Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ mới nhất

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 15-HD/BTCTW

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012

HƯỚNG DẪN

VỀ CÔNG TÁC QUYHOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 42-NQ/TW NGÀY30/11/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ [KHÓA IX] VÀ KẾT LUẬN SỐ 24-KL/TW NGÀY 05/6/2012CỦA BỘ CHÍNH TRỊ [KHÓA XI]
[thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trungương]

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày30/11/2004 của Bộ Chính trị [khóa IX] về công tác quyhoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của BộChính trị [khóa XI] về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm2020 và những năm tiếp theo, sau khi trao đổi, tiếp thu ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan liên quan, Ban Tổ chức Trungương ban hành Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, như sau:

I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ

1. Quy hoạch cán bộlãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, cótriển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chínhtrị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.

Đề án quy hoạchcán bộ là kế hoạch tổng thể, dài hạn về đội ngũ cán bộ có triển vọng đảm nhiệmcác chức danh lãnh đạo, quản lý và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng số cán bộ đó theo quy hoạch.

>> Xem thêm: Tổ chức cơ sở Đảng quy định như thế nào ?

2. Quy hoạch cán bộ lãnhđạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũcán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thôngquy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị:

- Để quy hoạch cán bộ sát với thựctiễn và có tính khả thi, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từngthời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch [trìnhđộ, ngành nghề, lĩnh vực công tác, độ tuổi, nam, nữ, dân tộc...]; phải nắm chắcđội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, trêncơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xâydựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quyhoạch.

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lýphải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng cáccấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liênthông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương, ban, bộ, ngành với nhau; giữaquy hoạch cán bộ lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương với quy hoạch Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốtcủa Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, ban,bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

3. Phải đánh giá đúngcán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:

3.1. Nội dung đánh giá: Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chứcdanh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trungương 3 [khóa VIII] và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nộidung cơ bản sau:

- Phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống: nhận thức,tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chốngquan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tựhọc tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổchức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách,pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...

- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độhoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dựbáo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.

- Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệmhằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.

- Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danhquy hoạch.

- Chiều hướng, triển vọngphát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.

>> Xem thêm: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X

3.2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đánh giá cán bộ trước khi đưavào quy hoạch:

- Người đứng đầu tổ chức, cơ quan,đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ;

- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ sởnơi cán bộ công tác đánh giá [sau khi đã tham khảo ý kiến của chi ủy nơi cán bộcư trú về bản thân và gia đình cán bộ].

- Cấp có thẩm quyền quy hoạch cán bộ[ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc tập thể lãnh đạo cơquan, đơn vị] xem xét đánh giá, kết luận.

Kết luận về đánh giá cán bộ được thểhiện bằng văn bản, công khai trong tập thể ban thường vụ; ban cán sự đảng, đảngđoàn; đảng ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị [đối với các đơn vị sự nghiệp] hoặctập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Cấp có thẩm quyền quyhoạch cán bộ quyết định hình thức công khai đánh giá đối với cán bộ.

Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm[không quá 6 tháng tới thời điểm xem xét] được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch; trường hợp cán bộ có vấn đề mới phát sinh thì đánh giá, kết luận bổ sung.

4. Quy hoạch cán bộphải bảo đảm phương châm "mở" và "động":

- Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người cóthể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khépkín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch nhữngcán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêuchuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơquan, đơn vị khác.

Đối với cán bộ có trong quy hoạch ởnơi khác, được đề xuất, giới thiệu vào quy hoạch của địaphương, cơ quan, đơn vị mình, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ [ban tổ chứctỉnh ủy, thành ủy, vụ [ban] tổ chức cán bộ các ban, bộ, ngành, đoàn thể trungương] cần liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu địa phương, cơquan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyềnxem xét, quyết định đưa vào quy hoạch, thông báo cho địa phương, cơ quan, đơnvị nơi cán bộ đang công tác và cá nhân cán bộ đó biết, không tổ chức lấy phiếugiới thiệu đối với nhân sự đó [cả nơi cán bộ đang công tác và nơi đưa cán bộvào quy hoạch].

Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạchcó trách nhiệm bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật hiện hành

- Quy hoạch "động" là quy hoạch đựợc định kỳ rà soát, bổ sung, điềuchỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng pháttriển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạchnhững cán bộ có triển vọng phát triển.

5. Mối quan hệ giữaquy hoạch cán bộ và bố trí nhân sự:

- Bố trí nhân sự là lựa chọn cán bộtrong quy hoạch để bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đảm đươngngay vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu hoặc khi đến kỳ đại hội đảng, bầucử Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp...

- Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn đểchủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự nêu trên.

Cán bộ trong quy hoạch là những đồngchí có triển vọng đảm nhận chức danh quy hoạch, do vậy, ởthời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện vàtiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo,bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch. Các điều kiện về kinh quathực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới, về độ tuổi, về trình độ đào tạo quyđịnh trong Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị [khóa IX]không phải là tiêu chuẩn để đưa cán bộ vào quy hoạch, mà là tiêu chuẩn cần có để được bổ nhiệm hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử cácchức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Quyhoạch đối với cán bộ đương chức:

Thống nhất thực hiện chủ trương quyhoạch cán bộ lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch tái cử, tái bổ nhiệm chức vụđang đảm nhiệm khi xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo,cũng như khi rà soát, bổ sung quy hoạch của nhiệm kỳ hiệntại. Các đồng chí đương nhiệm về nguyên tắc đã phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiệncủa chức vụ đang đảm nhiệm, nếu có triển vọng phát triểnthì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn; nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục tái cử thì là nguồn đương nhiên để xem xét khi tiến hành côngtác nhân sự của khóa mới.

Ví dụ: Đồng chíNguyễn Văn A hiện là Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệmkỳ 2010-2015 thì trong các đợt giới thiệu quy hoạch nhiệmkỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo hoặc rà soát, bổsung quy hoạch trong nhiệm kỳ 2010-2015 sẽ không đưa đồng chí NguyễnVăn A vào quy hoạch chức danh Ủy viênban thường vụ Tỉnh ủy; nếu đồng chí cóđủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng làm Phó Bí thư hoặc Bí thư Tỉnh ủy thì đưađồng chí vào danh sách quy hoạch Phó Bí thư hoặc Bí thư Tỉnh ủy.

Đồng chí Nguyễn Văn B hiện là Thứ trưởng nhiệm kỳ 2011-2016, thì trong các đợt giới thiệu quyhoạch nhiệm kỳ 2016-2021 và cácnhiệm kỳ tiếp theo hoặc rà soát bổ sung quy hoạch trong nhiệm kỳ 2011 -2016 sẽ không đưa đồng chí Nguyễn Văn B vào quy hoạch chức danh Thứ trưởng; nếu đồngchí đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng làm Bộ trưởng thì đưa đồng chí vào quy hoạch chức danh Bộ trưởng.

Theo tinh thần trên, các đồng chí ủyviên ban chấp hành đương nhiệm ở các địa phương nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiệnvà được quy hoạch lên cao hơn [ủy viên thường vụ, phó bíthư hoặc bí thư cấp ủy] mới đưa vào danh sách quy hoạch cao hơn của nhiệm kỳhiện tại và nhiệm kỳ mới. Các đồng chí thứ trưởng và tương đương ở ban, bộ, ngành nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiệnvà được quy hoạch lên chức vụ trưởng ban, bộ trưởng và tương đương, mới đưa vàodanh sách quy hoạch cấp trưởng của nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ mới. Các đồngchí bí thư tỉnh ủy, thành ủy và bộ trưởng đương nhiệm sẽ không đưa vào danhsách quy hoạch của các địa phương, bộ, ngành; các đồng chí này nếu có đủ tiêuchuẩn, điều kiện sẽ được quy hoạch lên các chức vụ cao hơnở Trung ương, ban, bộ, ngành, địa phương khác.

>> Xem thêm: Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn giai đoạn hiện nay

- Đối với cán bộ đảm nhiệm chức danhcó quy định một người không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, cần xem xét đưa vào quy hoạch chức vụ khác, hoặc bố trí giữ chức vụ đó ở địa phương,cơ quan, đơn vị khác.

7. Số lượng nguồn đưa vào quy hoạch:

- Đối với quy hoạch ban chấp hành, banthường vụ cấp ủy các cấp, cần bảo đảm nguồn quy hoạch có số lượng 1,5 - 2 lầnso với số lượng cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đương nhiệm.

- Đối với các chức danh lãnh đạo,quản lý, tối thiểu phải quy hoạch 2-3 người vào 01 chức danh; không quy hoạch01 người cho 01 chức danh.

- Không quy hoạch 1 người vào quá 3chức danh; không quy hoạch 01 chức danh quá 4 người [ví dụ: chức danh Phó Chủtịch UBND tỉnh theo quy định có 3 người, thì số lượng đưa vào quy hoạch khôngquá 3 x 4 = 12 người].

8. Yêu cầu vềđộ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ trong quy hoạch:

- Yêu cầu về độ tuổi ghi trong Nghịquyết số 42-NQ/TW xuất phát từ yêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ [mỗi nhiệm kỳ đổimới 30% - 40% cấp ủy viên các cấp], cần đưa vào quy hoạch những đồng chí cótriển vọng, nhưng phải trẻ tuổi, để có quỹ thời gian cho việc đào tạo, bồidưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lýở cấp dưới. Để đến khi bố trí cán bộ vào chức danh quyhoạch, phải bảo đảm những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy hoặc lần đầu bổnhiệm, giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý phải đủtuổi công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn một nhiệm kỳ [mỗinhiệm kỳ là 5 năm].

- Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vàoquy hoạch cấp ủy là thời điểm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp.

- Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơquan Nhà nước là thời điểm bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

Cách tính tương tự như vậy đối vớicác tổ chức bầu cử theo nhiệm kỳ.

>> Xem thêm: Kỷ luật và thi hành kỷ luật của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- Những đồng chí đã có trong quyhoạch nhưng không đủ tuổi bổ nhiệm hoặc ứng cử lần đầu vào chức danh quy hoạch,cần đưa ra khỏi quy hoạch.

- Về cơ cấu 3 độ tuổi: Kết luận số24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị yêu cầu: Duy trì nghiêm cơ cấu ba độtuổi trong quy hoạch cấp ủy và ban lãnh đạo, quản lý các cấp. Đề án quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy và các chức danh lãnhđạo, quản lý phải bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi; dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm,cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt quy hoạch khi đáp ứng yêu cầu này.

- Về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch:Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụcấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền các cấp. Đồng thời,thực hiện chủ trương: đối với cấp huyện và tương đương trở lên nhất thiết phảicó cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo [ban thường vụ cấp ủy, thường trực hội đồngnhân dân, ủy ban nhân dân quận, huyện; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh;bộ, ngành Trung ương...].

9. Thẩmquyền phê duyệt quy hoạch:

- Thực hiện theo hướng dẫn về thẩmquyền và đối tượng quy hoạch nêu tại phần II [nội dung, phương pháp quy hoạch cánbộ] của hướng dẫn này ở Mục A đối với các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và ở Mục B đối với các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trungương.

- Ban Tổ chức Trung ương được BộChính trị ủy quyền:

+ Xem xét, phê duyệt quy hoạch cấpủy, ban thường vụ cấp ủy của các đảng bộ trực thuộc Trung ương;

+ Phê duyệt và bổ sung cán bộ từ nơikhác vào quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thưquản lý ở các địa phương, ban, bộ, ngành Trung ương và định kỳ báo cáo Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư.

10. Thựchiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ:

- Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩncụ thể của từng chức danh cán bộ được công khai để cán bộ, đảng viên tham giabỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị được biết.

>> Xem thêm: Sự giống nhau và khác nhau giữa công tác kiểm tra và giám sát của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạchvà đưa ra khỏi quy hoạch được công khai trong ban chấp hành đảng bộ, trưởng cácsở, ban, ngành [đối với các địa phương], ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thểlãnh đạo cơ quan, đảng ủy và trưởng các đơn vị trực thuộc [đối với các cơ quan,đơn vị]; đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.

- Danh sách cán bộ được cấp trên phêduyệt đưa vào quy hoạch các chức danh do cấp trên quản lý được gửi cho cấp dướiđể thông báo trong ban chấp hành, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo,đảng ủy cơ quan và cá nhân cán bộ đó biết.

II. NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH CÁN BỘ

A. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở TỈNH, THÀNH PHỐ

1. Thẩmquyền và đối tượng quy hoạch:

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy làcấp có thẩm quyền xây dựng và quyết định quy hoạch cán bộcủa tỉnh, thành phố. Trong đó:

1.1. Xây dựng quy hoạch và đề xuất,báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư [qua Ban Tổ chức Trung ương] phê duyệt:

- Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ vàBan Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy.

- Quy hoạch các chức danh cán bộthuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý: bí thư, phóbí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thành phố.

1.2. Quyết định quy hoạch các chứcdanh cán bộ còn lại do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

>> Xem thêm: Các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên theo quy định hiện nay ?

1.3. Lãnh đạo, hướng dẫn, kiểmtra cấp dưới xây dựng quy hoạch và xem xét,phê duyệt quy hoạch của các huyện, sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể của tỉnh,thành phố.

2. Quytrình xây dựng quy hoạch

2.1. Chuẩn bị xây dựng quy hoạch.

Trước khi thực hiện quy trình quy hoạch,ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tiến hành các công việcsau:

[1] Chỉ đạo cấp dưới xây dựng quyhoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, quận, sở, ngành, MTTQ, đoàn thể...,làm cơ sở để phát hiện nguồn quy hoạch cán bộ cấp tỉnh.

[2] Rà soát đội ngũ cán bộ và đánhgiá cán bộ:

- Rà soát đội ngũ cán bộ về chấtlượng, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, cán bộ xuất thântừ công nhân, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người...

- Đánh giá cán bộ diện ban thường vụcấp ủy quản lý theo các nội dung nêu tại điểm 3.1, phần I của Hướng dẫn này.

- Trên cơ sở yêu cầu xây dựng quyhoạch và tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch, tiến hành phân loại cán bộ theochiều hướng phát triển: cán bộ có triển vọng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; cán bộ tiếptục giữ chức vụ cũ; cán bộ cần đào tạo, bồi dưỡng thêm; cán bộ không đủ điều kiện giữ chức vụ hiện tại trong khóa tới...

[3] Xác định phương hướng xây dựngcấp ủy tỉnh, thành phố khóa tới và cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ:

>> Xem thêm: Khung tiêu chuẩn chức danh đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý ?

- Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị xácđịnh phương hướng xây dựng cấp ủy khóa tới, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo nhiệmvụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại... của địa phương; phấn đấu giảm độ tuổi bình quân, tăng tỷ lệ cán bộtrẻ, nữ, cán bộ dân tộc ít người... Tuy nhiên, không vì cơcấu mà hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cánbộ, nhiệm vụ, đặc điểm của địa phương và tình hình đội ngũ cán bộ, xác địnhtiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, cơ cấu, số lượng đưa vào quy hoạch.

- Để bảo đảm cơcấu 3 độ tuổi trong quy hoạch, định hướng về đối tượng giới thiệu vào quy hoạchcấp ủy tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo như sau:

Đối tượng 1: cấp trưởng [nếu chưa tham gia cấp ủy tỉnh,thành phố], cấp phó các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơquan, đơn vị ở tỉnh, thành phố; bí thư [nếu chưa tham gia cấp ủy tỉnh, thànhphố], phó bí thư quận ủy, huyện ủy và tương đương thuộc diện ban thường vụtỉnh, thành ủy quản lý.

Các đồng chí này được quy hoạch vàochức vụ người đứng đầu ban, sở, ngành Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan,đơn vị ở tỉnh, thành phố; bí thư quận ủy, huyện ủy vàtương đương ở nhiệm kỳ 2015-2020 hoặc các nhiệm kỳ tiếp theo; là ủy viên cấpủy, tổ chức đảng ở cấp mình công tác; khi được bố trí vàochức danh quy hoạch còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên.

Đối tượng 2:Ủy viên ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, trưởngphòng của ban, sở, ngành tỉnh, thành phố và tương đương.

Các đồng chí này được quy hoạch vàochức vụ người đứng đầu ban, sở, ngành Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở tỉnh, thành phố; bí thư quận ủy, huyện ủy vàtương đương ở nhiệm kỳ 2015-2020 hoặc các nhiệm kỳ tiếp theo; là ủy viên cấpủy, tổ chức đảng ở cấp mình công tác; khi được bố trí vào chức danh quy hoạchcòn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên.

Đối tượng 3: Cán bộ có phẩm chất, năng lực, có thành tích công tác nổi trội, quathực tiễn công tác thể hiện có năng lực lãnh đạo, quản lý; là cán bộ trẻ, cánbộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, trí thức, nhà khoa học ngành mũi nhọn, cán bộxuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước, giađình có truyền thống cách mạng...

Các đồng chí này được quy hoạch vàocác chức vụ cấp trưởng, cấp phó các ban, sở, ngành Mặt trận Tổ quốc, các đoànthể, cơ quan, đơn vị ở tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư quận ủy, huyện ủy vàtương đương nhiệm kỳ 2015-2020 hoặc các nhiệm kỳ tiếp theo; là ủy viên cấp ủy,tổ chức đảng ở cấp mình công tác, có độ tuổi từ 40 trởxuống đối với cả nam và nữ.

2.2. Các bướctiến hành quy hoạch cán bộ cấp tỉnh, thànhphố.

>> Xem thêm: Quy định việc bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao đã hặc không xác định cơ quan, đơn vị quản lý ?

Căn cứ vào quy hoạch của cấp dưới vàđịnh hướng đối tượng giới thiệu vào quy hoạch do ban thường vụ tỉnh ủy, thànhủy thông qua, ban tổ chức tỉnh, thành ủy chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch,phối hợp với Ủy ban Kiểm tra của cấp ủy, tổng hợp các thông tin cơ bản về cán bộ, đề xuất danh sách nhân sự cótriển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh ủy,thành ủy; bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội, ủyviên thường trực hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, để báo cáo thường trựctỉnh, thành ủy cho ý kiến, trước khi đưa ra lấy ý kiến giới thiệu tại hội nghịcán bộ chủ chốt của tỉnh, thành phố.

Các thông tin cơ bản gồm: họ và tên, ngày,tháng, năm sinh, năm vào Đảng, chức vụ, ngạch bậc công chức, đơn vị công tác,trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...; tỷ lệphiếu giới thiệu vào quy hoạch các chức danh ở cấp dưới.

Bước 1: Phát hiện, giới thiệunguồn:

1. Hội nghị cán bộ giớithiệu:

- Thành phần: Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố; bíthư, phó bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy khối các cơ quan trực thuộctỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thành phố; trưởng,phó các sở, ban, ngành [bao gồm cả các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóngtrên địa bàn và sinh hoạt đảng tại địa phương], mặt trậntổ quốc, đoàn thể trực thuộc tỉnh, thành phố và tương đương; bí thư, phó bí thưhuyện ủy, quận ủy; chủ tịch HĐND, UBND huyện, quận và tương đương; ở những nơicó điều kiện có thể mở rộng đến ủy viên thường vụ, phó chủtịch HĐND, UBND cấp huyện và tương đương.

- Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thànhphố; ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch, phó chủtịch HĐND, UBND, Trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội, Ủyviên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố.

- Trình tự:

+ Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chủtrì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn quy hoạch vào cácchức danh.

+ Ban tổ chức phát danh sách nhân sựcó triển vọng, dự kiến đưa vào quy hoạchban chấp hành, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh,thành phố kèm theo các thông tin về cán bộ.

Các đồng chí tham dự hội nghị có thểgiới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.

>> Xem thêm: Quy định về việc thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại và báo cáo tài sản tại cơ quan của Đảng ?

+ Các đại biểu dự Hội nghị xem xét,viết phiếu, bỏ phiếu giới thiệu; ban tổ chức thu phiếu, kiểm phiếu.

2. Ủy viên ban chấp hànhđảng bộ tỉnh, thành phố giới thiệu nguồn:

Các đồng chí ủy viên ban chấp hànhđảng bộ tỉnh, thành phố phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch:

+ Người thay thế cương vị mình [2-3người];

+ Nguồn quy hoạch ban chấp hành, banthường vụ và các chức danh cán bộ [nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệucủa hội nghị cán bộ].

3. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu nguồn:

+ Ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy tổnghợp kết quả giới thiệu quy hoạch của cấp dưới; của hội nghị cán bộ và của cácđồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh thành phố, dự kiến danh sách quyhoạch các chức danh, báo cáo với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

+ Ban thường vụ thảo luận, thốngnhất, phương án và danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành,ban thường vụ và các chức danh cán bộ [nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giớithiệu của hội nghị cán bộ], để đưa ra lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ tỉnh,thành phố.

Nếu số lượng, cơ cấu dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo cònthiếu, ban thường vụ lựa chọn, giới thiệu thêm các đồngchí có số phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ từ cao xuống thấp hoặc pháthiện, giới thiệu bổ sung nguồn để đạt hệ số tối thiểukhoảng 1,5 lần số lượng ban chấp hành, ban thường vụ khóamới và 2-3 nguồn cho một chức danh quy hoạch.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố:

Hội nghị ban chấp hành đảng bộ tỉnh,thành phố nghiên cứu các phương án quy hoạch do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủychuẩn bị, phân tích về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý, tham khảo các thông tin về cán bộ, tiêu chuẩn chức danh cánbộ, kết quả giới thiệu quy hoạch đối với nhân sự; trên cơ sở đó các ủy viên banchấp hành ghi phiếu giới thiệu quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và cácchức danh cán bộ [nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giớithiệu của hội nghị cán bộ].

Bước 3: Tổ chức hội nghị banthường vụ thảo luận, quyết định quy hoạch:

Trên cơ sở quy hoạch của cấp quận,huyện, ban, sở, ngành; kết quả giới thiệu ở bước 1, bước 2 và các phương án quyhoạch do ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy đề xuất, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủythảo luận, phát hiện, giới thiệu bổ sung nguồn quy hoạch và bỏ phiếu giới thiệunguồn quy hoạch các chức danh: ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bíthư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, Trưởng,phó đoàn đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố.

Tại hội nghị này, ban thường vụ tỉnhủy, thành ủy cũng xem xét, giới thiệu cán bộ có trong quy hoạch ở nơi khác, vàoquy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quảnlý của địa phương mình.

Những người được trên 50% tổng số ủyviên ban thường vụ giới thiệu, được đưa vào danh sách quy hoạch.

Phấn đấu đạt một số cơ cấu định hướngđối với ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố như sau:

- Cơ cấu độ tuổi:

+ Dưới 40 tuổi: không dưới 15%.

+ Từ 40 đến 50 tuổi: khoảng 55-65%.

+ Trên 50 tuổi: khoảng 20-30%.

- Cơ cấu nữ. không dưới 15% so với danh sách quy hoạch;

- Cơ cấu ngành nghề: theo định hướng phát triểnkinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đặcđiểm của từng địa phương;

- Cơ cấu dân tộc: phù hợp với cơ cấu dân tộc của tỉnh, thành phố.

Trong trường hợp bỏ phiếu lần thứnhất mà chưa đạt số lượng và cơ cấu cần thiết, ban thường vụ có thể bỏ phiếu bổsung hoặc tổ chức các phiên họp tiếp theo để thảo luận, giớithiệu bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân, dân tộc ítngười, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, con em công nông và gia đìnhcó truyền thống cách mạng...

3. Địnhkỳ xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch:

Trong mỗi nhiệm kỳ đại hội đảng bộcác cấp, chỉ xây dựng quy hoạch cán bộ 01 lần, đồng thời hằng năm tiến hành ràsoát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể như sau:

- Vào năm thứ hai của nhiệm kỳ đạihội đảng bộ tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành ủy xây dựng quy hoạch cán bộ chonhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo với đầy đủ các bướcnhư quy trình đã hướng dẫn nêu trên [riêng nhiệm kỳ 2010-2015 thực hiện chậmnhất trong tháng 01/2013].

- Trong các năm tiếp theo, ban thườngvụ tỉnh, thành ủy rà soát, bổ sung những cán bộ có triển vọng phát triển vàoquy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những đồng chí không còn đủ tiêu chuẩn, điềukiện và những đồng chí tín nhiệm thấp qua lấy phiếu tínnhiệm hằng năm [đối với quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại và các nhiệm kỳ tiếptheo].

Khi rà soát, bổ sung quy hoạch, banthường vụ căn cứ vào đánh giá cán bộ để xem xét, bỏ phiếu quyết định, không cầnthực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu.

4. Về độ tuổi cán bộ đưa vào quyhoạch:

Những đồng chí đưa vào quy hoạch cấpủy, ban thường vụ cấp ủy và các chức danh lãnh đạo, quản lý lần đầu nói chungphải đủ tuổi để tham gia được hai khóa trở lên, ít nhất phải tham gia được trọn01 khóa [ví dụ đối với nhiệm kỳ cấp ủy 2015-2020 thì ít nhất nam sinh từ năm1960, nữ sinh từ năm 1965 trở lại đây; đối với nhiệm kỳ HĐND, UBND 2011-2016thì nam sinh từ năm 1961, nữ sinh từ năm 1966 trở lại đây].

- Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vàoquy hoạch cấp ủy tỉnh, thành phố làthời điểm tiến hành đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố [đối với quy hoạch cấp ủynhiệm kỳ 2020 là tháng 9-2015]; đối với quy hoạch các chức danh lãnh đạo chínhquyền tính theo thời điểm bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp [đối vớinhiệm kỳ 2021 là tháng 05-2016].

Khi xây dựng mới và rà soát, bổ sungquy hoạch, ban thường vụ tỉnh, thành ủy căn cứ vào hướng dẫn về độ tuổi nêutrên để xem xét, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch. Khi tiến hành đại hội đảng bộvà bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Bộ Chính trị sẽ quy định cụ thểvề độ tuổi cán bộ tham gia ứng cử.

B. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CÁC BAN, BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG[đối với lực lượng vũ trang có hướng dẫn riêng].

1. Thẩmquyền và đối tượng quy hoạch:

1.1. Cấp có thẩmquyền quyết định quy hoạch cán bộ:

- Ban cán sự đảng, đảng đoàn [nơi có bancán sự đảng, đảng đoàn];

- Ban thường vụ đảng ủy khối trựcthuộc Trung ương;

- Cấp trưởng, cấp phó và bí thư đảngủy cơ quan của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể Trung ương [ở nhữngnơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn như: các ban đảng ở Trung ương, Vănphòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòngChính phủ, các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...]; lãnh đạo cấptrưởng, cấp phó và ban thường vụ đảng ủy các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương như:Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, Đài Truyềnhình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

- Đối với Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh là Ban Bí thư Trung ương Đoàn; đối với các tập đoàn, tổngcông ty nhà nước là: Ban Thường vụ Đảng ủy tập đoàn, tổngcông ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, cácthành viên Hội đồng thành viên; chủ tịch công đoàn của tậpđoàn, tổng công ty.

Các cơ quan có thẩm quyền nêu trên,dưới đây gọi chung là tập thể lãnh đạo.

1.2. Thẩm quyềnquy hoạch được thể hiện thông qua các côngviệc cụ thể sau:

[1] Xây dựng để đề xuất, báo cáo BộChính trị, Ban Bí thư [qua Ban Tổ chức Trung ương] phê duyệt quy hoạch các chứcdanh cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại cơ quan, đơn vị, bao gồm:

- Cấp trưởng và cấp phó của các ban,ngành, mặt trận, đoàn thể và tương đương; chủ tịch, phóchủ tịch Hội đồng Dân tộc; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm văn phòng và các ủy ban củaQuốc hội; Tổng Kiểm toán, phó tổng Kiểm toán. Nhà nước; cấp trưởng các ban, cơquan khác trực thuộc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng, thứtrưởng và tương đương.

Đối với Đảng ủy Khối các cơ quanTrung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương:ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy khối.

[2] Xây dựng và quyết định quy hoạchcác chức danh cán bộ đã phân cấp cho tập thể lãnh đạo trực tiếp quản lý, như: cấp trưởng, cấp phó các tổng cục, cục,vụ, viện và tương đương trực thuộc ban, bộ, ngành; chủ tịch hội đồng thànhviên, tổng giám đốc, kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên các tậpđoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc; giám đốc các doanh nghiệp độc lập trựcthuộc,.. [theo phân cấp quản lý cán bộ và phù hợp với pháp luật hiện hành].

Đối với Đảng ủy Khối các cơquan Trung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trungương: xây dựng quy hoạch và quyết định quy hoạch cácchức danh cán bộ công tác tại cơ quan đảng ủy khối.

[3] Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,giám sát cấp dưới xây dựng và thực hiện quy hoạch đối với các chức danh cánbộ đã phân cấp cho cấp dưới quản lý; phê duyệt và bổ sung quy hoạch cán bộ của cấp dưới trực tiếp.

Đối với Khối các cơ quanTrung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: tham gia ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cácchức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quảnlý là đảng viên thuộc khối; phê duyệt quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ vàcác chức danh bí thư, phó bí thư đảng ủy các đảng bộ trực thuộc khối.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: tham gia ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Chủtịch Hội đồng thành viên, Ủy viên Hội đồng thành viên,tổng giám đốc các doanh nghiệp có đảng bộ trực thuộc khối.

2. Quy trình xâydựng quy hoạch:

2.1. Chuẩn bị: Trước khi thực hiện quy trình quy hoạch, tập thể lãnh đạo tiến hànhcác công việc sau:

[1] Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cấptổng cục, cục, vụ, viện, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc và tươngđương, làm cơ sở để phát hiện nguồn cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp bộ, ban,ngành, đoàn thể ở Trung ương.

[2] Rà soát đội ngũ cán bộ và đánhgiá cán bộ:

- Rà soát, đánh giá chung đội ngũ cánbộ của ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị về chất lượng, số lượng, cơ cấu, nhất làvề trình độ, độ tuổi, ngành nghề, lĩnhvực công tác, cán bộ xuất thân từ công nhân, nữ, dân tộcít người...

- Đánh giá cán bộ diện tập thể lãnhđạo quản lý theo các nội dung nêu tại điểm 3.1, phần I của Hướng dẫn này.

- Trên cơ sở yêu cầu quy hoạch vàtiêu chuẩn cán bộ, phân loại cán bộ theo chiều hướng phát triển: cán bộ cótriển vọng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; cán bộ tiếp tục đảm nhận chức vụ cũ; cánbộ không đủ điều kiện bổ nhiệm lại….

[3] Xác định tiêu chuẩn chức danh cánbộ: Căn cứ vào nhiệm vụ của ban, bộ, ngành, cơ quan, đơnvị, tập thể lãnh đạo xác định cơ cấu, độ tuổi, tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ dựnguồn quy hoạch các chức danh. Bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi trong từng cấp lãnhđạo, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ dântộc ít người...

2.2. Các bướctiến hành quy hoạch:

Trên cơ sở quy hoạch của cấp dưới, vụ[hoặc ban] tổ chức cán bộ tổng hợp các thông tin cơ bản vềcán bộ, chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch và đề xuất danh sáchnhân sự có triển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh,báo cáo tập thể lãnh đạo cho ý kiến trước khi đưa ra lấy phiếu giới thiệu tạihội nghị cán bộ.

Các thông tin cơ bản gồm: họ và tên,năm sinh, năm vào Đảng, chức vụ, ngạch bậc công chức, đơnvị công tác, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tinhọc... tỷ lệ phiếu giới thiệu quyhoạch các chức danh ở cấp dưới.

Bước 1: Phát hiện, giới thiệunguồn quy hoạch:

1. Hội nghị cán bộ giớithiệu nguồn

Thành phần hội nghị:

- Đối với các ban, bộ, ngành: Ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạobộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; cấp trưởng, cấp phó các tổng cục, cục, vụ vàtương đương; trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; tổng giám đốc, phótổng giám đốc, thành viên hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty trựcthuộc bộ, ngành; bí thư đảng ủy và giám đốc các doanh nghiệp độc lập trực thuộc; bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ các đơn vị trực thuộc ban,bộ, ngành; thường vụ đảng ủy cơ quan; chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn ngành;trưởng các đoàn thể của cơ quan; các đồng chí chuyên gia, chuyên viên cao cấp.

- Đối với các đơn vị sựnghiệp trực thuộc Trung ương: Ủyviên Ban Chấp hành đảng bộ, lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó cáccơ quan, đơn vị trực thuộc; ủy viên ban biên tập; cấp trưởng, cấp phó và bí thưcấp ủy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; trưởng các đoàn thể của cơ quan; cácđồng chí chuyên gia, chuyên viên cao cấp.

- Đối với các doanh nghiệpNhà nước:Ủy viên ban chấp hànhđảng bộ, thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,trưởng ban, phó ban và tương đương của tập đoàn, tổng côngty; bí thư đảng ủy, giám đốc, phó giám đốc các đơn vị thành viên trực thuộc tậpđoàn, tổng công ty; trưởng các đoàn thể của cơ quantập đoàn, tổng công ty.

Nội dung: lấy phiếu giới thiệuquy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý côngtác tại ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị.

Tại hội nghị này không tổ chức lấyphiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc. Đốivới các chức danh này, tập thể lãnh đạo xem xét kết quả quy hoạch ở cấp dưới vàtham khảo ý kiến ban chấp hành đảng bộ cơ quan để xem xét, bỏ phiếu quyết địnhquy hoạch.

Trình tự:

- Lãnh đạo ban, bộ, ngành, cơ quanchủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quyhoạch các chức danh.

- Vụ [ban] tổ chức cán bộ phát danhsách kèm thông tin về cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch để cánbộ dự hội nghị nghiên cứu. Các đại biểu dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồnquy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.

- Các đại biểu dự hội nghị bỏ phiếugiới thiệu; ban tổ chức thu phiếu, kiểm phiếu.

Đối với những cơ quan, đơn vị cónhiều đơn vị trực thuộc, trú đóng phân tán thì không nhất thiết tổ chức hộinghị, có thể tham khảo ý kiến qua thư, nhưng phải bảo đảm khách quan, bí mậtthông tin giới thiệu [người tham gia bỏ phiếu giới thiệu gửi ý kiến của mìnhtới tập thể lãnh đạo trong phong bì do vụ [ban] tổ chức cán bộ chuẩn bị sẵn; mởbóc bì để kiểm phiếu cùng lúc].

2. Các thành viên lãnh đạo giới thiệu:

Các ủy viên đảng đoàn, ủy viên bancán sự đảng; ủy viên ban thường vụ đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; cấptrưởng, cấp phó các ban, ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cơ quan, đơn vị ởTrung ương; lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; bíthư đảng ủy, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc,phó tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nhà nước, giới thiệu:

- Người thay thế cương vị mình [2-3người];

- Nguồn quy hoạch các chức danh cánbộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại ban, bộ, ngành, cơquan, đơn vị.

3. Tổng hợp kết quả pháthiện, giới thiệu nguồn: Vụ [ban] tổ chức cán bộ tổnghợp kết quả giới thiệu quy hoạch của cấp dưới, của hội nghị cán bộ và thànhviên lãnh đạo, báo cáo tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất danh sách nhân sựđưa ra lấy ý kiến của ban chấp hành đảng bộ cơ quan.

Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến banchấp hành đảng bộ cơ quan:

Hội nghị ban chấp hành đảng bộ cơquan thảo luận, ghi phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danhlãnh đạo bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thưquản lý và các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Đối với cán bộ ở đơn vị trú đóng tạicác địa bàn xa, không sinh hoạt đảng ở đảng bộ cơ quan thì tham khảo ý kiến củaban thường vụ đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảngcó cán bộ công tác.

Bước 3. Ban cán sự đảng, đảngđoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định quy hoạch cán bộ:

Trên cơ sở nghiên cứu kết quả giớithiệu của các bước trên, hội nghị ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạocơ quan, đơn vị thảo luận, ghi phiếu quyết định:

- Giới thiệu cán bộ quy hoạch cácchức danh lãnh đạo ban, bộ, ngành thuộc diên Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư [qua Ban Tổ chức Trung ương].

- Quyết định quy hoạch các chức danhlãnh đạo các đơn vị trực thuộc do ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan,đơn vị quản lý.

Khi ghi phiếu, mỗi thành viên tập thể lãnh đạo có thể chọn giới thiệu 2-3 người cho một chức danh vàmột người quy hoạch tối đa vào 2-3 chức danh và chú ý bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổitrong các chức danh cán bộ; dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm.

Các đồng chí được trên 50% tổng sốthành viên tập thể lãnh đạo bỏ phiếu tán thành thì đưa vàodanh sách quy hoạch. Kết quả quy hoạch phải bảo đảm mỗi chức danh lãnh đạo cóít nhất 2-3 cán bộ dự nguồn. Các tập thế lãnh đạo cần quan tâm xem xét, đưa vàoquy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ có triển vọng phát triển chưa là đảng viên.

3. Địnhkỳ xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch:

Trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội toàn quốccủa Đảng, các ban, bộ, ngành, mặt trận, đoàn thể chỉ xây dựng quy hoạch cán bộ01 lần, đồng thời hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung quyhoạch. Cụ thể như sau:

- Vào đầu năm thứ hai của nhiệm kỳĐại hội Đảng toàn quốc, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành, cơ quan củaĐảng và Nhà nước xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ tớivà các nhiệm kỳ tiếp theo với đầy đủ các bước như quy trình đã hướng dẫn [riêngđối với nhiệm kỳ này, thời gian xây dựng quy hoạch chậm nhất trong tháng 01/2013].

- Vào đầu năm thứ hai của nhiệm kỳĐại hội, các tổ chức, đoàn thể xây dựng quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ mới vàcác nhiệm kỳ tiếp theo của tổ chức, đoàn thể mình với đầy đủ các bước như quytrình hướng dẫn [riêng đối với nhiệm kỳ này, thời gian xây dựng quy hoạch chậmnhất trong tháng 01/2013].

- Trong những năm tiếp theo, các tậpthể lãnh đạo rà soát, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đưa ra khỏi quyhoạch những đồng chí không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện vànhững đồng chí uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hàng năm.

Khi rà soát, bổ sung quy hoạch, cáctập thể lãnh đạo căn cứ vào đánh giá cán bộ hằng năm để xem xét, bỏ phiếu quyếtđịnh, không cần thực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu.

4. Vềđộ tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch:

Chỉ đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơnđối với những đồng chí còn đủ tuổi bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo [ví dụ: các đồng chí quy hoạch lần đầu vàocác chức danh lãnh đạo, quản lý của nhiệm kỳ 2016-2021 ít nhất phải đủ tuổicông tác trọn nhiệm kỳ 2016-2021: năm sinh từ năm 1961, nữ sinh từ năm 1966 trở lại đây].Các đồng chí được bổ sung vào quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại cũng cần đủ tuổicông tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ bổ nhiệm [5 năm].

III. QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộtheo quy hoạch:

Căn cứ vào quy hoạch cán bộ và tiêuchuẩn chức danh quy hoạch, ban thường vụ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy,tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạchluân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch.

Cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệtquy hoạch đồng thời với phê duyệt kế hoạch luân chuyển,đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộthuộc cấp mình quản lý; kiểm tra cho ý kiến về kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ theo quyhoạch của cấp dưới.

2.Bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch:

- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồidưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử giữ các chức vụ lãnhđạo, quản lý các cấp nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ.

- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp trênnói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới; ở các địa phương,thành viên ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố nói chung phải kinh qua bí thư hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố trực thuộc.

- Khi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứngcử vào chức danh nào thì phải chọn cán bộ có trong quy hoạch của chức danh đó;trường hợp thật đặc biệt mới chọn các đồng chí trong quy hoạch các chức danhtương đương.

- Trong tờ trình Bộ Chính trị, Ban Bíthư và các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, cần nêu rõ vềnhân sự có trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hay không; nếukhông thì giải trình rõ lý do.

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban thường vụcác tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, bancán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơnvị, doanh nghiệp nhà nước.., căn cứ vào Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004,Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị [khóa XI] về công tác quyhoạch cán bộ và Hướng dẫn này, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới xâydựng và thực hiện quy hoạch cán bộ và đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạchcán bộ ở cấp mình.

- Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư[qua Ban Tổ chức Trung ương] phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ thuộcdiện Trung ương quản lý công tác ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Thời gianbáo cáo trước 31/01 hằng năm đối với quy hoạch đầu nhiệm kỳ và rà soát, bổ sungquy hoạch hằng năm.

- Những nơi đã tiến hành xây dựng quyhoạch đầu nhiệm kỳ [trong năm 2012], thì không nhất thiết phải làm lại quyhoạch, tập thể lãnh đạo căn cứ Hướng dẫn này để rà soát, bổ sung.

2. Ban Tổ chứcTrung ương:

- Nghe báo cáo và tham gia ý kiến vềquy hoạch cán bộ của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, ban, bộ, ngành, cơ quan,đơn vị trực thuộc Trung ương;

- Được sự ủy quyền của Bộ Chính trị,Ban Bí thư xem xét, phê duyệt quy hoạch và bổ sung nhân sựtừ nơi khác vào quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bíthư quản lý, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thông báo lại cho địa phương,cơ quan, đơn vị; phê duyệt kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trísắp xếp các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

- Tổng hợp nguồn quy hoạch các chứcdanh lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, cơ quan, đơn vị, báo cáo Bộ Chínhtrị để xây dựng mới và rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nướcnhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Hướng dẫn này thay cho Hướng dẫn số22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008 và các hướng dẫn trước đây của Ban Tổ chức Trungương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trong quá trình thực hiện nếu có gìvướng mắc, đề nghị các đồng chí kịp thời trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương đểxem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư [để b/c],
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,
- Ban Tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Vụ TCCB các bộ, ban, ngành, đoàn thể TW,
- Lãnh đạo Ban TCTW và các vụ, đơn vị trong Ban.
- Lưu VP, Vụ THCB.

TRƯỞNG BAN

Tô Huy Rứa

Video liên quan

Chủ Đề