Hóa 10 dạng đặt x làm số mol năm 2024

  • 1. HỌC 10 – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình VIDEO BÀI GIẢNG và LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC BÀI TẬP chỉ có tại website MOON.VN Câu 1 [157353]: Có một hỗn hợp bột các kim loại là Fe và Al. Lấy 8,3 gam hỗn hợp bột này tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Phản ứng xong thu được 5,6 lít H2 (đktc). Tổng số mol electron đã trao đổi là bao nhiêu? A. 0,75 mol B. 0,5 mol C. 1 mol D. 2 mol Câu 2 [157354]: Để m (g) bột sắt ngoài không khí một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp các chất rắn FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 5,04. B. 10,08. C. 15,12. D. 20,16. Câu 3 [52667]: Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,02 mol NO và 0,03 mol N2O. Phần hai cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít (đktc) SO2. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72. Câu 4 [133859]: Cho tan hoàn toàn 7,2 gam FexOy trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol NO2. Công thức phân tử của oxit là A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. cả FeO và Fe3O4 đều đúng Câu 5 [133454]: Hoà tan 15,6 gam hỗn hợp kim loại M có hoá trị không đổi vào dung dịch HNO3 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 896 ml khí N2. Thêm vào dung dịch mới thu được một lượng dung dịch NaOH nóng dư được 224 ml một chất khí (các thể tích khí đo ở đktc). Kim loại M là A. Zn. B. Cu. C. Al. D. Mg. Câu 6 [157355]: Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị V là A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 53,76 lít. D. 76,82 lít. Câu 7 [126859]: Hoà tan hết 28,8 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO sinh ra đem oxi hoá hết thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào các phản ứng trong quá trình trên là A. 5,04 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 8,96 lít. Câu 8 [122248]: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m bằng A. 13,5. B. 1,35. C. 0,81. D. 8,1. Câu 9 [157356]: Cho V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo thành 37,05 gam hỗn hợp các sản phẩm. Tính V. A. 11,2. B. 10,08. C. 5,6. D. 8,4. Câu 10 [157357]: Khi hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO duy nhất. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam M trong dung dịch HCl dư cũng thu được V lít khí, khối lượng muối clorua thu được bằng 52,48% khối lượng muối nitrat thu được ở trên. Các khí đo ở cùng điều kiện, xác định M. A. Mn. B. Cr. C. Fe. D. Al. BÀI ĐẶC BIỆT SỐ 9: CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG ĐIỂM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
  • 2. HỌC 10 – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 11 [135808]: Đốt cháy 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) trong bình khí chứa 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được cho tan trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, xác định M. A. Al B. Zn C. Mg D. Fe Câu 12 [144532]: Cho a gam hỗn hợp FeS2 và FeCO3 với số mol bằng nhau vào 1 bình kín chứa oxi dư. Áp suất trong bình là P1 atm. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2 atm. Biết thể tích chất rắn trước và sau phản ứng không đáng kể. Tỉ lệ P1/P2 là A. 0,5. B. 1. C. 2. D. 2,5. Câu 13 [157358]: Hỗn hợp X gồm hai muối FeCO3 và FeS2 có tỉ lệ số mol 1 : 1. Đem nung hỗn hợp X trong bình có thể tích không đổi, thể tích các chất rắn không đáng kể, đựng không khí dư (chỉ gồm N2 và O2) để các muối trên bị oxi hóa hết tạo oxit sắt có hóa trị cao nhất (Fe2O3). Để nguội bình, đưa nhiệt độ bình về bằng lúc đầu (trước khi nung), áp suất trong bình sẽ như thế nào ? A. Không đổi. B. Sẽ giảm xuống. C. Sẽ tăng lên. D. Không khẳng định được. Câu 14 [157359]: Hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe. Cho hỗn hợp X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được (136a + 11,36) gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3 sản phẩm khử có cùng số mol gồm NO, N2O và NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 647a gam chất rắn khan. Đốt hỗn hợp X bằng V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hoà tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 0,8 lít dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 354,58 gam kết tủa. Giá trị của V gần nhất với A. 12,5. B. 14,5. C. 15,5. D. 16,5. Câu 15 [157360]: Đốt cháy hỗn hợp gồm 0,96 gam Mg và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 60 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z,thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là A. 46,15%. B. 43,64%. C. 53,85%. D. 56,36%. Câu 16 [157361]: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2 (có số mol bằng nhau) được 30,45 gam hỗn hợp Z gồm oxit và muối. Nếu cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 10,08 lít B. 7,84 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 17 [157362]: Cho 8,654 gam hỗn hợp khí Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 0,396 mol hỗn hợp Y gồm Mg, Zn, Al thì thu được 23,246 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 3 kim loại. Cho Z phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch T. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 2M vào T đến khi lượng kết tủa thu được không thay đổi về khối lượng thì cần vừa đủ 286 ml. Giá trị của V là A. 780 B. 864 C. 572 D. 848 Câu 18 [157363]: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là A. 75,68% B. 24,32% C. 51,35% D. 48,65% Câu 19 [157364]: Nung hỗn hợp gồm x mol Fe(NO3)2, y mol FeS2 và z mol FeCO3 trong bình kín chứa một lượng dư không khí. Sau khi các phản ứng xẩy hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất bình không đổi so với ban đầu. Mối liên hệ giữa x, y, z là A. 6x + 2z = y. B. 3x + z = y. C. 9x + 2z = 3y. D. 6x + 4z = 3y. Câu 20 [157365]: Nung hỗn hợp X gồm FeS2, FeS được trộn theo tỉ lệ mol 1:1 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% O2 và 80% N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm SO2, N2, O2. Biết thành phần phần trăm thể tích SO2 trong hỗn hợp Z là 11,25%. Thành phần phần trăm thể tích N2 trong hỗn hợp Z là: A. 74,5%. B. 84,5%. C. 64,5%. D. 94,5%
  • 3. HỌC 10 – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 21 [134558]: Hoà tan m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO duy nhất. Nếu đem khí NO thoát ra trộn với O2 vừa đủ để hấp thụ hoàn toàn trong nước được dung dịch HNO3. Biết thể tích oxi phản ứng là 0,336 lít (đktc). Giá trị của m là: A. 34,8 gam B. 13,92 gam C. 23,2 gam D. 20,88 gam Câu 22 [157366]: Hoà tan 4,95 gam hỗn hợp X gồm Fe và Kim loại R có hoá trị không đổi trong dung dịch HCl dư thu được 4,032 lít H2. Mặt khác, nếu hoà tan 4,95 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,336 lít NO và 1,008 lít N2O. Tìm kim loại R và % của nó trong X (Các thể tích khí đo ở đktc). A. Mg và 43,64% B. Zn và 59,09% C. Cr và 49,09% D. Al và 49,09% Câu 23 [157367]: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 110,95 B. 115,85 C. 104,20 D. 81,55 Câu 24 [157368]: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam một oxit sắt dạng FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 1,68 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Oxit FexOy là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 25 [157369]: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là A. 0,94 mol B. 0,88 mol C. 0,64 mol D. 1,04 mol Câu 26 [157370]: Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,08 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu A. tăng 1,84 gam. B. giảm 1,84 gam. C. tăng 4,16 gam. D. giảm 4,16 gam Câu 27 [117130]: Dẫn 5,6 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/lít; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là A. 0,75. B. 1,5. C. 2,0. D. 2,5. Câu 28 [117129]: Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 0,5 lít NaOH 0,4M và KOH 0,2M. Sau phản ứng được dung dịch X. Lấy 1/2 dung dịch X tác dụng với Ba(OH)2 dư, tạo m gam kết tủa. Giá trị m và tổng khối lượng muối khan sau khi cô cạn dung dịch X lần lượt là A. 19,7 và 20,6. B. 19,7 và 13,6. C. 39,4 và 20,6. D. 39,4 và 13,6. Câu 29 [119969]: Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH x mol/l được 10,6 gam Na2CO3 và 8,4 gam NaHCO3. Giá trị V, x lần lượt là A. 4,48 lít và 1M. B. 4,48 lít và 1,5M. C. 6,72 lít và 1M. D. 5,6 lít và 2M. Câu 30 [134816]: Nung 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 9,6 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 21,2 gam B. 7,95 gam C. 12,6 gam D. 15,9 gam