Hợp đồng không có giá trị pháp lý

Hiện nay, trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp, khi người đại diện theo pháp luật ký kết các hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty. Thông thường, người đại diện theo pháp luật ký và đóng dấu pháp nhân công ty trong hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, người đại diện theo pháp luật ký trong các hợp đồng, giao dịch nhưng không đóng dấu pháp nhân. Vậy câu hỏi đặt ra là hợp đồng, giao dịch đó có giá trị pháp lý hay không? Khi xảy ra tranh chấp thì công ty hay người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm đối với hợp đồng, giao dịch này?
1. Hợp đồng, giao dịch của công ty do người đại diện theo pháp luật ký mà không đóng dấu công ty có hiệu lực pháp luật không?
– Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp:

+ Việc quản lý, sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty
+ Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
– Như vậy, trong trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về việc phải đóng dấu công ty trong hợp đồng, văn bản thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo điều lệ công ty, hoặc do các bên thỏa thuận. Do vậy, đối với các hợp đồng, giao dịch, văn bản thông thường mà các bên không có thỏa thuận gì về việc phải đóng dấu trong văn bản và Điều lệ không có quy định thì vẫn sẽ có hiệu lực theo quy định pháp luật mà không bắt buộc phải có con dấu pháp nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch, văn bản, hợp đồng của công ty đều được đóng dấu để tăng sự tin cậy đối với đối tác, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có. Và các văn bản của công ty nộp cho cơ quan có thẩm quyền hầu hết là không được tiếp nhận nếu không có dấu pháp nhân.
Ví dụ:
Ông Đ [người đại diện theo pháp luật] nhân danh công ty K ký kết hợp đồng mua bán trang thiết bị cho công ty. Trong hợp đồng có chữ ký của ông Đ nhưng không có đóng dấu của công ty K thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực giữa các bên [nếu Điều lệ công ty K không quy định bắt buộc phải đóng dấu công ty trong các hợp đồng, giao dịch phục vụ hoạt động của công ty do người đại diện theo pháp luật ký nhân danh công ty và các bên không có sự thỏa thuận về việc phải đóng dấu công ty trong văn bản].
2. Khi xảy ra tranh chấp thì chủ thể nào chịu trách nhiệm với hợp đồng, giao dịch
– Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
– Như vậy, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện việc ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty và đúng theo phạm vi đại diện quy định trong Điều lệ công ty để phục vụ cho hoạt động của công ty thì khi có tranh chấp, công ty là chủ thể chịu trách nhiệm đối với quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng được xác lập.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ vượt quá phạm vi đại diện theo quy định trong Điều lệ, thì phần nghĩa vụ vượt quá do người đại diện chịu trách nhiệm.

Luật Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email:
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Skip to content

Em là Nhị Cường, đầu năm kinh chúc luật sư luôn sức khỏe, hạnh phúc và làm ăn phát đạt. Chuyện là em đang chuẩn bị sang Trung Quốc nhập hàng trang sức về bán. Vì tổng giá trị đơn hàng cũng khá cao nên em đã thuê một công ty vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Đây là lần đầu em ký hợp đồng để làm dịch vụ nên không khỏi bỡ ngỡ. Bên cung cấp dịch vụ có cam kết là sẽ đền bù 100% nếu xảy ra bể, vỡ, mất mát.  Vậy Luật sư cho em hỏi:

1.Làm thế nào để em biết hợp đồng đó có giá trị pháp lý ? 

2.Làm thế nào để biết bên công ty vận chuyển có cam kết đền bù 100% nếu xảy ra mất mát?

3.Và làm thế nào để biết cam kết mà bên công ty vận chuyển đưa ra có giá trị pháp lý ?

Cảm ơn luật sư đã dành thời gian tư vấn cho em . Em xin chân thành cảm ơn!

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Thương mại năm 2005. 

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có thuê một công ty vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Có thể thấy, chủ thể giao kết hợp đồng ở đây đều là các thương nhân [Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”]. Như vậy, giữa bạn và phía công ty vận chuyển đang tồn tại một hợp đồng dịch vụ, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. 

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên [sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ] có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ [sau đây gọi là khách hàng] có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận [Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005]. 

Như vậy, ta có thể rút ra cách hiểu về hợp đồng dịch vụ trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ [khách hàng] và nhận thanh toán, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Hợp đồng dịch vụ trong thương mại là hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ trong thương mại, nó gắn liền với hoạt động thương mai là hoạt động cung ứng dịch vụ.

Làm thế nào để biết hợp đồng có giá trị pháp lý?

Luật thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể nào liên quan đến điều kiện để hợp đồng dịch vụ có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng dịch vụ trong thương mại cũng là một giao dịch dân sự, được thiết lập trên cơ sở sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên. Vì vậy khi xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng dịch vụ trong thương mại, ta cần dựa trên các điều kiện để một giao dịch dân sự có giá trị pháp lý quy định trong Bộ luật dân sự. 

Một giao dịch dân sự nói chung hay một hợp đồng dân sự nói riêng được coi là có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì: 

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định

Như vậy, để hợp đồng dịch vụ có giá trị pháp lý thì hợp đồng đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Các chủ thể tham gia hợp đồng dịch vụ phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Kể cả trong trường hợp người có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì giao dịch dân sự đó cũng bị coi là vô hiệu [Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015];

Đại diện của các bên giao kết hợp đồng dịch vụ phải đúng thẩm quyền và phải hoàn toàn tự nguyện;

Mục đích và nội dung của hợp đồng dịch vụ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội [quy định tại Điều 118, Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015]. Công việc là đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. 

Hợp đồng dịch vụ được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật [Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015]: tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. 

Hình thức hợp đồng dịch vụ phải phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật thương mại năm 2005 thì hợp đồng dịch vụ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 

Làm thế nào để biết bên cung ứng dịch vụ có cam kết đền bù 100% nếu xảy ra mất mát?

Để có thể chắc chắn được rằng bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện việc đền bù 100% nếu xảy ra mất mát thì cách tốt nhất bạn nên kí kết hợp đồng dịch vụ với bên công ty vận chuyển dưới hình thức văn bản, trong đó có thỏa thuận về vấn đề này một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Việc lập hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng, bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi bên. Khi xảy ra hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển, bạn có thể dựa vào điều khoản này để yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại theo như thỏa thuận hai bên đã đạt được từ trước.

Làm thế nào để biết cam kết mà bên công ty vận chuyển đưa ra có giá trị pháp lý?

Có thể thấy, hợp đồng dịch vụ có bản chất là giao dịch dân sự, vì vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, trừ trường hợp thỏa thuận đó là trái với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, những cam kết, thỏa thuận mà hai bên đạt được khi ký kết hợp đồng sẽ được pháp luật bảo đảm thực hiện, điều đó đồng nghĩa với việc cam kết này là có giá trị pháp lý. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Làm thế nào để biết hợp đồng có giá trị pháp lý? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại [Công ty Luật TNHH Việt Phong]

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm thế nào để biết hợp đồng có giá trị pháp lý?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Video liên quan

    Chủ Đề