Hệ thống xử lý nước thải của nhận bản

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo mô hình bể tự hoại cải tiến Johkasou tại Nhật Bản đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.
Ưu điểm rõ rệt mà hệ thống Johaksou mang lại là hiệu suất xử lý nước thải vượt trội so với bể tự hoại kiểu cũ [bể tự hoại 2 ngăn, 3 ngăn]. Công ty TNHH Okamura Việt Nam tự hào là đơn vị thiết kế, chế tạo, thi công và lắp đặt bể Johkasou tại Việt Nam, không cần thông qua đối tác nhập khẩu hệ thống Johkasou từ Nhật Bản. Sản phẩm được thiết kế bởi đội ngũ kỹ sư công ty Okamura Nhật Bản và Okamura Việt Nam, chế tạo tại Việt Nam và được lắp đặt bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của công ty Okamura Việt Nam.

Xem thêm các bài viết kỹ thuật khác về New Biotank tại chuyên mục Tài Liệu trên website của chúng tôi.

Để liên hệ báo giá, vui lòng nhập thông tin tại: Inquiry Sheet và gửi đến chúng tôi. Bộ phận tiếp nhận thông tin sẽ liên hệ sớm nhất đến Quý Khách hàng.

Nước thải sinh hoạt có độc hại hay không?

Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải phổ biến mà bất kỳ ở đâu cũng có. Chúng phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người như ăn uống, vui chơi, giải trí... Trong nước thải sinh hoạt có chứa các hàm lượng chất hóa học, vi khuẩn, mầm bệnh, các chất không tan...

Vì vậy, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và diệt vi khuẩn vô cùng độc hại, đặc biệt gây ô nhiễm nặng nếu ngấm vào đất, nước ngầm. Nếu sử dụng hoặc tiếp xúc thường xuyên với nước thải sinh hoạt bị bẩn, sức khỏe sẽ bị giảm sút nặng nề.

Kinh nghiệm xử lý nước thải của người Nhật Bản

Ở Việt Nam hiện nay đã và đang học hỏi kinh nghiệm của người Nhật trong việc xử lý nước thải sinh hoạt. Một trong những kinh nghiệm vô cùng hữu ích đó là xử lý nước thải với quy trình khép kín. Tất cả các bước xử lý đều nằm gọn trong một vòng tuần hoàn. 

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào rất nhiều tính chất. Có thể chia việc xử lý nước thải sinh hoạt thành các nhóm là hóa học, sinh học và lý học. Từ đó để xử lý nước thải một cách khoa học và đúng quy trình. 

Bước đầu là xử lý sơ bộ nguồn nước thải sinh hoạt để loại bỏ các tạp chất và các cặn bã nằm lẫn lộn trong nước thải. Việc xử lý sơ bộ này sẽ sử dụng các song chắn hoặc các thiết bị nghiền nhỏ để loại bỏ loại rác thải rắn.

Tiếp đến là xử lý các thành phần độc hại, hợp chất hữu cơ... Cuối cùng là xử lý nén bùn - sấy bùn và khử trùng. Ở bước này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình xử lý nước thải sinh hoạt. Bởi khử trùng nước thải là để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, không cho chúng tiếp tục phát triển ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy cần phải tiệt trùng nước thải trước khi xả ra ngoài.

Ưu điểm khi học kinh nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt của người Nhật

Học hỏi kinh nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt của người Nhật mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Nước thải sau khi xử lý sẽ an toàn và đảm bảo chất lượng.

  • Chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, sử dụng ít các loại hóa chất trong quá trình xử lý. 

  • Công nghệ áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến, chủ yếu là sử dụng máy móc.

  • Có thể di dời hệ thống xử lý nếu các nhà máy di chuyển đến các khu vực khác. Nếu có nhu cầu mở rộng hệ thống, quá trình thực hiện không quá khó khăn. 

Trên đây là những thông tin về việc xử lý nước thải sinh hoạt người Nhật mà nước ta có thể áp dụng. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này mọi người cùng biết để cải thiện chất lượng nguồn nước của chúng ta, bạn nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước hố ga đã được các nước phát triển trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Để có thể phát triển toàn diện về hạ tầng xây dựng trong thời gian dài thì hệ thống thoát nước là một trong những yếu tố quan trọng.Vì một đô thị, một thành phố, một đất nước muốn phát triển không thể lúc nào cũng xẩy ra tình trạng ngập úng khắp mọi nơi như sông được trong khi chi phí đầu tư ban đầu sẽ tiết kiệm rất nhiều so với chi phí thiệt hại mỗi năm do tình trạng ngập úng gây ra.

Và đây là những thành phố đã có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thoát nước được đầu tư hiện đại nhất thế giới tại Nhật Bản. Được biết đến là một đất nước thường chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai như động đất, mưa bão. Tại đây thường gây ra tình trạng ngập lụt do địa hình núi dốc chiếm tới 75% diện tích đất, mỗi khi mưa lớn.


 

Hệ thống thoát nước ngầ tại Nhật Bản, gồm 59 cột bê tông cốt thép

Vì vậy họ đã xây dựng một hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ tại ngoại ô thủ đô Tokyo. Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới và phải mất tới 17 năm để hoàn thành. Dự án bắt đầu từ năm 1992, sau đó đưa vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009. Theo mô tả, hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70m, đường kính khoảng 30m, đủ rộng để chứa một tàu con thoi. Tất cả các trục này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6,3km.
 

Sơ đồ hệ thống thoát nước Nhật Bản: 5 trụ đứng có chức năng chia tải lượng nước, sau đó được đẩy qua bể kiểm soát áp suất rồi xả ra sông Edo.

Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ. Bể chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 22m dưới lòng đất. Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m3 nước/giây ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m.
 

Đường hầm dài 6,3km nối 5 trụ đứng với nhau

Sau khi hệ thống thoát nước đi vào hoạt động, vào tháng 8/2008, một cơn mưa xối xả đã đổ xuống khu vực này. Lúc đó, nó đã giúp thoát 12.000.000m3 nước ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong 25.000 bể bơi chuẩn 25m. Hệ thống đã gây sự chú ý mạnh mẽ trên toàn thế giới và đã được chuyên gia từ nhiều quốc gia tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Chủ Đề