Hướng dẫn cho người mới chơi cầu lông

Phần 1: Trang thiết bị

- Chọn giầy: đây là dụng cụ rất quan trọng vì đơn giản cầu lông là di chuyển,giầy thể thao cũng ko vấn đề. Tuy nhiên càng đánh nhiều các bạn càng nên đầu tư vào giầy của các hãng nổi tiếng, đặc điểm của giầy cầu lông là phải nhẹ nhưng đủ bền.

- Chọn mua vợt: Giải thích vài thông số trên vợt khi chọn mua:
Mặt vợt classic là loại hình oval cổ điển, isometric là loại mặt hình vuông hiện đại. Có chữ Isometric nghĩa là mặt vợt vuông.
2U/3U/4U là kí hiệu trọng lượng của vợt, U càng lớn vợt càng nhẹ.
2U: nặng trong khoảng 90-95 gram
3U: nặng trong khoảng 85-89 gram
4U: nặng trong khoảng 80-84 gram
5U: nhỏ hơn 80 gram
Vợt càng nặng thì khi đập sẽ càng mạnh nhưng đánh bình thường tốn sức hơn.
G2/G3/G4/G5 là độ lớn của chu vi cán vợt. G càng lớn tay cầm càng nhỏ. Tùy tay người chơi mà chọn độ lớn vừa phải. Mức trung bình thường là 3U/G3, với người châu Á thì G4-G5 là vừa phải.
Sức căng của lưới ví dụ 17-22lbs/ 7,5kg-9,5kg là mức căng có bảo hành của nhà sản xuất.
Vợt tiêu chuẩn có độ dài khoảng 665mm, những vợt có chữ Long sẽ dài 675mm +- 5mm.
Độ cứng thân vợt [Flexibility] chia làm nhiều kiểu từ dẻo, trung bình, cứng, rất cứng.

Nhận xét chung về các hãng vợt:
Yonex: hãng thể thao số 1 thế giới về cầu lông, chất lượng tốt nhưng giá đắt và lực căng lưới có bảo hành rất thấp, thường chỉ đến 9,5kg cho những vợt bình thường, vì vậy tự căng 11kg chẳng hạn sẽ ko được bảo hành.Victor: chất lượng khá ổn, giá rẻ hơn, lực căng có bảo hành max 12kg, thường được căng sẵn cước Ashaway.
Proace: chất lượng cũng ổn, thân thường cứng, giá rẻ, lực căng có bảo hành thường 11-12kg.
Lining .....
Mua vợt nên thử kĩ, nếu lối chơi thiên về tấn công, đập cầu thì nên chọn vợt đầu nặng, thân cứng, thân dài 675mm. Nếu lối chơi thiên về phòng thủ, bỏ nhỏ, kĩ thuật có thể chọn các vợt nhẹ. Phụ nữ thường thích chọn vợt dẻo đến trung bình, ko quá nặng. Các bạn nên ra tận nơi cầm thử vợt, đập thử xem độ cứng thân và cản khí có hợp với mình không. Tuy nhiên nên nhớ vợt chỉ đóng góp khoảng 10 đến 20% thành công, còn lại là kĩ thuật của các bạn.

- Chọn mua cầu: Cầu thường có 3 loại chia theo tốc độ: chậm, trung bình, nhanh. Nhớ đọc kĩ bên ngoài hộp trước khi mua.
Phần 2: Chọn sức căng lưới phù hợp?

Lưới chính là thành phần tiếp xúc trực tiếp giữa cầu và vợt, góp phần truyền lực từ tay ta qua thân vợt sang quả cầu. Chọn được sức căng lưới và loại cước phù hợp đôi khi có thể làm sống lại hoàn toàn cảm giác say mê trong bạn

Sức căng lưới được đo bằng pounds [lbs] hoặc kg. Nhiều người thi nhau chạy đua đẩy sức căng lên cao vì nghĩ rằng càng to càng tốt, càng to càng chuyên nghiệp - mà có khi cũng đúng
Lực căng quá thấp sẽ khiến bạn đập cầu ko có lực, điều khiển cầu ko được chính xác. Ngược lại lực căng quá cao so với bản thân sẽ khiến đánh bị đau tay thậm chí chấn thương, điều khiển cầu cũng ko chính xác. Lực căng ko phù hợp sẽ khiến bạn mất đi cảm hứng. Thường khi bạn mới mua vợt lực căng lưới sẽ vào khoảng 20 lbs [9kg] phù hợp cho hầu hết người mới chơi. Sau một thời gian bạn sẽ tự cảm nhận được nó là quá yếu hay quá mạnh so với bản thân mình. Khi căng lại lưới hãy tăng hoặc giảm mỗi lần 1kg tới khi đạt mức tối ưu. Mỗi người có một mức căng riêng phù hợp với thể lực, ko thể có mức chuẩn, tuy nhiên theo nhiều gợi ý:
- Người mới chơi: tối đa 20 lbs [9kg]
- Người chơi trung bình: 21-24 lbs [9,5 đến 11kg]
- Người chơi thường xuyên: 25 lbs trở lên



Phần 3: Kĩ năng cơ bản


Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi chính xác và hiệu quả, ko cần màu mè hoa mỹ, thể lực bạn có hạn và bạn phải sử dụng một cách hiệu quả nhất có thể. Bên cạnh chú ý cách cầm vợt cho đúng, có vài kĩ năng cơ bản cho người mới chơi có thể giới thiệu qua:

- Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất là di chuyển [footwork]. Miễn di chuyển thế nào để đánh cầu nhanh nhất là được, phải tập trên sân mới thành thạo.

- Thứ hai là các cú đánh cơ bản [strokes]:
1. Phát cầu [tất nhiên rồi]: rất biến hóa, cơ bản có phát cầu thuận hoặc trái tay, theo thời gian sẽ biết cả thôi.
2. Clear: thường xuyên được sử dụng vì đơn giản nó là biện pháp an toàn, cho bạn thời gian chuẩn bị. Khi vào thế bị động cách đơn giản nhất nhất là clear tốt, nghĩa đánh trả cầu bổng về sát vạch cuối sân đối phương.
3. Drop shot [bỏ nhỏ]: mục đích là kéo đối phương chạy lên phần trước và giữa sân, nhiều khi ăn điểm trực tiếp.
4. Smash [đập]: mục đích là đập cho sướng,kĩ thuật nhảy đập rất khó, ai hơi béo cố gắng luyện tập..
5. Drive [tiếng việt gọi là đánh cầu tạt ]: đánh ngang vai với tốc độ cao, sử dụng khi cầu hơi thấp ko đập được.
6. Net play [lên lưới]: có thể lên lưới để bỏ nhỏ, để đập hoặc để đẩy cầu về cuối sân.

- Thứ ba giới thiệu về đội hình đánh đôi để tránh việc tranh nhau:
1. Đội hình tấn công: 2 người đứng trên dưới, sử dụng khi đội chúng ta ở thế tấn công, nghĩa là đối phương trả cầu cao, ta có thể đập hay làm gì tùy thích.
2. Đội hình phòng thủ: 2 người đứng song song, mỗi người nửa sân, sử dụng khi đội chúng ta ở thế phòng thủ, ví dụ sau khi ta buộc phải trả cầu cao. Tóm lại bên nào có khả năng đập là bên đó đang tấn công, bên kia phòng thủ.

- Thứ tư là luật chơi: luật mới 21 điểm. Cứ bên nào ăn là cộng luôn 1 điểm đồng thời đổi phát cầu.
Cứ nhớ là chẵn phải lẻ trái.
Điểm bên mình chẵn: phát từ nửa sân phải của mình
Điểm bên mình lẻ: phát từ nửa sân trái của mình
Ví dụ: tỉ số là 0-0
Bên 0 phát trước sẽ bắt đầu từ nửa sân phải
Tỉ số là 1-0
Bên 1 sẽ phát cầu từ nửa sân bên trái.

Khi đã thành thạo các cú đánh cơ bản các bạn có thể xây dựng cho mình một phong cách chơi riêng và học cách đánh ngụy trang/đánh lừa. Chúc mọi người chơi vui vẻ
HUYỀN TRÂN said:
Phần 1: Trang thiết bị

- Chọn giầy: đây là dụng cụ rất quan trọng vì đơn giản cầu lông là di chuyển,giầy thể thao cũng ko vấn đề. Tuy nhiên càng đánh nhiều các bạn càng nên đầu tư vào giầy của các hãng nổi tiếng, đặc điểm của giầy cầu lông là phải nhẹ nhưng đủ bền.

- Chọn mua vợt: Giải thích vài thông số trên vợt khi chọn mua:
Mặt vợt classic là loại hình oval cổ điển, isometric là loại mặt hình vuông hiện đại. Có chữ Isometric nghĩa là mặt vợt vuông.
2U/3U/4U là kí hiệu trọng lượng của vợt, U càng lớn vợt càng nhẹ.
2U: nặng trong khoảng 90-95 gram
3U: nặng trong khoảng 85-89 gram
4U: nặng trong khoảng 80-84 gram
5U: nhỏ hơn 80 gram
Vợt càng nặng thì khi đập sẽ càng mạnh nhưng đánh bình thường tốn sức hơn.
G2/G3/G4/G5 là độ lớn của chu vi cán vợt. G càng lớn tay cầm càng nhỏ. Tùy tay người chơi mà chọn độ lớn vừa phải. Mức trung bình thường là 3U/G3, với người châu Á thì G4-G5 là vừa phải.
Sức căng của lưới ví dụ 17-22lbs/ 7,5kg-9,5kg là mức căng có bảo hành của nhà sản xuất.
Vợt tiêu chuẩn có độ dài khoảng 665mm, những vợt có chữ Long sẽ dài 675mm +- 5mm.
Độ cứng thân vợt [Flexibility] chia làm nhiều kiểu từ dẻo, trung bình, cứng, rất cứng.

Nhận xét chung về các hãng vợt:
Yonex: hãng thể thao số 1 thế giới về cầu lông, chất lượng tốt nhưng giá đắt và lực căng lưới có bảo hành rất thấp, thường chỉ đến 9,5kg cho những vợt bình thường, vì vậy tự căng 11kg chẳng hạn sẽ ko được bảo hành.Victor: chất lượng khá ổn, giá rẻ hơn, lực căng có bảo hành max 12kg, thường được căng sẵn cước Ashaway.
Proace: chất lượng cũng ổn, thân thường cứng, giá rẻ, lực căng có bảo hành thường 11-12kg.
Lining .....
Mua vợt nên thử kĩ, nếu lối chơi thiên về tấn công, đập cầu thì nên chọn vợt đầu nặng, thân cứng, thân dài 675mm. Nếu lối chơi thiên về phòng thủ, bỏ nhỏ, kĩ thuật có thể chọn các vợt nhẹ. Phụ nữ thường thích chọn vợt dẻo đến trung bình, ko quá nặng. Các bạn nên ra tận nơi cầm thử vợt, đập thử xem độ cứng thân và cản khí có hợp với mình không. Tuy nhiên nên nhớ vợt chỉ đóng góp khoảng 10 đến 20% thành công, còn lại là kĩ thuật của các bạn.

- Chọn mua cầu: Cầu thường có 3 loại chia theo tốc độ: chậm, trung bình, nhanh. Nhớ đọc kĩ bên ngoài hộp trước khi mua.
Phần 2: Chọn sức căng lưới phù hợp?

Lưới chính là thành phần tiếp xúc trực tiếp giữa cầu và vợt, góp phần truyền lực từ tay ta qua thân vợt sang quả cầu. Chọn được sức căng lưới và loại cước phù hợp đôi khi có thể làm sống lại hoàn toàn cảm giác say mê trong bạn
Sức căng lưới được đo bằng pounds [lbs] hoặc kg. Nhiều người thi nhau chạy đua đẩy sức căng lên cao vì nghĩ rằng càng to càng tốt, càng to càng chuyên nghiệp - mà có khi cũng đúng
Lực căng quá thấp sẽ khiến bạn đập cầu ko có lực, điều khiển cầu ko được chính xác. Ngược lại lực căng quá cao so với bản thân sẽ khiến đánh bị đau tay thậm chí chấn thương, điều khiển cầu cũng ko chính xác. Lực căng ko phù hợp sẽ khiến bạn mất đi cảm hứng. Thường khi bạn mới mua vợt lực căng lưới sẽ vào khoảng 20 lbs [9kg] phù hợp cho hầu hết người mới chơi. Sau một thời gian bạn sẽ tự cảm nhận được nó là quá yếu hay quá mạnh so với bản thân mình. Khi căng lại lưới hãy tăng hoặc giảm mỗi lần 1kg tới khi đạt mức tối ưu. Mỗi người có một mức căng riêng phù hợp với thể lực, ko thể có mức chuẩn, tuy nhiên theo nhiều gợi ý:
- Người mới chơi: tối đa 20 lbs [9kg]
- Người chơi trung bình: 21-24 lbs [9,5 đến 11kg]
- Người chơi thường xuyên: 25 lbs trở lên


Phần 3: Kĩ năng cơ bản

Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi chính xác và hiệu quả, ko cần màu mè hoa mỹ, thể lực bạn có hạn và bạn phải sử dụng một cách hiệu quả nhất có thể. Bên cạnh chú ý cách cầm vợt cho đúng, có vài kĩ năng cơ bản cho người mới chơi có thể giới thiệu qua:

- Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất là di chuyển [footwork]. Miễn di chuyển thế nào để đánh cầu nhanh nhất là được, phải tập trên sân mới thành thạo.

- Thứ hai là các cú đánh cơ bản [strokes]:
1. Phát cầu [tất nhiên rồi]: rất biến hóa, cơ bản có phát cầu thuận hoặc trái tay, theo thời gian sẽ biết cả thôi.
2. Clear: thường xuyên được sử dụng vì đơn giản nó là biện pháp an toàn, cho bạn thời gian chuẩn bị. Khi vào thế bị động cách đơn giản nhất nhất là clear tốt, nghĩa đánh trả cầu bổng về sát vạch cuối sân đối phương.
3. Drop shot [bỏ nhỏ]: mục đích là kéo đối phương chạy lên phần trước và giữa sân, nhiều khi ăn điểm trực tiếp.
4. Smash [đập]: mục đích là đập cho sướng,kĩ thuật nhảy đập rất khó, ai hơi béo cố gắng luyện tập..
5. Drive [tiếng việt gọi là đánh cầu tạt ]: đánh ngang vai với tốc độ cao, sử dụng khi cầu hơi thấp ko đập được.
6. Net play [lên lưới]: có thể lên lưới để bỏ nhỏ, để đập hoặc để đẩy cầu về cuối sân.

- Thứ ba giới thiệu về đội hình đánh đôi để tránh việc tranh nhau:
1. Đội hình tấn công: 2 người đứng trên dưới, sử dụng khi đội chúng ta ở thế tấn công, nghĩa là đối phương trả cầu cao, ta có thể đập hay làm gì tùy thích.
2. Đội hình phòng thủ: 2 người đứng song song, mỗi người nửa sân, sử dụng khi đội chúng ta ở thế phòng thủ, ví dụ sau khi ta buộc phải trả cầu cao. Tóm lại bên nào có khả năng đập là bên đó đang tấn công, bên kia phòng thủ.

- Thứ tư là luật chơi: luật mới 21 điểm. Cứ bên nào ăn là cộng luôn 1 điểm đồng thời đổi phát cầu.
Cứ nhớ là chẵn phải lẻ trái.
Điểm bên mình chẵn: phát từ nửa sân phải của mình
Điểm bên mình lẻ: phát từ nửa sân trái của mình
Ví dụ: tỉ số là 0-0
Bên 0 phát trước sẽ bắt đầu từ nửa sân phải
Tỉ số là 1-0
Bên 1 sẽ phát cầu từ nửa sân bên trái.

Khi đã thành thạo các cú đánh cơ bản các bạn có thể xây dựng cho mình một phong cách chơi riêng và học cách đánh ngụy trang/đánh lừa. Chúc mọi người chơi vui vẻ
Click to expand...
Lâu rồi mới thấy chị Trân post bài đó

Video liên quan

Chủ Đề