Hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm năm 2023 năm 2024

ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị; nhằm cụ thể hóa quy định của Bộ Chính trị, tại kỳ họp thứ 5 [ngày 23/6/2023], Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 96/2023/NQ-QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Ngưng hiệu lực thi hành: Ngưng hiệu lực thi hành Điều 12 và Điều 13 của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14; Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14; các điều 18, 19, 63 và 64 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành cho đến khi Quốc hội có quy định khác.

Hết hiệu lực thi hành: Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.

Đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa IX bỏ phiếu tín nhiệm

đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu

Theo Nghị quyết, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: [1] Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; [2] Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; [3] Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; [4] Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: [1] Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; [2] Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Các đại biểu Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín, đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn [Ảnh: TTXVN].

Đồng thời, quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp: [1] Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; [2] Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; [3] Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội; [3] Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp: [1] Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; [2] Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; [3] Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết quy định trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết khi đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết quy định: Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ./.

Ngày 02/02/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

1. Hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

Theo đó, quy trình lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 như sau:

* Đối với các chức danh cấp uỷ và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị:

- Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:

+ Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định này.

+ Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan [nếu có], gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.

+ Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.

+ Đề xuất ban kiểm phiếu.

- Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.

+ Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.

+ Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.

- Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm

+ Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.

+ Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản [2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị] và quản lý theo chế độ mật.

+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 10 Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023.

* Đối với các chức danh cán bộ do Quốc hội và hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn:

Căn cứ vào quy trình quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo cụ thể hoá, tổ chức thực hiện.

[Trước đây tại Quy định 262-QĐ/TW ngày 08/10/2014 quy định về quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:

* Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:

- Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

- Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; Ban Kiểm phiếu phát phiếu; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu.

- Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.

* Đối với ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp:

Tiến hành tương tự như lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.

* Đối với các chức danh cán bộ khác:

- Cơ quan tổ chức, cán bộ chuẩn bị phiếu tín nhiệm và đề xuất Ban Kiểm phiếu.

- Phiếu tín nhiệm có danh sách cán bộ [thuộc đối tượng lấy tín nhiệm], tiêu chí lấy tín nhiệm và có dấu treo của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

- Ban Kiểm phiếu phát phiếu, dành thời gian cần thiết để hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo kết quả với hội nghị; niêm phong phiếu và bàn giao cho cơ quan tổ chức cán bộ quản lý, lưu giữ.

- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản; 2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị theo chế độ mật.

- Việc lấy phiếu tín nhiệm có thể kết hợp tổ chức với hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị; trường hợp thật đặc biệt có thể gửi phiếu đến cá nhân và quy định thời gian nhận phiếu.

- Dự hội nghị lấy phiếu tín nhiệm có cán bộ của các ban xây dựng Đảng [tổ chức, kiểm tra, văn phòng cấp ủy] và cơ quan tổ chức cán bộ của cơ quan nhà nước cấp trên.]

2. Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Điều 4 Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 như sau:

- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.

- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu.

- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Xem thêm Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023, thay thế Quy định 262-QĐ/TW ngày 08/10/2014.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề