Xử lý khi trẻ bị ong đốt

Sốc phản vệ sau khi bị ong đốt

Một cụ ông 99 tuổi ở Yên Bái vừa được các bác sĩ cấp cứu thành công sau khi nhập viện với các dấu hiệu của sốc phản vệ do bị ong đốt.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng sốc, khó thở tím tái toàn thân, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, vã mồ hôi chân tay lạnh, được các bác sĩ Phòng khám ĐKKV Thác Bà [Yên Bình, Yên Bái] nhanh chóng cấp cứu kịp thời, chẩn đoán sốc phản vệ độ II do ong đốt.

Sau xử trí, sức khỏe người bệnh ổn định, huyết áp lên 120/80mmHg, tình trạng khó thở tím tái đỡ dần, tiếp tục theo dõi sau 24h, được xuất viện.

Sức khỏe cụ ông đã ổn định sau khi được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Khi nào ong đốt gây sốc phản vệ?

BS. Vũ Đức Cường - Trưởng PKĐK Thác Bà cho biết: Các loại ong thường gây nhiễm độc và nguy hiểm là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số loài ong chưa rõ ở các vùng rừng núi.

Nọc ong là một hợp chất có tính acid, thông thường ong đốt hiếm khi gây ra phản ứng nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng là đau chói, ngứa và sưng nề tại chỗ, có thể tự hết sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu đã từng bị dị ứng với ong đốt, đã từng bị ong đốt nhiều lần, hoặc bị nhiều nốt đốt tại một thời điểm. Cần theo dõi y tế ngay lập tức bởi các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, ngộ độc nọc ong có thể xuất hiện nhanh chóng.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây, vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

- Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt 

- Khó thở 

- Cổ họng và lưỡi sưng phồng 

- Mạch đập nhanh và yếu 

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy 

 - Chóng mặt hoặc ngất xỉu 

- Mất ý thức  

Khi có một trong các dấu hiệu trên cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Cách xử trí khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công. 

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng cách:

- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngày khi có các dấu hiệu như đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, số lượng nước tiểu ít dần...

Lưu ý: Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,...

- Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.

- Trường hợp người bị đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.

Phòng tránh ong đốt bằng cách:

- Không chọc phá tổ ong;

- Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.

- Đối với những trường hợp nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc áo quần phòng hộ, không để lộ da để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt

- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.


Vết ong đốt thường rất đau và khó chịu. Vậy cần làm gì sau khi bị ong đốt? Dưới đây là cách chữa trị vết đốt cực kì an toàn và hiệu quả.

Sau khi bị ong đốt, cần xử lý như thế nào để không bị sưng, đau là những câu hỏi rất được mọi người quan tâm. Các trường hợp bị ong đốt đa số là nhẹ vì các vết đốt không nhiều, độc tính trong con ong cũng không quá cao. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do bị ong đốt vì không biết cách sơ cứu, chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để xử lý khi bị ong đốt? Tham khảo bài viết sau nhé!

1Ong đốt có nguy hiểm không?

Bị ong đốt đôi khi rất nguy hiểm

Các loại ong thông thường, khi bị đốt thường không gây nguy hiểm, trừ trường hợp bị các loại ong như ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong vùng rừng núi... Khi bị đốt biểu hiện đầu tiên của người bị đốt đó là đau rát, nếu nặng có thể bị tím tái, sốc, trụy tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong rất đáng tiếc nếu bị đốt quá nhiều và không có biện pháp sơ cứu kịp thời.

Theo một thống kê, loài ong Châu Phi đã làm tử vong hơn 40 người/năm với những lần tấn công của chúng. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, nên trang bị cho mình một số kiến thức để sơ cứu nếu chẳng may bị ong đốt.

Tham khảo: 5 mẹo chữa sưng, phù mặt đơn giản nhanh hết

2Thực hiện sơ cứu khi bị ong đốt

Sau khi bị ong đốt hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu sau:

Bước 1 Lấy ngòi [kim] ong ra ngay

Lấy ngòi [kim] ong ra ngay

Theo Sở Y tế tỉnh Nam Định, ngay sau khi bị ong đốt hãy nhanh chóng lấy ngòi ong ra, có thể dùng nhíp, mép của chiếc thẻ tín dụng hoặc dùng móng tay để gắp ngòi ong ra. Ngòi ong khoảng bằng đầu bút bi nên rất dễ thấy, lưu ý là nên nhẹ tay không được bóp chỗ có ngòi ong vì nó sẽ tiết thêm độc làm đau hơn, không nặn ép chỗ bị chích vì có thể làm nọc độc lan ra.

Dùng mép của thẻ tín dụng để lấy ngòi ong ra

Bước 2 Dùng xà phòng và nước lạnh để rửa vùng da bị đốt

Nước lạnh sẽ giúp làm dịu vùng da bị ong đốt, còn xà phòng sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn xót lại trên da.

3Các cách trị ong đốt tại nhà

Dùng kem đánh răng trị ong đốt

Dùng kem đánh răng trị ong đốt

Khi vừa bị ong đốt, bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết thươngđể khoảng 30 phút. Kem đánh răng sẽ giúp bạn đỡ đau hơn, vết sưng tấy cũng khỏi nhanh hơn. Nên thoa kem lên vùng bị đốt vài lần đến khi vết thương khỏi hẳn.

Xem chi tiết cách làm trong bài viết: Giảm sưng hết đau với cách trị ong đốt bằng kem đăng răng.

Dùng giấm táo trị ong đốt

Giấm táo có khả năng giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn. Vì thế, khi xoa lên vùng bị đốt, da sẽ cảm thấy dễ chịukhông bị ngứa. Cần áp dụng cách này 2 lần trong ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc.

Dùng mật ong trị ong đốt

Dùng mật ong trị ong đốt

Mật ong có khả năng giảm các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Chỉ cần bôi chúng lên vùng bị đốt trong khoảng 15 phút, vết thương sẽ nhanh chóng dịu đi và không còn cảm giác đau.

Dùng tỏi trị ong đốt

Dùng tỏi trị ong đốt

Tỏi là thực phẩm tự nhiên có khả năng chống viêm nhiễm khi bị ong cũng như các loại côn trùng khác đốt. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạcđắp lên vết thương trong vòng 10 phút. Lưu ý, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu có thể gây bỏng.

Dùng đá lạnh chườm vết đốt

Dùng đá lạnh chườm vết đốt

Khi vừa bị ong đốt, bạn cần lấy nọc độc ra ngoài và sau đó chườm đá lên vùng bị đốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vào nước đá trong khoảng 30 phút. Với cách này có thể hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.

Dùng hành tím trị ong đốt

Dùng hành tím trị ong đốt

Nước trong hành tím có tác dụng loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy chỗ bị đốt. Việc cần làm là cắt một vài lát hành chà nhẹ lên khu vực bị ong đốtcứ lặp lại cách thức này đến khi vết thương dịu hẳn.

Dùng đu đủ trị ong đốt

Dùng đu đủ trị ong đốt

Các enzym trong đu đủ có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại. Bạn chỉ cần cắt một miếng đu đủ và thoa trực tiếp lên vết ong đốt. Giữ trong vòng 15 phút và lặp lại như vậy nếu như cơn đau kéo dài liên tục.

Dùng lá chuối trị ong đốt

Dùng lá chuối trị ong đốt

Vò nát một nắm lá chuối, lấy nước rồi bôi lên vết thương. Cách làm này chắc chắn sẽ làm giảm những cơn đau rát, khó chịu hiệu quả.

Dùng baking soda trị ong đốt

Dùng baking soda trị ong đốt

Baking soda cũng có thể giúp làm giảm cơn đau ong chít và tình trạng sưng đỏ lúc đó của bạn. Việc bạn cần làm là trộn bột với một ít nước và đắp lên vùng vết thương và dùng một mảnh vải/ băng quấn quanh vết thương. Bạn băng vết thương như thế trong ít nhất 15 phút và lặp lại nếu cần nhé.

Dùng thịt mềm trị ong đốt

Dùng thịt mềm trị ong đốt

Papain là một loại enzyme trong thịt mềm như thịt heo, thịt bò có thể phá vỡ protein gây ra đau nhức và sưng tấy ở người. Để trị ong đốt theo cách này, bạn hãy cắt một lát thịt mỏng và đắp lên vết thương trong vòng 20-25 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.

Một số lưu ý khi bị ong đốt:

  • Chỗ ong đốt có thể ngứa nhưng bạn đừng nên gãi sẽ làm ngứa nhiều hơn.

  • Xử lí vết ong đốt càng nhanh càng tốt, để lâu nọc độc thấm vào da sẽ khó trị hơn.

  • Trên đây là một số cách trị ong đốt với tình trạng nhẹ. Khi bị ong đốt mà cảm thấy mệt, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay nhiều,... hãy lặp tức đến ngay trạm y tế để được kiểm tra tốt nhất.

  • Bên cạnh đó, cần phòng tránh ong đốt bằng cách: tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong; không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.

4 Cách phòng tránh bị ong đốt

Không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa

  • Trong trường hợp, ong bay đến gần thì không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động.

  • Nếu bạn muốn xua đàn ong, thì không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong. Tốt nhất nên dùng khói hoặc lửa.

  • Không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Đây là những môi trường thuận lợi để ong đến làm tổ. Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà.

  • Nếu có những chuyến dã ngoại vào rừng, bạn không nên mặc quần áo nhiều màu sắc, quá nổi bật, không dùng nước hoa, mỹ phẩm, không nên đi chân đất, không mặc những bộ đồ quá rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục kín, dày dặn.

  • Khi vào những nơi có thể có ong, bạn nên bao bọc kỹ thức ăn, không nên uống lon nước đã mở vì có thể ong rơi vào và tránh xa thùng rác không có nắp đậy vì thức ăn bốc mùi thường chiêu dụ nhiều côn trùng và ong.

Trên đây là những kiến thức và kinh nghiệm Bách hóa XANH chia sẻ đến bạn, mong bạn và người thân có thêm "bí quyết" sơ cứu vết thương khi bị ong đốt hay cách để tránh bị ong đốt nhé.

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Nam Định

Bạn sẽ quan tâm:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Chủ Đề