Đặc điểm của nghề dạy học mầm non

Cùng Mighty Math tìm hiểu những yêu cầu và tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non, chỉ ra những yêu cầu, trách nhiệm và công việc cụ thể của ngành nghề này.

Bạn là người yêu thích trẻ nhỏ và khéo léo trong giao tiếp với trẻ thì nghề giáo viên mầm non là một trong những nghề phù hợp. Tuy nhiên, trước quyết định theo nghề bạn nên tìm hiểu những yêu cầu và tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non để cân nhắc xem mình có thật sự phù hợp với ngành nghề đặc thù này hay không. Hãy cùng Mighty Math tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Nghề giáo viên mầm non là gì?

Giáo viên mầm non là gì thực chất có thể định nghĩa đơn giản là người có vai trò nuôi dạy trẻ trong trường lớp. Đây là người có vai trò đặc biệt không chỉ dạy học mà còn dỗ dành, chăm sóc trẻ nhỏ trong những năm đầu tiên làm quen với trường lớp. Để trở thành một giáo viên mầm non, bạn có tình yêu thương vô điều kiện với trẻ. Không chỉ cần sự dịu dàng mà còn cần tính nghiêm nghị, kiên trì đủ để răn đe trẻ khi trẻ không nghe lời.

Nghề giáo viên mầm non có giờ đứng lớp nhiều hơn hẳn so với các cập bậc giáo viên khác. Mỗi ngày bạn sẽ cần phải làm 8 – 10 tiếng trên lớp với công việc chính là chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ cũng như tổ chức các trò chơi, học tập giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, giáo viên mầm non vẫn cần dành thời gian buổi tối cho việc soạn giáo án, làm giáo cụ và nhiều công việc không tên khác.

2. Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non có thể nói về những yêu cầu và trách nhiệm riêng mà mỗi người giáo viên cần có.

2.1. Những yêu cầu đối với giáo viên mầm non

Những yêu cầu đối với giáo viên mầm non phải kể đến như sau:

Yêu trẻ là yếu tố cần có

Ngoài tính chuyên môn, tiêu chí đầu tiên của một giáo viên mầm non là cần có tình yêu với trẻ giống như tình cảm của một người mẹ dành cho con mình. Khi tiếp xúc với những đứa trẻ, bạn cần thể hiện sự vị tha, gần gũi và sự nâng niu cần có. Đây cũng tiêu chí then chốt quyết định sự gắn bó lâu dài và thành công của một giáo viên trong ngành sư phạm mầm non.

Tính kiên nhẫn và khả năng kiềm chế bản thân

Khó có thể phủ nhận rằng công việc giáo viên mầm non gặp rất nhiều sự căng thẳng, ức chế từ học sinh, phụ huynh và nhà trường. Công việc khá căng thẳng đầu óc và mệt mỏi cả về thể lực nên bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn và học cách kiềm chế tránh làm tổn thương đến trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng đến tiền đồ sau này của bản thân.

Kiến thức và kỹ năng sư phạm

Yêu cầu của giáo viên mầm non là cần có đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ trong nuôi dạy trẻ mầm non. Ngoài những bằng cấp liên quan đến chuyên ngành, đa số các giáo viên mầm non thường có nhiều tài lẻ như biết chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ cho trẻ, biết múa hát, biên đạo múa và có cách ứng xử giao tiếp khéo léo, hiểu tâm lý của trẻ em.

2.2. Trách nhiệm của giáo viên mầm non

Vị trí vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, đi liền với lợi ích cũng là những trách nhiệm to lớn. Trách nhiệm của giáo viên mầm non phải kể đến như sau:

  • Bảo vệ sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của trẻ trong thời gian giáo viên đứng lớp.
  • Thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trường đề ra. CHịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • Trau dồi đạo đức, giữ gìn nhân phẩm đảm bảo uy tín của nhà giáo, làm tấm gương cho trẻ em noi theo và tôn trọng.
  • Tuyên truyền kiến thức khoa học trong nuôi dạy con cho phụ huynh, chủ động phối kết hợp cùng gia đình trong nuôi dạy trẻ

3. Những công việc cụ thể của giáo viên mầm non

Những công việc cụ thể của giáo viên mầm non trong một ngày làm việc về cơ bản như sau:

  • Buổi sáng các cô đến trường dọn dẹp, mở cửa phòng học cho thông thoáng
  • Kê lại bàn ghế và chuẩn giáo cụ cho môn học
  • Hướng dẫn trẻ tập thể dục buổi sáng
  • Thực hiện tiết học
  • Kết thúc giờ học và làm vệ sinh chân tay trước khi ăn trưa
  • Cô hướng dẫn và phụ giúp các trẻ khó ăn trong giờ ăn
  • Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ ngủ trưa và thay phiên nhau trực trưa
  • Tập thể dục buổi chiều
  • Cho trẻ ăn xế
  • Chuẩn bị tiết học buổi chiều
  • Vệ sinh chân tay, đầu tóc, thay quần áo mới và dọn đồ đạc cá nhân cho trẻ trước khi bố mẹ đến đón

Ngoài tường thuật công việc của giáo viên mầm non kể trên, các cô giáo mầm non còn phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác tùy theo nhà trường, số lượng học sinh và nhiều yếu tố khác.

Bài viết này Mighty Math đã chia sẻ đến bạn đọc tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng hơn quyết định theo ngành và ngày càng thành công trong sự nghiệp.

10:43, 30/09/2020

Giáo viên mầm non là người dạy trẻ những bài học đầu tiên, ươm mầm nhân cách cho trẻ. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu trẻ. 

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Quảng Chu [Chợ Mới].


Đi sớm, về muộn là đặc thù của giáo viên mầm non. Giáo viên đến trường từ rất sớm, 6h30 đón trẻ và khép lại một ngày làm việc là khi trả hết trẻ cho phụ huynh. Công việc tất bật, vất vả nhưng các cô giáo luôn tươi vui, ân cần, chu đáo chăm sóc, giáo dục trẻ vào nền nếp, giúp trẻ phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ từ những ngày đầu tiên đến lớp.

Cô giáo Hoàng Kim Minh- Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Chu [Chợ Mới] cho biết: Giáo viên mầm non là một nghề đặc thù, trước tiên các cô giáo phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ, cần mẫn và dịu dàng. Cô giáo vừa là người thầy, vừa là người mẹ. Ngoài chăm sóc, giáo dục trẻ, cần giúp trẻ hình thành nhân cách biết yêu thương, tự lập, tự tin, dạy trẻ từng câu nói, lời chào...Hiện Trường Mầm non Quảng chu có hơn 200 trẻ, ngoài trường chính, có hai điểm trường. Toàn trường có 18 cán bộ trong biên chế. Nhà trường có 10 lớp, độ tuổi từ 3 đến dưới 6 tuổi, đa số trẻ ăn bán trú.

Cô giáo Triệu Thị Ngân, Trường Mầm non Quảng Chu chia sẻ: Thông thường, sau khi đón trẻ, giáo viên hướng dẫn các bé tập thể dục rồi dọn bàn ghế cho bé ăn sáng. Chuyện ăn của trẻ cũng muôn vàn vất vả, mỗi lớp 30 trẻ, phải trực tiếp bón, dỗ dành cho bé ăn. Dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, thực hiện vệ sinh theo nếp... Giáo viên trong nhà trường chủ yếu là phụ nữ nhưng tất cả công việc như trang trí lớp, đóng đinh, trèo thang căng dây, buộc dây, treo khẩu hiệu, thay bóng điện, sửa điện, khuân vác các vật dụng, dựng sân khấu, đấu loa đài, điều khiển âm thanh... đều do các cô đảm nhiệm.

Trang trí lớp đòi hỏi nhiều kỹ năng và sáng tạo.


Cô giáo Hà Thị Nhung, giáo viên Trường Mầm non Quang Thuận [Bạch Thông] chia sẻ: Nhà tôi ở thành phố Bắc Kạn, mỗi ngày đi và về gần 20 km, hai con tôi đang học tiểu học, do đặc thù công việc phải đi sớm để kịp đón trẻ, việc đưa đón con đi học đều do chồng và người thân giúp. Chia sẻ về nghề, cô giáo Nhung cho biết thêm: Cùng với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng học tập, tìm hiểu cách làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho các bé. Cả ngày các cô ở trên lớp, chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Cũng theo nhiều giáo viên mầm non, các cô giáo được ví như "làm dâu trăm họ", bởi áp lực từ nhiều phía.  Chuyện nghỉ trưa với giáo viên mầm non cũng là chuyện "xa xỉ", khi các bé ngủ giáo viên lại tranh thủ làm đồ chơi, đồ dùng học tập phục vụ các giờ học có chủ đích: Âm nhạc, thể dục, văn học... Để đảm bảo an toàn cho từng đó bé trong lớp học, trong khi trẻ hiếu động, số lượng giáo viên ít, các cô luôn phải quát sát, mỗi ngày phải nói rất nhiều, không ít cô ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết các cô giáo mầm non không có bữa cơm trưa bên gia đình.


Với các cô giáo mầm non, rất cần sự chia sẻ, động viên của các bậc phụ huynh, người thân để yên tâm công tác. Đồng thời, mong muốn các ngành chức năng quan tâm, tạo điều kiện, để đời sống giáo viên được đảm bảo.../.


Trần Tuyến

Chăm trẻ và dạy trẻ là cả một quá trình đầy vất vả và gian lao của những bậc làm cha làm mẹ để có thể nuôi dạy con khôn lớn. Trên con đường nuôi dạy con cái này chắc hẳn là mỗi người làm cha làm mẹ đều hiểu rõ. Trong gia đình chỉ cần có 1 đến 2 đứa trẻ đã đủ làm nhiều ông bố bà mẹ phải nhức đầu, than vãn, thậm chí phải mắng và phạt con những khi phạm lỗi. Trong khi đó, nghề giáo viên mầm non thì phải trông và gánh lên vai đến khoảng ba, bốn mươi cháu để chăm nom và chăm sóc các cháu trong một ngày. Khối áp lực ấy phải nhân lên mấy chục lần so với các ông bố, bà mẹ. Vậy bạn có biết về tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Nghề giáo viên mầm non là gì?

đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Nghề giáo viên mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là lớp mầm đầu tiên trong hệ thống giáo dục, Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình học tập tiên tiến sẽ là nền tảng cơ sở sau này của trẻ. Do vậy, Kiddihub nhận thấy việc phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các mặt như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.

Giáo viên mầm non là người rất yêu trẻ

Yêu cầu của tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non cần có thêm năng khiếu như khả năng giao tiếp truyền đạt, biết cách quan tâm chăm sóc tốt đến các trẻ. Những kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện,… là yếu tố quan trọng, không thể thiếu với người giáo viên mầm non. Ngoài ra yêu thương trẻ là một yếu tố rất quan trọng giáo viên càn phải là người vị tha, gần gũi và qúy mến trẻ con. Cô giáo giống như người mẹ thứ 2, như người mẹ quan tâm chăm sóc con trong cả ngày tại trường. Từ dỗ trẻ ăn, ngủ cho đến dạy cho bé các kỹ năng sống, kiến thức về toán học, văn học, hội họa, thẩm mỹ, âm nhạc, thể chất,…


XEM THÊM CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Có tinh thần trách nhiệm cao

đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non cần là người có tinh thần trách nhiệm cao bởi các cô cần phải thông tin về cho các mẹ về việc học và ý thức học tập của con trên lớp đến phụ huynh, chịu trách nhiệm trao đổi với phụ huynh để có những phương hướng giáo dục các em tốt nhất và theo kịp các chương trình trên lớp.

Phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Yêu thương trẻ là yếu tố hàng đầu

Đây là yếu tố hàng đầu trong phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Đây là yếu tố then chốt để thành công với nghề sư phạm mầm non vì công việc này diễn ra mỗi ngày, nhiều lúc trở nên bực mình và mệt mỏi vì trẻ không nghe lời hoặc các tác động xung quanh, khó có thể chăm sóc và nâng niu con trẻ thì khó để bạn đi đến nghề này lâu dài.

Kiên nhẫn và kiềm chế bản thân

Đây là công việc này sẽ khiến các cô có lúc rất căng thẳng, chính vì vậy các cô cần rèn luyện được khả năng kiên nhẫn với trẻ và không được nóng nảy với trẻ khi chúng mắc sai lầm, trẻ em dễ tổn thương nên bạn càng cần phải mềm mỏng.

Phải có những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết

Giáo viên mầm non cần đảm bảo kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho mình để nuôi dạy trẻ tốt hơn. Phải biết chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho bé như kỹ năng cắt,vẽ, xé dán trang trí lớp sinh động. Phải biết múa, kiêm biên đạo và vừa hát, vừa múa vừa tự biên đạo múa cho các con.

Kỹ năng phát âm chuẩn là kĩ năng cực kì quan trọng của một giáo viên mầm non. Bởi vì đây là lúc trẻ nhỏ bắt đầu giai đoạn hoàn thành kỹ năng phát âm và giao tiếp. Các em thường sẽ học theo cách nói chuyện của người lớn. Do đó, nếu người lớn hay chính cô giáo ở lớp phát âm không chuẩn bé cũng sẽ không phân biệt được mà cứ thế học theo.

Chắc chắn trong quá trình giảng dạy trên lớp sẽ có nhiều tình huống sư phạm mà các bạn có thể gặp phải. Đòi hỏi bất cứ giáo viên mầm non nào cũng đều phải nắm được để có cách xử lý cho phù hợp. Và điều đó sẽ được cung cấp đầy đủ trong khóa học nghiệp vụ sư phạm mầm non để giải quyết các tình huống một cách tốt nhất.

Giáo viên mầm non có cách ứng xử khéo léo cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

XEM THÊM LƯƠNG GIÁO VIÊN MẦM NON MỚI NHẤT 2020


Kết luận

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng trong quá trình nuôi lớn và hình thành nhân cách trẻ dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. Đây là nghề có tính đặc thù các cô không chỉ dạy mà còn phải dỗ, giáo dục và phải chăm sóc trẻ – ươm mầm những tài năng tương lai của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề