Hoạt động học tập là của ai

TÂM LÝ HỌC DẠY HỌCHOẠT ĐỘNG HỌC1. Giang A Lù 2. Lý A Dính BẢN CHẤTHOẠT ĐỘNG HỌCKHÁI NIỆMCẤU TRÚC Hoạt động học: - Là hoạt động đặc thù của con người - Là quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng bằng những cách thức, những phương pháp khác nhau. => Nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học. I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG HỌC:Có nhiều cách học khác nhau:Học nhờ trải nghiệm [học một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống]:Kết quả:– Con người tích lũy được những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định.– Chỉ đưa lại cho con người ta những tri thức tiền khoa học có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc và không hệ thống.– Chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp với nhu cầu hứng thú, các nhiệm vụ trước mắt. Ví dụ: Một nhóm trẻ nhi đồng đi tham quan sở thú. Hoạt động của nhóm trẻ lúc này là vui chơi. Mục đích khi vui chơi là được giải trí tìm sự vui vẻ. Qua tham quan các em có thể biết được những đặc tính của các loại động vật. Nhưng cái học được này không phải là mục đích được trước khi trẻ tham quan.Học sinh đi tham quan sở thúHọc theo phương pháp nhà trường [gọi là hoạt động học]: –Được tổ chức tự giác từ nhà nước và xã hội.–Được thực hiện trong trường học theo: +Mục tiêu +Kế hoạch năm học +Nội dung, chương trình học +Pp dạy và pp học.Học sinh phát biểu trong giờ họcGiáo viên giảng bài trên lớpHọc theo phương pháp tự họcHọc sinh tự nghiên cứuHọc nhómSinh viên tìm kiếm tài liệu trong thư việnĐối chiếu khác biệt giữa học và hoạt động họcTIÊU CHÍHOẠT ĐỘNG HỌC HỌC Mục đíchMục đích không được xác định trước, thường là từ các tình huống ngẫu nhiên.Mục đích được xác định trước, người học có thể ý thức mục đích này thật rõ ràng.Nội dungNhững tri thức rời rạc, ngẫu nhiên, thường đơn giản và không khái quátCác tri thức khoa học đã được kiểm chứng, có tính khái quát, có hệ thốngThời gian, không gianMọi lúc, mọi nơiCó quy định thời gian, diễn ra trong nhà trườngPhương pháp, phương tiệnÍt cần đến phương pháp, phương tiện hỗ trợ.Cần áp dụng các pp, sử dụng phươngtiện phú hợp.Chủ thểBất kỳ người nào [trẻ em, người trưởng thành. Không có giới hạn tuổi nhưng có danh xưng là học sinh, sinh viên, gọi chung là ngừơi học.Kết quảHình thành ở người học những kinh nghiệm gắn với tình huống cụ thể, giúp thích nghi trong cuộc sống Hình thành ở người học hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng,tạo ra năng lực thực tiễn và giúp họ sáng tạo.TIÊU CHÍHOẠT ĐỘNG HỌC HỌC II. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC:a] Hoạt động học là hoạt động chiếm lĩnh [lĩnh hội] tri thức, kĩ năng, kĩ xảo:•Hay nói cách khác: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là đối tượng của hoạt động học.•Ví dụ: Trong toán học, đối tượng của hoạt động học là chiếm lĩnh các tri thức về các định lý, công thức, các phép tính. Kĩ xảo áp dụng các công thức giải các bài tập, ứng dụng vào thực tế•Hoạt động học hướng vào việc chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua sự tái tạo của cá nhân người học.• Để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, người học phải hành động tích cực cả trí óc và chân tay. Trong quá trình này các chức năng tâm lí của người học được vận hành tích cực.b] Hoạt động học [HĐH] là hoạt động làm thay đổi chính chủ thể:•Thông thường các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể, còn hoạt động học lại làm cho chính chủ thể thay đổi và phát triển.•HĐH làm diễn ra những biến đổi trong bản thân học sinh như:–Những biến đổi ở cấp độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.–Những biến đổi ở mức độ năng lực trí tuệ và nhân cách. *Bằng hoạt động học, người học lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới.=>Tạo ra sự phát triển tâm lí bản thân [sự phát triển về nhận thức, các phẩm chất của nhân cách…].•Ví dụ: thông qua môn học đạo đức, hình thành ở các em các đạo đức tốt như lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô… hình thành nhân cách ở học sinh. Nhờ hoạt động học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường mà học sinh có sự phong phú về tâm hồn, hình thành và phát triển nhân cách.Học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, ĐộiHọc sinh tham gia các trò chơi dân gian ở trườngHọc sinh tham gia các cuộc thi đựơc nhà trường tổ chứcc] Hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo:Để hiểu bản chất này, cần nắm vững 2 ý sau:Một là việc tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo phải được hiểu là –Người học cần tiếp thu cả về nội dung lẫn hình thức.–Không chỉ lĩnh hội những sự kiện, hiện tượng cụ thể mà còn phải đạt đến những tri thức khái quát, nâng lên thành hệ thống lý luận.•Hai là, ta lưu ý cụm từ “được điều khiển”. Cụm từ mang ý nghĩa bị động, cho thấy có 1 chủ thể bên ngoài điều khiển, không phải chủ thể của hoạt động học. Chủ thể bên ngoài đó chính là người dạy [thầy giáo, cô giáo].d]Hoạt động học không chỉ hướng học sinh vào việc lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và cách ứng xử mà còn hướng đến việc lĩnh hội phương thức của chính hoạt động học[ phương pháp học]•Muốn hoạt động học diễn ra có kết quả cao, người học phải biết cách học[ có phương pháp học]•Có phương pháp học tập, học sinh không phải mò mẫm, học lỏm; đồng thời các em có sự phát triển tâm lí trong quá trình tiến hành hoạt động học.CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Tiêu đề: Hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý học

Mon Sep 21, 2009 7:21 pm

1/ Khái niệm hoạt động học.Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động học.

Bạn đang xem: Hoạt động học là gì

Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù[ phương thức nhà trường] mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.1.1/ Bản chất của hoạt động học.Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân [ động cơ, ý chí, …], càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.1.2/ Đối tượng của hoạt động học.Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức.

Xem thêm: " Hộp Giảm Tốc Tiếng Anh Là Gì ? Trục Ra [Hộp Giảm Tốc] Tiếng Anh Là Gì

Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy, có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ỏ người học, còn hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến. Có thể nói: đối tưởng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới đối với nhân loại.1.3/ Phương tiện học tập.Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải có những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng. Trong hoạt động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính…mà nó còn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là mọi yếu tố của quá của nó đều được hình thành trong quá trình học tập. Phương tiện của học tập không có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong quá trình chủ thể tham gia hoạt động học tập.Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập đó là các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích, khái quát hoá.. Tâm lý học đã khẳng định so sánh, phân loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho việc hình thành những khái niệm kinh nghiệm, còn phân tích, khái quát hoá là phưong tiện để hình thành nên những khái niệm khoa học.Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy. Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết.1.4/ Điều kiện học tập.Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài [ngoại lực] như: có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người học…Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có thầy với trò, hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học của người học.

Video liên quan

Chủ Đề