Hướng dẫn cách tiêm bắp tay

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 15 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 39.185 lần.

Học cách tiêm bắp có thể là việc cần thiết nếu bạn hay người thân mắc một căn bệnh đòi hỏi phải tiêm thuốc. Bác sĩ sẽ quyết định vấn đề này khi họ khám bệnh và nhân viên y tế cũng hướng dẫn bạn cách tiêm thuốc vào bắp. Bạn phải làm theo hướng dẫn của họ và nhờ họ hướng dẫn kỹ thuật thực hiện.

  1. Vệ sinh tốt là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng. Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 20 giây.
  2. Xác định vị trí tiêm thuốc và mô tả cảm giác khi thuốc đi vào cơ thể nếu bệnh nhân chưa biết.
    • Một số thuốc gây đau hoặc đau nhói lúc ban đầu sau khi tiêm. Đa số các thuốc không gây đau, nhưng quan trọng là bệnh nhân cần được nhận thức về vấn đề này để giảm căng thẳng do không biết.
  3. Trước khi tiêm bạn phải tiệt trùng và vệ sinh sạch mảng da trên vị trí cơ cần tiêm thuốc. Như đã nói, việc này nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng do tiêm gây ra.
    • Để cồn khô trong không khí sau 30 giây. Không chạm vào khu vực đó cho đến khi tiêm, nếu không bạn cần phải vệ sinh lại vị trí này.
  4. Bệnh nhân sẽ đau nếu vị trí cơ nhận thuốc bị căng, vì vậy họ cần thả lỏng cơ tối đa để đảm bảo không đau nhiều khi tiêm.
    • Đôi khi bạn nên làm xao nhãng bệnh nhân trước khi tiêm bằng cách đặt một số câu hỏi về cuộc sống của họ. Khi bệnh nhân bị xao nhãng cơ bắp họ có khuynh hướng thả lỏng nhiều hơn.
    • Một số người muốn được định vị cơ thể sao cho không nhìn thấy quá trình tiêm thuốc. Nhìn thấy kim đâm vào cơ thể có thể khiến họ lo lắng và sợ, không chỉ dẫn đến cảm giác bồn chồn mà còn làm căng cơ. Để giúp bệnh nhân thả lỏng bạn nên đề nghị họ nhìn sang hướng khác nếu muốn.
  5. Bắt đầu tháo nắp đậy và đâm nhẹ nhàng ở góc 90 độ so với mặt da. Nếu bạn đang học tiêm thì không nên đâm kim nhanh, vì bạn cần đảm bảo kim không đi vào quá sâu và chạm xương. Khoảng một phần ba kim vẫn còn nằm ngoài da. Cẩn thận không nên đâm kim quá nhanh để phòng đâm nhầm vị trí hoặc gây tổn thương cho da nhiều hơn cần thiết.
    • Trong quá trình thực hành bạn sẽ quen dần và tốc độ tiêm nhanh hơn. Đâm kim càng nhanh bệnh nhân càng ít đau, nhưng bạn không nên đánh đổi sự an toàn lấy tốc độ.
    • Trước khi tiêm bạn nên dùng tay không thuận kéo phần da xung quanh chỗ tiêm thuốc lên [vì tay thuận phải cầm ống tiêm]. Kéo da lên giúp bạn đánh dấu chính xác mục tiêu, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân khi kim đi vào.
  6. Sau khi đâm kim và trước khi tiêm thuốc, bạn kéo pít-tông về sau một chút. Điều này có vẻ không hợp lý nhưng quan trọng vì nếu máu chảy vào ống tiêm khi kéo pít-tông, đó là dấu hiệu kim đâm đúng vào mạch máu mà không nằm trong cơ. Bạn sẽ phải làm lại từ đầu bằng kim và ống tiêm mới nếu xảy ra điều này.
    • Thuốc được thiết kế để tiêm vào cơ, không phải vào mạch máu, do đó nếu bạn thấy máu khi kéo pít-tông thì phải rút kim ra và vứt bỏ. Sử dụng một cây kim mới và chọn vị trí tiêm khác - không cố tiêm vào cùng vị trí trước đó.
    • Điều này không đáng lo miễn là bạn thấy máu trước khi bắt đầu tiêm thuốc.
    • Thông thường kim sẽ tự đi đúng vào cơ, hiếm khi đâm trúng mạch máu nhưng kiểm tra an toàn luôn luôn tốt hơn là phải hối tiếc sau đó.
  7. Tiêm thuốc nhanh để giảm đau là tốt nhất, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Đó là vì thuốc cần có không gian trống trong cơ để lấp đầy, và mô xung quanh sẽ phải giãn ra để tiếp nhận chất lỏng bơm vào. Tiêm chậm là cách để cơ có thời gian giãn ra và giảm đau cho bệnh nhân.
  8. Kéo kim ra khi bạn biết chắc tất cả thuốc đã được tiêm vào cơ thể.
    • Sử dụng miếng gạc 2 x 2 nhẹ nhàng ấn vào vị trí tiêm. Bệnh nhân có thể hơi khó chịu nhưng việc này là bình thường. Nhờ người bệnh giữ miếng gạc trong khi bạn vứt bỏ kim tiêm.
  9. Không bỏ kim tiêm vào thùng rác sinh hoạt. Bạn nên mua một chiếc thùng nhựa cứng chuyên dùng để chứa kim và ống tiêm đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể dùng lon sô-đa hoặc chai nhựa khác có nắp vặn. Nhớ sử dụng lon chứa vừa với kích thước kim và ống tiêm để kim không đâm xuyên qua thân lon.
    • Hỏi nhân viên y tế hoặc dược sĩ về yêu cầu của địa phương đối với việc hủy bỏ ống và kim tiêm đã qua sử dụng. Quảng cáo
  1. Việc tiêm thuốc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn hiểu cơ chế đằng sau những gì mình đang làm.
    • Ống tiêm gồm có ba bộ phận chính: kim, ống chứa và pít-tông. Kim dùng để đâm vào cơ; ống chứa có vạch chia theo cc [centimet khối] hoặc ml [mililít] với chữ số cạnh bên, dùng để chứa thuốc; pít-tông dùng để rút thuốc vào và đẩy thuốc ra khỏi ống chứa.
    • Thuốc tiêm bắp được đo theo cm3 hoặc ml. Lượng thuốc trong một cc bằng với một ml.
  2. Cơ thể con người có một số điểm dễ tiếp nhận thuốc.
    • Cơ đùi ngoài: Đầu tiên bạn chia đùi thành ba phần bằng nhau. Phần ở giữa là nơi có thể tiêm thuốc. Đùi là nơi phù hợp để tiêm thuốc vì nó dễ quan sát. Đó cũng là vị trí tiêm phù hợp cho trẻ nhỏ dưới ba tuổi.
    • Cơ bụng-mông [hông]: Để xác định đúng vị trí bạn đặt lòng bàn tay lên má ngoài phần trên của đùi, nơi tiếp cận với mông. Ngón cái chỉ vào bẹn và các ngón tay còn lại chỉ về phía đầu bệnh nhân. Tách ngón đầu tiên với ba ngón kia để tạo thành hình chữ V. Bạn sẽ sờ thấy mép xương chạy dọc theo đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn. Chỗ có thể tiêm thuốc nằm ở giữa chữ V. Hông là nơi phù hợp để tiêm thuốc cho người lớn và trẻ em trên bảy tháng tuổi.
    • Cơ bắp tay: Vén áo để lộ hoàn toàn bắp tay. Sờ tìm xương chạy ngang qua mặt trên của bắp tay. Đó gọi là xương mỏm cùng vai. Gốc của xương này là nơi hình thành đáy hình tam giác. Đỉnh hình tam giác nằm ngay dưới trung điểm của đáy và khoảng ngang tầm với nách. Vị trí có thể tiêm thuốc nằm ở tâm của tam giác, 2,5 đến 5,1cm dưới xương mỏm cùng vai. Không nên tiêm thuốc vào chỗ này nếu bệnh nhân rất gầy hoặc cơ rất ít.
    • Cơ mông: Để lộ một bên mông. Sử dụng bông gòn tẩm cồn vẽ một đường từ đỉnh của kẽ mông về một bên cơ thể. Tìm trung điểm của đường thẳng đó và kẻ lên trên 7,6cm. Từ điểm đó, vẽ một đường thẳng khác hướng xuống và đi ngang qua đường đầu tiên, kết thúc khoảng giữa mông. Bây giờ bạn đã có một hình chữ thập. Bạn sẽ sờ thấy một xương vòng cung ở góc phần tư phía ngoài bên trên. Chỗ tiêm nằm ở góc phần tư này và bên dưới xương vòng cung đó. Không tiêm vào vị trí này đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới ba tuổi vì cơ của chúng chưa phát triển đủ.
  3. Mỗi người có một vị trí phù hợp nhất để tiêm thuốc, do đó bạn nên xem xét một số yếu tố trước khi tiến hành:
    • Tuổi tác. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em từ 2 tuổi trở xuống, cơ đùi là tốt nhất. Với trẻ em từ ba tuổi trở lên, bạn có thể chọn cơ đùi hoặc cơ đen-ta. Bạn nên sử dụng cỡ kim từ 22 đến 30 [chủ yếu phụ thuộc vào độ sệt của thuốc - bác sĩ sẽ cho bạn biết nên dùng cỡ kim nào].
      • Lưu ý: Đối với trẻ còn rất nhỏ thì bạn nên dùng kim nhỏ hơn. So với cơ bắp tay, cơ đùi có thể tiếp nhận kim lớn hơn.
    • Xem xét vị trí tiêm thuốc trước đó. Nếu bệnh nhận vừa được tiêm ở vị trí này thì bạn nên tiêm ở vị trí khác, như vậy sẽ tránh hình thành sẹo và tổn thương da.
  4. Một số ống tiêm đã được bơm sẵn thuốc, cũng có khi thuốc được cung cấp trong lọ và bạn cần phải rút vào ống. Trước khi rút thuốc từ lọ bạn phải chắc chắn đã lấy đúng thuốc, thuốc không quá hạn, không biến màu hoặc có vật lạ trôi nổi bên trong. Nếu là lọ thuốc mới thì bạn phải kiểm tra niêm phong chưa rách.
    • Vô trùng miệng lọ bằng bông gòn tẩm cồn.
    • Cầm ống tiêm với đầu kim hướng lên, nắp lọ thuốc vẫn còn đóng. Rút pít-tông đến vạch chia tương ứng với lượng thuốc cần tiêm để rút không khí vào.
    • Đâm kim qua nắp cao su của lọ và đẩy pít-tông vào, khi đó không khí sẽ bị đẩy vào lọ thuốc.
    • Chổng ngược lọ thuốc và đầu kim đang nằm trong thuốc, bạn kéo pít-tông ngược lại đến liều lượng cần tiêm [hoặc qua một chút nếu có bọt khí]. Búng ngón tay vào ống tiêm để đẩy bọt khí lên đỉnh, sau đó đẩy chúng vào lọ. Kiểm tra đảm bảo có đúng lượng thuốc trong ống.
    • Rút kim ra khỏi lọ thuốc. Nếu không sử dụng ngay thì bạn phải đậy nắm kim tiêm. Quảng cáo
  • Khi tiêm bắp, động tác đâm kim tạo ra một đường dẫn hẹp giữa các mô, và thuốc có thể rò rỉ ra khỏi cơ thể qua đường dẫn này. Tiêm zich zắc giúp giảm kích ứng da và cho phép thuốc hấp thu tốt hơn vì các mô cơ khóa kín không để thuốc rỉ ra.
  • Giữ chắc tay để cố định vùng da và lớp mô bên dưới.
  • Kéo pít-tông về sau một chút để kiểm tra có máu rút vào không, sau đó đẩy chậm để tiêm thuốc.

Đường dẫn hình zich zắc sẽ đóng kín sau khi kim rút ra để thuốc không thể rò rỉ theo đó ra ngoài. Kết quả là bệnh nhân ít khó chịu hơn và tổn thương tại chỗ tiêm cũng ít hơn.

Chủ Đề