Hiện đại hóa lực lượng vũ trang philippines năm 2024

Philippines có kế hoạch dành 1,5 tỉ USD cho các nhà thầu quốc phòng trên thế giới để thực hiện giai đoạn 1 chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Theo tuần báo tin tức quốc phòng Mỹ, động thái này nhằm nâng cao sức mạnh quân sự của Philippines trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông.

Philippines đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, việc thiếu khí tài quân sự hiện đại khiến Manila gặp nhiều khó khăn khi đương đầu với Bắc Kinh ở biển Đông.

Những tuyên bố chủ quyền phi lý và hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông là động lực khiến Philippines chi tiêu mạnh cho việc hiện đại hóa quân sự. Thông qua khoản ngân sách nói trên, Manila hy vọng đến năm 2027 có đầy đủ khí tài quân sự để tiến hành tuần tra trên không và trên biển tại vùng đặc quyền kinh tế nước này ở biển Đông. T

hêm vào đó, Philippines cần phải huấn luyện lực lượng trên bộ để có thể đối đầu với bất kỳ mối đe dọa nào liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Lính thủy đánh bộ Philippines và Mỹ trong một cuộc tập trận chung gần đây

Ảnh: AP

Giai đoạn mua sắm vũ khí đầu tiên của chương trình hiện đại hóa quân sự đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến năm 2017. Quân đội Philippines gần đây đã ký một hợp đồng nâng cấp 142 xe bọc thép M113A2.

Ngoài ra, hải quân Philippines đã mua 2 tàu chiến quân sự và đang cân nhắc sắm trực thăng AW159 Wildcat. Dù vậy, lực lượng này được đánh giá là vẫn cần thêm tàu khu trục, trực thăng chống tàu ngầm, máy bay tấn công nhiều mục tiêu, tàu tấn công đổ bộ, hệ thống hỗ trợ cho radar và máy bay…

Trong khi đó, lực lượng không quân Philippines đang thiếu radar giám sát trên không, máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay hỗ trợ trên không, trực thăng chiến đấu, hệ thống hỗ trợ cho radar và máy bay chiến đấu...

Ngoài việc mạnh tay mua sắm vũ khí, Philippines còn cho phép Hải quân Mỹ tiếp cận nhiều hơn các cơ sở hải quân nước này. Tướng Jeffrey Delgado, tổng chỉ huy lực lượng Không quân Philippines, gần đây cho biết Manila sẵn sàng mở cửa tất cả 8 căn cứ không quân của mình cho không lực Washington sử dụng một khi các rào cản trong hiệp định hợp tác quốc phòng nâng cao giữa hai nước được loại bỏ.

Phát biểu trên tờ Philippine Daily Inquirer, ông Delgado nói: “Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ cơ sở không quân hiện có cho Mỹ tiếp cận. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán và vẫn phải thảo luận thêm với đối tác Washington”. Ngoài ra, quân đội Philippines còn tổ chức nhiều buổi hội thảo, huấn luyện và tập trận chung với Mỹ nhằm cải thiện năng lực cho lực lượng vũ trang nước này.

“Đường 10 đoạn” là điều hư cấu

Ông Rafael Alunan III, cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, vừa mô tả tuyên bố chủ quyền “đường 10 đoạn” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả biển Đông chỉ là “điều hư cấu”, “truyện cổ tích”. Trang tin tức Philstar.com dẫn lời ông Alunan cho biết luật pháp đứng về phía Philippines và nói rằng “Trung Quốc chẳng có gì ngoại trừ điều hư cấu cho rằng mình sở hữu biển Đông và không ai tin vào điều đó”. Ông Alunan chỉ trích: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về biển Đông là điều dối trá và vô căn cứ. Tôi có thể gọi đó là truyện cổ tích”. Ông Alunan còn khuyến khích người Philippines dùng mạng xã hội như Facebook là một công cụ để trao đổi thông tin, tuyên truyền những thông tin đúng và chính xác về biển Đông, đồng thời phản bác những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Tại một hội nghị về an ninh hàng hải ở Manila đầu tháng 5 vừa qua, chuẩn đô đốc Rommel Jude Ong - chánh thanh tra Hải quân Philippines, cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ sớm triển khai thêm các máy bay chiến đấu J-11 với tầm hoạt động 1.500km ra quần đảo Trường Sa.

Bên cạnh các tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không mà Bắc Kinh đã đưa tới 3 thực thể là đá Subi, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn, việc triển khai J-11 sẽ đặt toàn bộ lãnh thổ Philippines nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh.

Hải quân yếu, lại phụ thuộc vào Mỹ

Nhận thức được mối đe dọa này, lãnh đạo hải quân Philippines, phó đô đốc Robert Empedrad mới đây đã kêu gọi cần phải nâng cao năng lực của Hải quân Philippines để Manila có thể bảo vệ biển đảo của họ.

"Với việc sở hữu một lực lượng hải quân yếu, chúng ta không thể nào bảo vệ vùng biển của mình" - ông Empedrad thừa nhận tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập hải quân Philippines hôm 22-5.

Vị phó đô đốc Philippines nói rằng với hơn 7.600 đảo, đường bờ biển dài thứ 5 thế giới và lãnh hải lớn gấp 7 lần phần đất, Philippines xứng đáng là "một quốc gia hàng hải lớn".

Sau Thế chiến 2, Philippines sở hữu một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh ở châu Á. Tuy nhiên, trong 60 năm qua, hải quân Philippines đã trở thành một trong những lực lượng hải quân yếu nhất, khi chính phủ nước này tập trung chủ yếu vào việc đối phó các mối đe dọa an ninh nội địa từ thập niên 1970.

Lính hải quân Philippines và Nhật Bản phất cờ đón chào trong lễ tiếp nhận các máy bay TC-90 của Nhật Bản hồi tháng 3 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Kyodo của Nhật, bên cạnh việc dồn quá nhiều tài lực để dẹp bớt các thành phần nổi dậy trong nước, Philippines đã phụ thuộc quá nhiều vào "chiếc ô" của quân đội Mỹ để đối phó các mối đe dọa từ bên ngoài.

Tuy nhiên, lớp che chắn từ Mỹ đã bắt đầu vỡ vụn khi chính phủ Philippines vào thập niên 1990 đóng căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic, mà lần lượt là cơ sở không quân và cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ ở châu Á.

"Sáu thập niên sau đó, chúng ta là một trong những lực lượng hải quân yếu nhất, thậm chí là ở khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia hàng hải như Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam và Myanmar đều đã nâng cấp năng lực hải quân của họ, trong khi hải quân Philippines đã rơi vào sự lỗi thời" - ông Empedrad đánh giá.

Nỗ lực hiện đại hóa hải quân

Trong những tuần gần đây, các quốc gia trong và ngoài khu vực đều bày tỏ quan ngại với các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, như đáp máy bay H-6K lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, triển khai tên lửa và thiết bị gây nhiễu điện tử lên các thực thể bồi đắp nhân tạo trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam…

Tại lễ kỷ niệm ngày thành lập hải quân Philippines, ông Empedrad cho biết Manila vẫn đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Philippines. Trong số này có việc sở hữu 5 máy bay TC-90 do Nhật Bản tặng, với tầm hoạt động xa giúp Manila có thể giám sát tốt hơn vùng biển của mình.

Tổng thống Rodrigo Duterte duyệt đội danh dự tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập hải quân Philippines hôm 22-5 - Ảnh: REUTERS

Bên cạnh đó, hồi đầu tháng 5, Philippines đã hoàn tất việc mua các hệ thống tên lửa trên tàu đầu tiên từ Israel. Các tên lửa Spike ER sẽ được lắp trên các tàu pháo hạm sản xuất trong nước của Philippines.

Ông Empedrad mô tả hệ thống tên lửa do Israel sản xuất "rất chính xác", tạo lớp che chắn chắc chắn cho Philippines. Vị phó đô đốc tin chắc "những kẻ thù" nào muốn xâm phạm vùng biển của Philippines cũng phải "suy nghĩ kỹ".

Thông tin cho biết một tàu hộ vệ lớp Pohang có thể sẽ được Hàn Quốc giao cho Manila vào cuối năm nay; hải quân Philippines sẽ nhận các trực thăng tấn công đổ bộ vào đầu năm 2019; hai trực thăng săn ngầm có mang ngư lôi sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tới; trong khi 2 tàu khu trục mang tên lửa dự kiến được đưa vào biên chế trong năm 2020.

Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez, mặc dù việc mua sắm các trang thiết bị được đẩy mạnh, Manila còn nhiều thứ cần thiết phải làm để nâng cao năng lực của hải quân Philippines, giúp bảo vệ hiệu quả lãnh hải quốc gia.

Trong một so sánh cho thấy sự "bé nhỏ" của Philippines, ông Golez nhấn mạnh Philippines sở hữu nền kinh tế trị giá khoảng 400 tỉ USD nhưng chỉ nhiều gấp hai lần số ngân sách Trung Quốc bỏ ra cho quân đội trong năm 2018. Đó là chưa so sánh ngang hàng với cả nền kinh tế to đùng của Trung Quốc.

Chủ Đề