Hạt xá lị là gì

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương. Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Nó từ đâu mà có?

Một vị tiền bối Phật Giáo đã 94 tuổi, sau khi viên tịch hỏa táng để lại nhiều hạt Xá Lợi, trong đó có một viên hình dạng như Quán Thế Âm Bồ Tát !. [Ảnh tổng hợp từ internet]

Người bình thường ai cũng tham sống sợ chết. Khi nhân loại đối diện với tử vong hoặc đau khổ tuyệt vọng, kinh khủng sợ hãi thì nghĩ mọi cách để sống thêm được một chút thời gian. Thế nhưng người tu hành Phật Pháp có thành tựu thì không chỉ coi sinh tử như không mà còn có thể biết trước được thời gian chết của mình, thậm chí còn có thể quyết định thời gian và phương thức chết. Mà khi họ chết thì trên không trung xuất hiện các hiện tượng tốt lành như tràn đầy mùi hương kỳ lạ, các cột ánh sáng v.v… Sau khi hỏa thiêu, thi thể lại xuất hiện xá lợi, có người còn thiêu không cháy trái tim, lưỡi.

Một số trường hợp có xá lợi

Theo tài liệu ghi chép lại, trong lịch sử có rất nhiều cao tăng, người tu luyện có thành tựu lớn sau khi viên tịch đều để lại xá lợi.

Ảnh: zonglanxinwen.com

Cưu Ma La Thập [Kumārajīva] là cao tăng, quốc sư thời Hậu Tần. Ông là nhà phiên dịch kinh Phật lớn sánh với Huyền Trang. Cưu Ma La Thập trước khi viên tịch thề với mọi người rằng: “Nếu kinh thư do ta phiên dịch không có sai lầm, thế thì sau khi thân thể ta hỏa thiêu cái lưỡi sẽ không bị thiêu cháy”.

Sau đó không lâu, Cưu Ma La Thập viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, tro bay khói tắt thì hình hài ông đã tan nát, nhưng chiếc lưỡi hoàn toàn không bị hư tổn, vẫn còn nguyên vẹn. Hiện nay, xá lợi lưỡi của Cưu Ma La Thập đang được thờ phụng ở Tháp Cưu Ma La Thập, thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc.

Năm 1992, một cao tăng tên là Pháp Nhân ở Tô Châu Trung Quốc viên tịch. Điều khiến người ta kinh ngạc là sau khi hỏa thiêu thì chiếc lưỡi của ông vẫn còn nguyên vẹn không tổn hại, có màu sắc vàng của đồ đồng cổ, rắn chắc như thép, gõ phát ra âm thanh trong trẻo vui tai.

Ảnh tổng hợp từ: slz.china777.org

Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương.

Xá lợi rốt cuộc là gì?

Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Tại sao chỉ những người tu hành Phật Pháp có thành tựu mới để lại xá lợi? Xá lợi tại sao có ngũ sắc, nung nóng hàng nghìn độ cũng không bị cháy?

Ảnh: lifetify.cc

Có học giả chuyên gia nói đó là sỏi, sau khi hỏa thiêu sẽ biến thành xá lợi. Thực ra chỉ cần suy nghĩ kỹ một chút là thấy cách nói này quá hoang đường và nực cười. Sỏi thì nhiều người khác cũng có, tại sao sau khi hỏa thiêu những người này lại không có xá lợi? Ngoài ra, nếu một người khi còn sống mà trong thân thể có nhiều “sỏi” như thế này thì người đó có chịu nổi không? Trong khi đó, những cao tăng có xá lợi đại đa số là những người già thân thể khỏe mạnh, cũng định kỳ đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tại sao chụp X quang, siêu âm lại không tìm thấy bất kỳ dị vật cứng nào?

Xá lợi xương: dashangu.com

Có người nói xá lợi là do nguyên nhân ăn chay lâu dài. Nhưng trên thế giới có hàng trăm nghìn người ăn chay lâu dài, tại sao khi hỏa thiêu cũng không có xá lợi, mà chỉ các cao tăng mới có?

Xá lợi ngón tay. [Ảnh: zonglanxinwen.com]

Hơn nữa ở Tây Tạng, do môi trường cao nguyên khắc nghiệt, các tăng nhân vì để sinh tồn nên cũng ăn thịt. Nhưng trong các tăng nhân Tây Tạng, số người sau khi thiêu có xá lợi còn nhiều hơn các tăng nhân người Hán vốn chỉ ăn chay. Điều này chứng minh rằng ăn chay và xá lợi không có quan hệ tất yếu nào.

Ảnh: zonglanxinwen.com

Thực ra, xá lợi là bảo vật của người thực hành tu luyện Phật Pháp trường kỳ và đạt đến tầng thứ nhất định, giống như “nội đan” mà các Đạo sỹ luyện đan nói; nó có năng lượng, ở các thời khắc đặc thù còn phát ra ánh sáng. Thông thường, người sau khi chết có xá lợi nhất định là người tu hành Phật Pháp có thành tựu. Điều này không có quan hệ gì với địa vị, danh tiếng và tiền của của người đó khi còn sống. Cho dù là hiển quý như tổng thống, lãnh tụ, tỷ phú, tro xương của họ cũng giống với người bình thường, một hạt xá lợi bằng hạt vừng cũng không thể tìm thấy.

Trong những người tu hành, người có xá lợi cũng là thiểu số. Điều này cũng không có quan hệ gì với danh tiếng, địa vị của người tu hành. Cho dù là phương trượng của chùa lớn, thậm chí đứng đầu gì đó cấp bậc rất cao cũng không có tác dụng, không có xá lợi. 

Xá lợi xương đầu. [Ảnh: beijingreview.com.]

Theo thuyết luân hồi của Phật gia, nhục thân con người chỉ là nơi linh hồn tạm thời cư ngụ. Cái chết không phải là sự kết thúc của sinh mệnh mà chỉ là điểm khởi đầu sang một hình thái sinh mệnh khác. Con người sau khi tử vong thì linh hồn sẽ thoát ly thân thể, tìm một nơi cư ngụ mới. “Tây Tạng độ vong kinh” có ghi chép, khi linh hồn chuyển sinh, ánh sáng lục đạo luân hồi [trắng tối, lục tối, vàng tối, lam tối, đỏ tối và màu khói sương] sẽ hiển hiện ra trước mắt người chết. Lúc đó, linh hồn của người chết sẽ chịu nghiệp lực [thiện, ác] của đời trước của mình dẫn dắt, không tự chủ được mà lao vào trong luồng ánh sáng đó.

Xá lợi vàng nguyên chất. [Ảnh: zonglanxinwen.com]

Do đó, con người chết rồi không phải là hết tất cả. Nếu một người khi còn sống tu thiện tích đức, thế thì linh hồn của người đó sẽ đến nơi tốt đẹp. Nếu một người khi còn sống mà làm những việc xấu trái với lẽ Trời, trái đạo lý, việc xấu nào cũng làm, tuy họ có thể khoan khoái nhất thời nhưng sau khi chết thì linh hồn sẽ rơi vào 3 ác đạo, chịu đựng thống khổ khôn cùng.

[Ảnh tổng hợp từ: blogger.blogspot.com]

Con người khi đến thế gian với tấm thân trần trụi không có gì, khi đi cũng hoàn toàn một thân trần trụi, mọi thứ đều không đem theo đi được, chỉ có nghiệp lực theo thân.

Kiến Thiện
Theo Vision Times

Bạn đang đọc bài viết: “Xá lợi rốt cuộc là gì, từ đâu mà có?” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected] Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||0bb014887__

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Ad will display in 09 seconds

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • Xá lợi là gì? 
  • Sự thật về xá lợi
  • Sự linh ứng của xá lợi

Xá lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ [hỏa thiêu] tro cốt của Đức Phật và các vị cao tăng. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, trong lịch sử có rất nhiều vị cao tăng, người tu luyện có thành tựu lớn, sau khi viên tịch sẽ để lại xá lợi. 

Bên cạnh, nhục cốt, tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh Phật cũng có nhắc đến các loại Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.

Xá lợi là gì?

Ngọc Xá Lợi thường được kết tinh thành những viên có hình tròn và cứng, kích thước to nhỏ khác nhau. Xá Lợi cũng có rất nhiều màu sắc và độ sáng. Thông thường các viên Xá Lợi sẽ có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng. Có những viên trong như thủy tinh, có những viên lại có trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng như pha lê, cũng có thứ màu sáng như san hô. Ngọc Xá Lợi là thành quả của việc tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.

Trong cuốn Kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi chép lại rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và chia cho đại diện của tám nước đem về quốc gia của họ. Hơn 200 năm sau, khi hoàng đế A Dục thống nhất lãnh thổ xứ Ấn ngài đã gom tất cả Xá Lợi ở 8 nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.

Hiện có ba giả thuyết chính về nguyên nhân hình thanh xá lợi là: Do sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng kết thành xá lợi; Do thói quen ăn chay, ngồi thiền và do tình trạng bệnh lý [sỏi thận].

Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Hàng nghìn năm trước khi khoa học còn chưa phát triển, hiểu biết của con người còn hạn chế nên người ta thường tin vào cách giải thích này. Tuy nhiên, theo khoa học, điều này là không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng thực tế thì chúng ta đều không thấy điều đó xuất hiện nữa.

Có rất nhiều giả thuyết cho việc hình thành nên các viên xá lợi

Theo giả thuyết ăn chay, các cao tăng thường xuyên sử dụng nhiều chất xơ và chất khoáng, nên quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy trong cơ thể và dần biến thành xá lợi. Nhiều người không đồng ý với giả thuyết này, cho rằng cũng có nhiều người ăn chay nhưng sau khi hỏa táng thì không có xá lợi.

Tuy nhiên nếu thêm yếu tố ngồi thiền thì giả thuyết này cũng có một phần sự thật. Ngồi thiền nhiều sẽ làm tăng khả năng hình thành tinh thể muối trong cơ thể. Người ăn chay hoặc Phật tử bình thường không có nguy cơ đó, vì thời gian ngồi thiền không nhiều.

Nhiều người không đồng ý với giả thuyết bệnh lý do các vị cao tăng thường rất khỏe mạnh, sinh hoạt điều độ, ít bệnh tật và khi hỏa táng người bị bệnh cũng không thấy xá lợi. Tuy nhiên, sự thật về giả thuyết này thì chỉ khi tiến hành thử nghiệm hỏa táng trên rất nhiều người bệnh chúng ta mới có thể đưa ra được kết luận chính xác.

Sự thật về xá lợi

Theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc nhận thấy rằng, các tinh thể có hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế tháng 6-1995, họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử quét để theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 - 1.600oC trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ.

Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương chiếm 2/3 trọng lượng xương bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600oC với nhiều hình dạng khác nhau, kích thước to nhỏ không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn khi gặp nhiệt độ từ 1.000 - 1.400oC. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600oC, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng [vốn có nhiều trong xương người].

Sự hình thành xá lợi được giải thích theo góc nhìn của khoa học hiện đại

Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi và không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600oC, sau đó tăng lên 1.000oC, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện. Hiện các lò hỏa táng thường có giới hạn nhiệt độ khoảng 1.200oC, khá thích hợp để xương được tinh thể hóa.

Theo Quỹ Forshang thế giới thuộc Trung tâm Phật giáo Forshang thế giới tại Đài Loan cho biết, xá lợi chứa các yếu tố hóa học của cả xương và sỏi.

Như vậy việc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của các giả thuyết: Ăn chay, ngồi thiền, sỏi bệnh lý và sự tinh thể hóa xương khi gặp điều kiện hỏa táng phù hợp. Đây được xem là giả thuyết thuyết phục nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính “may rủi” của nó. Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có xá lợi.

Sự linh ứng của xá lợi

Khi chiêm bái cùng một viên ngọc Xá Lợi, tùy theo phước đức hay nghiệp báp của mỗi người mà sẽ thấy được các màu sắc khác nhau.

Truyền thuyết kể lại rằng, Ngọc Xá Lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, tỏa ra ánh hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái của người có đạo tâm. Ngài Hư Vân kể rằng khi ngài tới lễ Xá Lợi của Đức Phật tại chùa A Dục, càng lễ thì hào quang từ Xá Lợi càng tỏa sáng. Cũng nhờ thành tâm lễ bái Xá Lợi mà ngài đã hết bệnh.

Tại Trung Quốc thời xưa có hai Phật tử là Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Trung Ấn sang để truyền bá Phật Pháp. Lúc ấy ở núi Ngũ Nhạc có Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín hông hài lòng, dâng biểu lên nhà vua xin cho thi tài với hai Ngài. Họ để kinh sách của Lão giáo ở đàn phía đông và kinh Phật cùng Xá Lợi để trên Thất bảo hành điện ở phía tây. Sau đó hai bên thi triển thần thông đốt kinh sách. Kinh bên Đạo giáo thì cháy, còn kinh Phật thì vẫn nguyên. Lúc ấy Xá Lợi năm màu chiếu sáng, bay lên hư không, xoay tròn như che phủ cả nhân gian. Vua cùng đại chúng đều hoan hỉ vô cùng.

Các truyền thuyết về sự linh ứng của viên xá lợi

Thời kỳ nhà Ngô, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật Pháp nên đã chất vấn Ngài Khương Tăng Hội: Sa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì?

Ngài trả lời rằng, tuy Phật đã nhập diệt từ lâu nhưng Xá Lợi của Ngài lưu lại vẫn chứa đựng bao điềm linh diệu. Ngô Tôn Quyền không tin, buộc Ngài phải cầu cho được Xá Lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong của Phật Pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu Xá Lợi hiển hiện oai linh. Đến ngày thứ 21, Xá Lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa Xá Lợi đổ lên mâm đồng. Hạt Xá Lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền bị vỡ tan thành nhiều mảnh. Ngô Tôn Quyền dùng búa và đe đập vỡ Xá Lợi nhưng chỉ thấy đe lún xuống và Xá Lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm linh rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới bắt đầu tin vào Phật Pháp.

Riêng Xá Lợi Răng và Xương của Đức Phật thì không có sự biến hóa từ ít thành nhiều nên đa phần các bảo tháp thờ Xá Lợi Răng và Xương rất hiếm. Chủ yếu là các tháp thờ Ngọc Xá Lợi.

Tóm lại, vì xá lợi là báu vật biểu trung như Đức Phật còn tại thế nên nó có một vai trò quan trọng đối với Phật Giáo. Nếu chúng ta dùng thành tâm lễ bái, cúng dường, tán dương cảm thán thì sẽ được phước đức vô biên.

Xá Lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức. Sự tôn sùng xá lợi thuộc về tín ngưỡng tâm linh đối với Đức Phật của bạn. Nếu bạn tin có xá lợi thì nó sẽ xuất hiện thật nhiều, ngược lại nếu bạn không tin thì dù có xá lợi xương cốt thật của Phật Thích Ca Mâu Ni đi nữa cũng không linh ứng gì với bạn cả.

Video liên quan

Chủ Đề