Hậu quả pháp lý khi người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện là như thế nào

Đại diện là một chế định quan trọng nhằm mục đích giúp người được đại diện thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của mình. Nhưng đối với giao dịch do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì được quy định xử lý ra sao?

Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:

Phạm vi đại diện

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Điều lệ của pháp nhân;

– Nội dung ủy quyền;

– Quy định khác của pháp luật.

– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Vậy nên người đại diện chỉ được xác lập và thực hiện các giao dịch thuộc phạm vi nêu trên. Vậy đối với trường hợp giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì được xử lý như thế nào?

> Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Hậu quả pháp lý của việc giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện

Thông thường giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện trừ các trường hợp luật quy định.

Các trường hợp giao dịch vẫn phát sinh quyền nghĩa vụ của người được đại diện

– Người được đại diện đồng ý

– Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý

– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Nghĩa vụ của người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện

Nếu giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì

– Người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện,

– Người đại diện không phải thực hiện nghĩa vụ nêu trên trong trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Quyền của người đã giao dịch với người đại diện xác lập giao dịch vượt quá phạm vi đại diện

– Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại

– Người đã giao dịch không có các quyền trên nếu người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đồng ý.

>> Xem thêm: Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập

Trên đây là nội dung tư vấn về giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

Trong giao lưu dân sự, các chủ thể có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, song trong một số trường hợp nhất định, có thể thông qua hành vi của người khác. Đó là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện là một quan hệ pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLDS 2015:  Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân [sau đây gọi chung là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác [sau đây gọi chung là người được đại diện] xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Theo đó, người đại diện chỉ được nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Trong trường hợp thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi thẩm quyền thì người đại diện phải chịu trách nhiệm về giao dịch đó. Cụ thể:

Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Dù là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền thì hậu quả pháp lý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện đều giống nhau. Phạm vi thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật do luật quy định, còn đối với đại diện theo ủy quyền thì phạm vi đó là phạm vi được ghi trong hợp đồng ủy quyền.

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm ảnh hưởng đến phần thuộc phạm vi đại diện. Tùy thuộc vào ý chí của các bên mà phần vượt quá phát sinh trách nhiệm giữa các bên khác nhau:

Người đại diện: phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao dịch với mình về phần vượt quá. Nếu gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải bồi thường cho họ. Đối với người đại diện, họ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền. Do vậy, cho dù là lỗi vô ý hay cố ý đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên cũng cần xem xét trách nhiệm của họ trong một số trường hợp như tình thế cấp thiết, bất khả kháng,…

Người được đại diện: không phát sinh trách nhiệm khi không biết hoặc không đồng ý về phần vượt quá. Ngược lại, đương nhiên phải chịu trách nhiệm khi đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

Người giao dịch: Có quyền yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ phần vượt quá hoặc toàn bộ giao dịch dân sự khi không biết hoặc không thể biết về việc vượt quá đó. Và ngược lại, không có quyền khi đã biết hoặc buộc phải biết. Nếu do lỗi cố ý mà gây thiệt hại cho bên được đại diện thì phải liên đới bồi thường thiệt hại với bên đại diện.

Như vậy, việc xác định trách nhiệm của các bên cũng như hậu quả pháp lý của phần vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện giúp cho việc giải quyết trong thực tế rõ ràng hơn, tránh xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Mặt khác đảm bảo việc đại diện đúng pháp luật, phù hợp với mong muốn của các bên khi tham gia quan hệ đại diện.

Bài viết liên quan

Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn. Phạm vi ủy quyền được thể hiện rõ ràng trong nội dung ủy quyền, nó là giới hạn mà người được ủy quyền hành động để đem lại quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Vậy, hậu quả pháp lý của khi vượt quá phạm vi ủy quyền quy định như thế nào? Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ vấn đề này.

Pháp luật quy định về phạm vi ủy quyền

>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân.

Phạm vi ủy quyền

Căn cứ Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ là nội dung ủy quyền.

Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền

Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện

Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, theo quy định này thì quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện [sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền]; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật].

Người đại diện theo ủy quyền

Người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền

Người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng người được ủy quyền vẫn hành động dưới danh nghĩa của người ủy quyền. Thông thường, người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, tuy nhiên, vì một lý do nào đó, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện hành động nhân danh người ủy quyền nhưng những công việc đó không nằm trong phạm vi được ủy quyền.

Người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền

Đặc điểm cuối cùng của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền chính là việc người được ủy quyền hành động ngoài phạm vi ủy quyền được cho phép. Người được ủy quyền chỉ được phép hành động trong phạm vi người ủy quyền cho phép. Việc họ hành động vượt quá giới hạn hầu như không được pháp luật các quốc gia công nhận, nhưng pháp luật có tính mềm dẻo và công bằng, do vậy, hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ được xem xét chấp thuận hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

  • Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: người được đại diện đồng ý, người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý, người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
  • Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
  • Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  • Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Trên đây là bài viết Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Tư Vấn Luật Dân Sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Video liên quan

Chủ Đề