Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Chiến thuật giao dịch theo Supply Demand Zone hay vùng cung cầu là một trong những chiến thuật giao dịch forex hiệu quả, giúp nhiều trader kiến được lợi nhuận. Chiến thuật này dựa trên quy luật về cung cầu, được biên tập lại khá chi tiết bởi tác giả Alfonso Moreno.

Vậy vùng Supply Demand là gì? Làm thế nào để xác định và vẽ được vùng supply demand chuẩn xác nhất?

Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Vùng Supply Demand là gì?

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Theo định nghĩa của Wikipedia: “Supply demand zone, hay lý thuyết về cung cầu là những vùng giá xảy ra tranh chấp hay mất cân bằng giữa bên mua và bên bán“

Như các bạn đã biết, trên thị trường forex tồn tại 2 trường phái:

  • Các tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ, luôn luôn phát sinh các giao dịch mua bán giữa những người này.
  • Các tổ chức lớn họ mua hoặc bán với hàng ngàn lot, khác với nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ trade với ít hơn 10 lot.
    Có thể bạn quan tâm: Thị trường Forex là gì

Vì khối lượng đặt lệnh là rất lớn, các lệnh có thể không được khớp trong cùng một thời gian, và phải thực hiện với những lot nhỏ hơn rất nhiều.

Chúng được gọi là các lệnh chờ không được thực hiện và gọi là “Unfilled Order”, các bạn có thể tạm hiểu là lệnh chờ, tương lai khi mức giá quay về các điểm này, giá sẽ khớp lệnh thanh khoản và đảo chiều đi tiếp.

Giá sẽ giằng co trước khi đảo chiều hình thành nên một khu vực, ta gọi đó là Base

Cung (Supply) là gì?

  • Khi cung vượt quá cầu, thì có sự dịch chuyển trong giá. Giá đi xuống do số lượng hàng hoá sản xuất quá nhiều và thị trường không có nhu cầu đối với số lượng hàng hóa này.
  • Giá di chuyển xuống do các lệnh bán nhiều hơn lệnh mua (mất cân bằng giữa người bán và người mua). Giá sẽ giằng co trước khi giảm hẳn, hình thành nên một khu vực gọi là vùng cung (supply).
  • Chúng ta tìm cơ hội bán đi trong tương lai khi giá hồi lại vùng cung này (supply zone) (Sz)
  • Có 2 vùng supply: đảo chiều và tiếp diễn

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Cầu (Demand) là gì?

  • Khi cầu vượt quá cung, thì có sự dịch chuyển trong giá cả. Giá được đẩy lên cao do nhu cầu hàng hóa tăng và thiếu nguồn cung cấp.
  • Giá tăng cao do người mua nhiều hơn người bán (mất cân bằng)
  • Giá sẽ có sự gằng co trước khi tăng, chúng ta gọi là vùng “cầu”. Chúng tôi tìm mua trong tương lai nếu giá hồi lại vùng cầu.
  • Có 2 vùng demand: Vùng đảo chiều và tiếp diễn

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Giá dịch chuyển trên các thị trường tài chính nói chung, thị trường forex nói riêng là do sự mất cân bằng giữa người mua và người bán…

Tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là xác định đâu là vùng thể hiện sự mất cân bằng lớn và chúng ta đặt lệnh chờ ở đó để trade khi giá trở về vùng này.

Đây là điểm cốt lõi của phương pháp giao dịch theo chiến thuật cung cầu.

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giao dịch hành động giá Price Action

Cách vẽ vùng Supply Demand chuẩn xác

Để vẽ được vùng cung cầu chúng ta có 4 nguyên tắc:

  • Khi chỉ có một cây nến trong vùng base. Thì cây nến đó chính là base.
  • Khi có nhiều hơn 1 cây nến , những không được vượt quá 6 nến trong base thì bất cứ cây nến nào có thân nến bé hơn 50% toàn bộ nến thì được tính là một phần của base
  • Khi nến có thân <10%, đường 1 và đường 2 được vẽ trên đỉnh và đuôi bóng nến, nếu không thì đường 1 được vẽ ở điểm mở cửa/đóng cửa của nến và đường 2 được vẽ ở điểm kết thúc của bóng nến.
  • Thoát khỏi vị trí vùng đệm- base phải có một cây nến mạnh với thân nến chiếm gần hết cây nến thì vùng đệm đó mới có hiệu lực mạnh

Xem các ví dụ sau:

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Làm sao để vẽ các vùng supply- demand một cách nhất quán?

Để vẽ vùng cung cầu (supply demand) theo một cách nhất quán thì chúng ta cần phải biết các vùng này được tạo thành bởi cái gì:

  • Vùng cung cầu (Supply demand) luôn được tạo thành bởi 2 chân, một chân vào và một chân ra.
  • Cần đặc biệt chú ý đến chân thứ 2( cây nến thoát ra khỏi vùng base), chúng ta luôn tìm kiếm một cây nến mạnh. Một cây nến có chiều dài vượt trội và có thân nến chiếm gần hết cây.
  • Bất kể là ở khung thời gian nào, chỉ tìm vùng base có tối đa 6 cây nến.
  • Khi có nhiều hơn 1 cây nến. Những cây nến có thân <50% được coi là một phần của base
    Xem ngay Hướng dẫn đầu tư forex cho người mới

Vùng base không hợp lệ khi nào?

Với vùng supply demand, chúng ta không giao dịch với tất cả mọi trường hợp. Những trường hợp sau đây các bạn nên tránh không giao dịch vì tỷ lệ thua rất cao:

  • Base có nhiều hơn 6 cây nến.
  • Base tạo bởi cây nến wicky có bóng nến quá dài.
  • Base tạo bởi nhiều cây nến tạo thành bậc thang.

Xem hình minh họa:

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Trên biểu đồ, thị trường luôn hình thành các vùng supply demand.

Vậy câu hỏi đặt ra là, xác định vùng cung cầu nào để thực hiện lệnh mua bán?

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Xác định vùng cung cầu forex để mua bán

Làm thế nào để xác định vùng Cầu (Demand) mạnh nhất?

Trong xu hướng TĂNG, để xác định vùng Cầu (Demand) chúng ta bắt đầu từ cây nến hiện tại nhìn qua bên trái tìm một cây nến mạnh (Power Candle) và sau đó thì kiếm vùng đệm ở gần cây nến mạnh này.

Đó là vùng Cầu có hiệu lực mạnh nhất.

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Làm thế nào để xác định vùng Cung (Supply) mạnh nhất ?

Trong xu hướng GIẢM, để xác định vùng Cung (Supply) chúng ta bắt đầu từ cây nến hiện tại nhìn qua bên trái tìm một cây nến mạnh (Power Candle) và sau đó thì kiếm vùng đệm ở gần cây nến mạnh này. Đó là vùng Cung có hiệu lực mạnh nhất

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

Khái niệm vùng Supply Demand nguyên bản (Original level) và vùng tươi mới (Fresh level)

  • Vùng nguyên bản (Original)– Vùng được tạo ra lần đầu, không phải là vùng do sự phản ứng của giá với một vùng trước đó.

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand phần 2 năm 2024

  • Vùng kế tiếp ngay sau vùng Original được tạo ra do sự phản ứng của giá với vùng Original gọi là Vùng tươi mới- Fresh Level, những vùng sau đó gọi là Non Fresh level

Sử dụng vùng nguyên bản (ORIGINAL LEVEL) và vùng mới (FRESH LEVEL) khi nào?

  • Chúng ta luôn sử dụng Vùng mới (fresh levels) ở khung thời gian vào lệnh, không bao giờ dùng vùng không còn mới (non-fresh levels)
  • Sử dụng Vùng mới và còn nguyên bản (fresh AND original levels) để Trade ngược xu hướng (counter Trend)
  • Khi Trade theo Trend, thì chúng ta chỉ chú ý đến vùng còn mới

Tài liệu Supply Demand đầy đủ

Tại đây tôi tổng hợp được một số bộ tài liệu giảng dạy về quy luật cung cầu của nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới, hi vọng có thể giúp ích cho các bạn khi giao dịch với vùng supply demand

Bộ tài liệu Vùng cung cầu của tác giả Sam Seiden trên FXStress:

Nội dung chính bao gồm:

  • Cách xác định vùng supply demand
  • Lựa chọn vùng supply demand để giao dịch phụ thuộc sức mạnh từng vùng
  • Phương pháp giao dịch với supply demand

Link tải ở đây

Bộ công cụ hỗ trợ vẽ supply demand tự động trên MT4

  • Link tải tại đây

Bộ công cụ Supply demand zone indicator MT5

  • Link tải ở đây

Như vậy tôi vừa hướng dẫn các bạn các khái niệm về supply demand là gì cũng như cách vẽ và xác định vùng cung cầu nào để giao dịch. Để phục vụ tốt hơn khi sử dụng phương pháp giao dịch với vùng cung cầu các bạn nên cài đặt thêm các chỉ báo phía trên nhé.

Cách cài đặt Indicator vào phần mềm MT4/MT5 tôi cũng có bài viết hướng dẫn rất chi tiết tại website rồi, ấn Ctrl + F đánh tìm kiếm ” cài đặt indicator ” là ra nhé.

Phần sau tôi sẽ hướng dẫn các bạn 3 chiến thuật sử dụng vùng supply demand để giao dịch trong forex, các bạn nhớ theo dõi.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx