Hỏi những người thi lại đại học

Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu chắc chắn là câu hỏi của những bạn không may mắn trong kỳ thi đại học lần trước.

Sau một lần thất bại, chắc chắn quyết tâm của bạn là rất lớn. Tuy nhiên nếu chỉ có quyết tâm mà không có một kế hoạch cụ thể thì chinh phục ngưỡng cửa đại học có thể sẽ rất gian nan. Thậm chí còn khó khăn hơn lần thi trước.

Thi lại đại học có rất nhiều thách thức

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được thầy cô kèm cặp, có bạn bè chỉ bảo nhau, hơn nữa có một môi trường học tập tốt. Việc ôn thi đại học chắc chắn sẽ có những thuận lợi nhất định.

Tuy nhiên, với những bạn thi lại đại học chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thử thách không hề nhỏ bởi sự thiếu vắng những yếu tố kể trên.

Khi ôn thi lại đại học, bạn sẽ không còn được các thầy cô trên lớp hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc giống như khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa, bạn sẽ không còn bạn bè ở bên cạnh để bảo ban nhau học tập, giúp đỡ nhau vượt qua những vấn đề khó trong học tập và luyện thi.

Đây chắc chắn là một sự thiếu vắng rất lớn. Do đó đòi hỏi bạn cần có tinh thần tự giác học cao độ.

Hiện nay, bạn có thể tham gia các lớp học thêm, lớp luyện thi để giải quyết khó khăn này.

Sau một lần “lận đận” chuyện thi cử chắc chắn áp lực đè lên đôi vai của bạn là rất lớn. Áp lực không chỉ đến từ mong muốn thi đậu Đại học của chính bản thân bạn, mà còn đến từ cha mẹ, người thân. Bị hàng xóm nói ra nói vào. Tủi thân khi bạn bè ai cũng đậu đại học mà chỉ có mình trượt.

Những áp lực vô hình này có thể đánh gục bất cứ ai. Tuy nhiên hãy nỗ lực để biến áp lực trở thành động lực giúp bạn chinh phục kỳ thi tiếp theo nha.

Ôn thi lại đại học chịu đựng áp lực tâm lý rất lớn

So với lần thi đầu tiên, có thể xem bạn đã có kinh nghiệm hơn. Những kiến thức tích lũy suốt 3 năm cấp Ba nhìn chung vẫn còn nguyên vẹn. Nên bạn dễ sinh ra tâm lý chủ quan, đợi nước đến chân mới nhảy.

Vì vậy bạn cần giữ sự tập trung, tinh thần tự giác cao độ xuyên suốt chặng đường ôn tập của mình. Không được chủ quan trong mọi trường hợp để có thể đạt được kết quả thi như mong đợi.

Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, không còn được thầy cô theo sát bạn rất dễ phân tâm trong quá trình ôn tập. Ôn tập tại nhà luôn có nhiều thứ thu hút sự quan tâm của bạn như: TV, máy tính, mạng Internet…

Nếu bạn không giữ sự tập trung cao độ sẽ rất dễ bị những thứ này làm cho phân tâm, dẫn đến trì trệ quá trình ôn tập của bạn.

Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu?

Thi lại đại học quả có quá nhiều khó khăn phải không nào? Vậy ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu đây?

Sau đây là chia sẻ của những người đi trước, từng rơi vào trước hợp giống bạn. Họ đã ôn tập hiệu quả để thi đậu đại học sau 1 lần thất bại.

Cùng xem những kinh nghiệm của họ liệu có phù hợp với bạn không nhé.

Kế hoạch chắc chắn sẽ thất bại nếu bạn không không có mục tiêu nào để chinh phục. Vì thế trước khi bắt tay vào ôn thi lại đại học, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn muốn thi vào trường Đại học nào?
  • Khối thi bạn chọn có những môn thi nào?
  • Điểm thi kỳ vọng của bạn là bao nhiêu?

Hãy đánh giá năng lực bản thân một cách cẩn thận và chính xác. Đừng chọn mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với năng lực của bản thân. Hãy chọn mục tiêu bằng hoặc cao hơn một chút so với năm ngoái để bạn có thêm động lực để nỗ lực chinh phục.

Để xây dựng kế hoạch ôn thi lại đại học hiệu quả bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình

Cấu trúc đề thi luôn đặt trọng tâm vào kiến thức căn bản. Chỉ một phần nhỏ những câu hỏi, vấn đề hóc búa được đặt ra để phân loại học sinh giỏi.

Nói cách khác, kiến thức căn bản sẽ chiếm nhiều điểm hơn kiến thức nâng cao. Do vậy, bạn nên tập trung ôn tập những kiến thức căn bản có trong sách giáo khoa. Nếu có quá nhiều lỗ hổng trong kiến thức căn bản thì bạn thậm chí cũng khó có thể giải quyết được những câu hỏi khó trong đề thi.

Chỉ cần nắm thật vững kiến thức cơ bản này đã đảm bảo cho bạn từ 7 – 8 điểm rồi. Sau khi đã vững kiến thức nền rồi, bạn hẵng tính đến việc học thêm những kiến thức nâng cao để gia tăng thêm điểm số.

Khi đã có định hướng rõ ràng, bạn cần một kế hoạch và lịch trình ôn tập khoa học và phù hợp.

Thời điểm thích hợp để ôn thi lại đại học là càng sớm càng tốt. Càng bắt đầu sớm, bạn càng có nhiều thời gian để ôn luyện. Hơn nữa bắt đầu sớm sẽ giúp bạn tránh việc bị “rơi rụng” kiến thức do không “đụng” đến quá lâu. Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm và sử dụng thời gian ôn thi của mình hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc tự ôn tập tại nhà, bạn có thể đăng ký những lớp luyện thi hay tìm kiếm các lớp học trên mạng để học. Ngoài ra bạn cũng nên dành thêm thời gian tìm hiểu nhiều vấn đề thực tế vì đề thi đại học hiện nay có tính ứng dụng khá cao.

Tuy nhiên đừng nên học hầu hết thời gian. Bạn nền dành cho mình những khoảng thời gian để thư giãn, giải trí.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để học là lúc sáng sớm từ 5 giờ – 10 giờ. Sau đó hãy nghỉ ngơi để cho bộ não thư giãn và sạc lại năng lượng rồi tiếp tục học từ 14 giờ – 17 giờ. Tiếp tục nghỉ ngơi thư giãn và quay trở lại học từ 20 giờ – 22 giờ.

Ngoài ra bạn nên áp dụng một vài phương pháp hỗ trợ sự tập trung như phương pháp pomodoro: 25 phút học siêu tập trung 5 phút nghỉ và lặp đi lặp lại quá trình này đến khi giờ học kết thúc.

Hãy xây dựng lịch trình ôn tập cụ thể và hợp lý

Có một khái niệm rất thú vị là chi phí cơ hội [Opportunity Cost]. Tức là để đạt được thứ gì đó thì bạn phải từ bỏ một thứ gì đó.

Việc thi lại đại học vốn rất nhiều thách thức nên bạn cần loại bỏ những thứ có thể làm bạn phân tâm hoặc ngốn nhiều thời gian của bạn.

Bạn nên hạn chế chơi Game, “cày” phim, lướt Facebook, Instagram hay các mạng xã hội khác. Ngoài ra bạn cũng đừng nên đi làm thêm mà hãy dồn hết sự tập trung của bạn vào việc ôn thi lại đại học.

Chỉ có sự tập trung cao độ, sự chăm chỉ cùng một kế hoạch rõ ràng mới giúp đạt được những mục tiêu của mình. Hãy xác định điều gì là quan trọng nhất với bạn và tập trung vào nó nhé.

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã giải đáp một vấn đề rất được sĩ tử quan tâm là: “Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu?”

Với những chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước, hy vọng bạn đã góp nhặt được những thông tin hữu ích cho “chiến dịch” ôn thi lại đại học sắp tới của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Cập nhật: 01/06/2021 12:33 | Người đăng: Nguyễn Thị Phương Thảo

Thi lại đại học là vấn đề không còn mới mẻ trong mỗi mùa tuyển sinh, tuy nhiên với sự thay đổi về quy chế thi hiện nay thì các bạn hãy cập nhật thông tin mới nhất nhé.

Hướng dẫn thí sinh thi lại Đại học cho thí sinh tự do năm 2021

Với quy chế tuyển sinh THPT Quốc gia năm 2021 thì năm nay cũng không có nhiều sự thay đổi về hình thức và cách thức thi cử. 

Cụ thể, kỳ thi hai trong một vừa để công nhận đủ điểm xét tốt nghiệp và cũng lấy điểm xét tuyển vào các trường Đại học/ Cao đẳng khi mà bản thân thí sinh đang có mong muốn lựa chọn.

Trong khi đó các thí sinh thi lại Đại học để lấy điểm xét tuyển vào những ngành nghề mong muốn. Do vậy mà các bạn cần bắt buộc đăng ký thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021.

Lưu ý thời gian nộp hồ sơ thi lại đại học

Đây là một trong hai diện thí sinh đăng ký thi tự do, mà đối tượng khác đó chính là những thí sinh đã hoàn thành chương trình lớp 12 trong các năm trước đó mà chưa đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều quan trọng với các bạn thí sinh thi lại Đại học đó chính là các bạn cần phải thường xuyên cập nhật về thời gian đăng ký thi lại Đại học. Theo như hàng năm thì khoảng tháng 4 Bộ sẽ phát hành bộ hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia.

Thí sinh có thể mua hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường THPT trên toàn quốc hoặc mua tại các sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo gần nhất. Các bạn không nhất thiết phải dự thi theo cụm thi THPT ở mình mà có thể đăng ký tại cụm thi tiện lợi nhất.

Theo đó khi thi lại Đại học, kỳ thi vẫn được tổ chức tại các tỉnh/ thành phố như hàng năm. Ngoài ra có phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng để tiến hành tổ chức tại thi tại các địa điểm thi ở trước đó.

Với những thí sinh đăng ký thi lại Đại học vào các trường trong khối Quân đội - Công An thì bắt buộc phải thực hiện sơ tuyển tại các địa phương bao gồm: Ban chỉ huy Quân sự Quận/ Huyện/ Thị xã nới thí sinh đang thường trú.

Ngoài ra, các bạn thí sinh còn có thể liên hệ với Ban chỉ huy quân sự, Công an Quận/ Huyện để nắm rõ hơn về thời gian sơ tuyển như thời gian mua hồ sơ, khám sức khỏe, mua hồ sơ xét tuyển,... Lưu ý, với mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng cao nhất vào các trường có khối ngành Quân đội/ Công an.

H2 Thời gian đăng ký dự thi và thời gian dành cho thí sinh thi lại Đại học

Vừa qua Bộ giáo dục và đào tạo công bố thời gian thi THPT quốc gia kết hợp thi tốt nghiệp THPT đối với những thí sinh thi lại Đại học và thí sinh tự do như sau:

Hồ sơ thi lại đại học cần chuẩn bị những gì?

Với thí sinh thi lại Đại học thì chuẩn bị hồ sơ giống như các thí sinh tự do. Theo đó, các bạn cần phải chuẩn bị những hồ sơ dưới đây:

  • 1 bộ phiếu đăng ký dự thi
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp [bản sao]
  • 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh
  • 2 ảnh cỡ 4x6 cm. Chú ý sau ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, phải có thể 1 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
  • CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân công chứng
  • Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên [nếu có]. Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ôn thi Đại học nên bắt đầu từ đâu?

Chắc hẳn sau một lần thi Đại học bạn đã đúc rút ra cho mình những kinh nghiệm. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu thì bạn vẫn cần xây dựng kế hoạch thi lại Đại học dưới đây:

Định hướng rõ ràng và ôn lại những kiến thức căn bản

Khi thi lại Đại học, nhiều người chú tâm vào việc học các kiến thức khó để nhằm giúp tăng tăng điểm số. Tuy nhiên đây chính là lỗ hổng khiến cho thí sinh không nắm được các kiến thức căn bản, và bị mất điểm đáng tiếc. 

Trong khi đó thì các câu hỏi khó trong đề thi đại học chỉ chiếm phần nhỏ. Chủ yếu vẫn là những câu hỏi dễ, trung bình nằm trong kiến thức trong sách giáo khoa. Nếu nắm được kiến thức nền tảng thì 7,8 điểm chỉ trong lòng bàn tay.

Bởi vậy bạn cần phải có nền tảng vững chắc thì mới phát triển được kiến thức nâng cao.

Sắp xếp thời gian học tập hợp lý

Ôn thi lại Đại học thì bạn không thể chủ quan về việc sắp xếp thời gian và học lại từ đầu. Tốt nhất bạn hãy ôn luyện sớm sẽ càng tốt. 

Ngoài ra, bạn hãy chú ý không nên dành quá nhiều thời gian ôn luyện tại các lớp luyện thi, đăng ký lịch học kín mít. Bởi việc học thêm nhiều khiến não bộ không được rèn luyện và chủ động, hãy dành thời gian học tại nhà nhiều thì mới đạt hiệu quả cao.

Bạn hãy chú ý nên tự đi học tại nhà, học theo nhóm hoặc có thể học trực tuyến. Ở thời điểm hiện tại, các bạn hãy tận dụng internet khắp mọi nơi để ôn luyện tốt nhất. Nhiều người đã cho thấy được kết quả cao với phương pháp học tập này.

Xây dựng kế hoạch ôn thi lại đại học

Có lộ trình ôn thi lại Đại học hợp lý

Việc xây dựng kế hoạch và có lộ trình học tập hợp lý sẽ chiếm khoảng 80% của sự thành công khi thi lại đại học.

Lập kế hoạch ôn thi lại đại học

Các bạn thí sinh cần phải đặt mục tiêu đạt được và trả lời 2 câu hỏi dưới đây:

– Bạn muốn thi vào trường đại học nào

– Điểm số bạn muốn đạt được là bao nhiêu

Bạn hãy chuẩn bị công việc cần làm, tốt nhất hãy ưu tiên đến những việc có mức độ quan trọng. Chú ý không nên gồng mình làm hết các việc cùng lúc. Điều đó khiến cho hiệu quả công việc không cao.

Lựa chọn thời gian học trong ngày hợp lý. Một số nghiên cứu cho thấy, bộ não của chúng ta hoạt động tốt nhất là thời điểm: 5h-6h, 7h30-10h30. Buổi chiều từ 14h-16h30 và buổi tối từ 20h-22h.

Hãy có kế hoạch học tập phù hợp, cứ tập trung trong vòng 45 phút rồi nghỉ ngơi khoảng 5-6 phút để đầu óc được thư giãn.

Chương trình ôn thi lại đại học

– Đề thi lại Đại học năm 2021 chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 12. Tuy nhiên thì các bạn thí sinh đừng bỏ qua kiến thức cơ bản của lớp 10, 11. Việc hệ thống lại kiến thức sẽ giúp cho thí sinh trọng tâm và làm bài tập để ghi nhớ nhanh.

– Ở giai đoạn 2, các bạn tập trung vào phương pháp giải nhanh những câu hỏi trắc nghiệm.

– Phát triển thêm kiến thức nâng cao, làm bài tập vận dụng.

– Cuối cùng là luyện đề nhằm giúp nâng cao khả năng phản xạ và giúp ôn tập lại kiến thức.

Như vậy bạn đã nắm được cách hướng dẫn ôn thi lại Đại học năm 2021 cho các thí sinh thi tự do. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề