kiểm tra điểm bụi] Trở lại: 99,97% [hạt bụi dioctylphthalate đường kính 0,3 μm]; không yêu cầu màng lọc HEPA cho khí thải ra ở tất cả các phòng, với điều kiện là ống xả được đặt đứng vị trí để ngăn chặn sự xâm nhập trở lại tòa nhà

Chủ Đề