Hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường

Hậu quả của bạo lực học đường đôi khi chính nạn nhân không nhận ra. Khi các em không ý thức được những hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường. Vậy phụ huynh đang làm gì để giúp con em của mình?

1. Vì sao tình trạng hậu quả của bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

Trước tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo lực trong giới trẻ hiện nay. Có vô vàn những lý do để lý giải cho điều này và một trong những lí do quan trọng nhất đó chính là yếu tố gia đình của học sinh, do không được quản lý chặt chẽ, không được quan tâm từ cha mẹ. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKHXH&NV [ĐHQGHN] thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa [Hà Nội] về tình trạng nữ sinh đánh nhau đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96, 7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44, 7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17, 3% không thường xuyên.

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng

Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.

Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45, 3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30, 7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh.

Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.

2. Bạo lực học đường diễn ra như thế nào?

Đa số bạo lực học đường có cách thức đánh tập thể. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm.  cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.

Đa số các bạn sẽ  túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục … Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.

Hậu quả của bạo lực học đường khiến trẻ bị thiếu khuyết về tuổi thơ

Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc [28%]; gậy gộc [8%], gạch đá [4%], thậm chí là dao lam, ống tuyp nước [0, 7%]. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường.

Mặt khác, nó mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình.

3. Hậu quả của bạo lực học đường là khôn lường phụ huynh phải biết

Hậu quả của bao lực học đường gây ra suy nghĩ tiêu cực và trầm cảm

Các hình thức bạo lực học đường mà các nạn nhân phải chịu đựng là bị đánh, tát; bị trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân; bị đe dọa; bị bịa chuyện nói xấu và tạo tin đồn; bị dè bỉu, bình phẩm ác ý về giới, ngoại hình; bị cô lập…

Nghiên cứu cho thấy tần suất bạo lực học đường ở nhóm có sang chấn cao hơn nhóm không có sang chấn. Sinh viên là nạn nhân của bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc phải lo âu, trầm cảm, các vấn đề về sức khỏe và khả năng thích nghi xã hội.

Bao lực học đường một phần lỗi của các bậc phụ huynh

Sang chấn tâm lý – Một hậu quả của bảo lực học đường

Phổ biến hơn cả là những đứa trẻ đã trải nghiệm về bạo lực ở các dạng khác nhau, ví dụ bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần… Những sang chấn trực tiếp xảy ra trong bạo lực, dù bạo lực thể xác hay tình dục thì thường để lại ảnh hưởng nghiêm trọng mà các nạn nhân khó giải quyết được. Những triệu chứng sang chấn tâm lý do bạo lực học đường như rối loạn cảm xúc, hành vi, nhận thức, lo âu… không kéo dài quá lâu hoặc không quá nghiêm trọng.

4. Phụ huynh nên làm gì để con mình không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

Cha mẹ nên nói chuyện với con trên tinh thần động viên, tâm sự một cách nhẹ nhàng. Lúc này, con có thể đang trong trạng thái hoảng loạn, vì vậy bạn cần tỏ ra là một người bạn đáng tin cậy của con, sẵn sàng bảo vệ và ở bên cạnh con. Để hậu quả của bạo lực học đường không phá huỷ tương lai con em bạn. Cha mẹ nên quan tâm con cái nhiều hơn.

La mắng con chỉ làm trẻ càng sợ hãi và thu mình lại hơn. Khi có nhứng biểu hiện về hậu quả của bạo lực học đường. Hãy từ từ gợi mở để con kể câu chuyện một cách cụ thể. Bạn càng nắm chi tiết về chuyện con bị bắt nạt như thế nào thì càng có hướng giải quyết tốt hơn. Phụ huynh cũng có thể trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô để đề nghị lưu ý đến học sinh.

Bạo lực học đường đẻ lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ môi trường giáo dục mà chính  bản than mỗi gia đình phải ý thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường. Lên án là chưa đủ, chúng ta phải hành động. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết => NÊN và KHÔNG NÊN làm gì trong giao tiếp ứng xử

Không chỉ đem đến những bài viết hay về cuộc sống hằng ngay, Poliva chúng tôi còn là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị ngoại cảnh – thiết bị khách sạn cao cấp giá rẻ như: xích đu ngoài trời, ghế bể bơi, ô lệch tâm, đồ dùng 1 lần cho khách sạn,…Quý khách có nhu cầu mua các loại đồ dùng khách sạn hoặc setup toàn bộ thiết bị cho khách sạn của mình vui lòng liên hệ 096.849.8888 [Miền Bắc] – 094.714.9999 [Miền Nam] để chọn được những sản phẩm mà bạn ưng ý nhất.

📍 3 HẬU QUẢ KINH HOÀNG MÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG GÂY NÊN📍

Hãy cùng Thám tử tâm lý “tố cáo” những nguy hại do việc suy giảm sức khỏe tinh thần vì bạo lực học đường gây ra nhé!

1. Hiệu quả học tập và công việc giảm sút nghiêm trọng:

👉 Khi gặp vấn đề dẫn đến việc tâm lý căng thẳng diễn ra sẽ khiến cho nạn nhân bị mệt mỏi, căng thẳng, thậm chị là sợ việc đến trường, đến nơi làm việc. Dẫn đến việc kết quả học tập bị giảm sút và năng suất làm việc gần như bằng không.

2. Ảnh hướng đến các mối quan hệ xung quanh:

👉 Người bị stress hoặc bạo lực học đường thường có tâm lý chung là sợ hãi, lo âu và mất tự tin hay trầm trọng hơn nữa là bị ám ảnh bởi những điều bản thân phải chịu đựng. Những điều này khi diễn ra lâu dần sẽ khiến cho các nạn nhân bị trầm cảm, thậm chí là tìm đến cái chết.

3. Cơ thể không còn được khỏe mạnh:

👉 Sức khỏe tinh thần không được duy trì trong trạng thái tốt nhất lâu dần cũng kéo theo việc cơ thể bị ảnh hưởng. Khi bị căng thẳng quá lâu cơ thể có khả năng cao sẽ mắc các bệnh về tim mạch hay suy giảm trí nhớ…

Nếu bạn biết còn hậu quả nghiêm trọng nào nữa thì hãy tố giác dưới comment của bài post cho mọi người cùng tránh nhé! 👇

Hiểu được sự nguy hiểm của việc stress và bạo lực học đường mang lại nên Thám tử tâm lý đã sớm chuẩn bị những “bảo bối thần kì” giúp bạn vượt qua. Hãy cùng chờ đón xem ở bài post sau và đừng quên sử dụng website trò chuyện của Thám tử tâm lý nha 💚

#thamtutamly #project #bichimoly #thamtutamly_bichimoly #tamly #baoluchocduong #tuvantamly
________________________

DỰ ÁN THÁM TỬ TÂM LÝ ☀️ Link website: thamtutamlybichimoly.com Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

📌 Email: [email protected]

📌 Facebook: //www.facebook.com/thamtutamly.bichimoly/ 📌 Instagram: //www.instagram.com/thamtutamly_bichimoly/

📌 Hotline: Ms. Khánh Ly [0927099813]

Video liên quan

Chủ Đề