Nghị quyết hướng dẫn phạm tội nhiều lần năm 2024

Phạm tội hai lần trở lên là trường hợp người phạm tội có từ 2 lần thực hiện hành vi phạm tội trở lên, xâm phạm đến cùng một khách thể, các hành vi này chỉ cấu thành một tội danh và chưa lần nào bị đưa ra xét xử. Nếu người phạm tội cũng thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng mỗi lần phạm tội lại xâm phạm đến các khách thể khác nhau, cấu thành các tội khác nhau thì chỉ bị truy tố, xét xử về các tội danh tương ứng mà không bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội hai lần trở lên”. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khi nào là phạm tội hai lần trở lên ? Khi nào là phạm tội liên tục? Phạm tội liên tục khác phạm tội hai lần trở lên ở chỗ phạm tội liên tục là do một hoạt các hành vi phạm tội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, nhằm đạt đến mục đích phạm tội, trong các hành vi này, có hành vi đã cấu thành tội phạm, có hành vi chưa cấu thành tội phạm nhưng nó là tội phạm thống nhất.

Vấn đề đặt ra trong vụ án tác giả nêu ra đó là nếu đã cộng tổng số giấy tờ giả để áp dụng là tình tiết định khung theo điểm a khoản 3 Điều 341 BLHS thì có được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội hai lần trở lên” hay không?

Tham khảo tinh thần tại mục 3.3 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngàu 17/4/2023 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có quy định: “3.3. Đối với người nhiều lần làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì cần phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ; nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đó [không cộng số lượng tiền giả của lần phạm tội đó]; nếu có hai lần phạm tội làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự.” Theo hướng dẫn trên, phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự, tức là dùng để định khung hình phạt, cùng với đó, nếu có hai lần phạm tội trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả để xác định trách nhiệm hình sự thì phải áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần.

Trở lại vụ án, Trần Thanh T đã làm giả 7 tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đến thời điểm bị bắt. Theo khoản 1 Điều 341 BLHS thì chỉ cần có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức đã thỏa mãn cấu thành tội phạm. T đã thực hiện nhiều lần phạm tội, như làm giả căn cước công dân, sổ đăng kiểm, chứng nhận đăng kí xe…. Mỗi lần phạm tội này đều cấu thành tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của hướng dẫn tại

Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chế định này thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm giáo dục kết hợp với khoan hồng, án treo không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội một thời gian mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 quy định khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính cho mình. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn về việc Tòa án áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi phải thỏa mãn một số điều kiện. Cụ thể như sau: Tại mục 5.1 của Nghị quyết có quy định chỉ áp dụng tình tiết này khi có đủ các điều kiện sau:

“Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích

Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính…”.

Tuy đây là văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự [BLHS] năm 1999 và chưa có văn bản thay thế nhưng xem xét giữa hai bộ luật thì không thấy có sự khác biệt và giữ nguyên mục đích khi quy định tình tiết này. Vì vậy, các Tòa án vẫn áp dụng quy định trong hướng dẫn này để giải quyết các vụ án có tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Khi áp dụng tình tiết này cần lưu ý hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp này không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi việc phạm tội là một nghề kiếm sống được. Ở trường hợp này, người phạm tội xem hành vi phạm tội là phương tiện kiếm sống.

Tình tiết phạm tội 02 lần trở lên

Tình tiết này được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 51 BLHS 2015. Đây là trường hợp phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 48 BLHS 1999 việc sử dụng thuật ngữ phạm tội nhiều lần không thể xác định rõ nhiều lần ở đây là bao nhiêu? Các cơ quan áp dụng pháp luật bắt buộc phải xem những văn bản dưới luật để giải quyết. Nay BLHS 2015 không sử dụng thuật ngữ phạm tội nhiều lần nữa mà chuyển qua là phạm tội hai lần trở lên. Bản chất hai thuật ngữ này như nhau, sở dĩ nhà làm luật sử dụng thuật ngữ phạm tội hai lần trở lên nhằm thống nhất với quy định “số hóa” với các quy định khác trong Bộ luật này. Phạm tội hai lần trở lên có thể hiểu là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi đấy đã đủ các yếu tố để cấu thành một tội phạm độc lập.

2. Phân biệt tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên

- Về cơ sở pháp lý: Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, được giải thích chi tiết trong mục 5.1 Điều 5 Nghị định 01/2006/NQ-HĐTP. Còn đối với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS 2015. Ngoài ra, các tình tiết này còn được quy định với vai trò là tình tiết định khung tăng nặng ở một số tội.

- Về tần suất phạm tội và tội phạm thực hiện: Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội từ 05 lần trở lên, trong khi đó, số lần thực hiện tội phạm thỏa mãn để áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên là từ 02 lần trở lên. Và tất cả các hành vi phạm tội trên phải là cùng một tội phạm.

- Về lỗi: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là lỗi cố ý, còn phạm tội 02 lần trở lên có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Về động cơ, mục đích phạm tội: Khi áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên không bắt buộc xem xét động cơ, mục đích của người phạm tội. Trong khi đó, động cơ, mục đích phạm tội là điều kiện bắt buộc trong tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Cụ thể, người phạm tội phải lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

- Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự: Không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích [nghĩa là người phạm tội đã bị truy cứu TNHS lần nào chưa là không bắt buộc] thì đều có thể áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Để áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên bắt buộc các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu TNHS.

3. Sự trùng lặp khi áp dụng hai tình tiết trên

Qua sự so sánh ở trên ta thấy được: phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên có nhiều điểm tương đồng nhau đặc biệt là ở tiêu chí người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần [mức độ tăng nặng của hai tình tiết này phụ thuộc vào số lần mà người đó phạm tội], tuy nhiên, điểm khác nhau giúp phân biệt hai tình tiết này đó là động cơ phạm tội. Đối với tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì động cơ, mục đích phạm tội phải là người phạm tội phải lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Trong khi đó đối với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên thì không bắt buộc động cơ, mục đích như trên, tức là, động cơ, mục đích này có hay không có đều thỏa mãn tình tiết này. Như vậy, sẽ có trường hợp phạm tội 02 lần trở lên cũng là trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

Ví dụ: Nguyễn Văn A. thực hiện hành vi hành vi cướp tài sản 06 lần [các lần đều đủ cấu thành tội phạm] đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tài sản trộm được A. mang bán và lấy tiền đó là nguồn sống chính của mình. Như vậy, trong trường hợp này, hành vi phạm tội của A. đều thỏa mãn hai tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên.

Theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì tại điểm a Mục 5.2 quy định:

“Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” [hoặc “tái phạm nguy hiểm”] và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Ví dụ: B. đã bị kết án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B. lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản [tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên]. Trong trường hợp này, B. phải bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” [hoặc “tái phạm nguy hiểm”] và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Theo như quy định trên thì sẽ có trường hợp người phạm tội bị áp dụng cùng một lúc hai tình tiết tăng nặng TNHS là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên. Như phân tích ở trên thì theo quan điểm của chúng tôi, việc áp dụng cùng lúc hai tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên sẽ là quá nặng nề, gây bất lợi cho bị cáo cũng như gây chồng lấn nhau giữa các quy định. Do đó, theo tôi trường hợp này chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Điều này còn bảo đảm chính sách nhân đạo của pháp luật.

Trên đây là quan điểm cá nhân, mong bạn đọc nghiên cứu và bình luận.

LÊ NGỌC NAM

Nguồn: Lsvn.vn

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Chủ Đề