Hao mòn tài sản cố định vô hình là gì năm 2024

Tài sản cố định vô hình tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không phải tính hao mòn đúng không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định về các loại tài sản cố định vô hình trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
...
b] Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập [bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập].
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.

Đồng thời tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC có nêu:

Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao
...
3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:
a] Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
b] Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c] Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
d] Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
đ] Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
e] Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.

Như vậy chỉ đối với trường hợp tài sản cố định nêu tại khoản 3 Điều 12 trên mới không tính hao mòn.

Những tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đều phải tính hao mòn [trừ trường hợp không tính hao mòn và những tài sản phải tính khấu hao].

Tài sản cố định vô hình [Hình từ Internet]

Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 45/2018/TT-BTC có hướng dẫn việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình [trừ tài sản đặc thù] của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP cộng [+] các khoản thuế [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại] và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng [+] chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê [nếu có]

Và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp].

- Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC [trừ quyền sử dụng đất được xác định theo hai trường hợp trên] là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó [trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật].

Nguyên giá tài sản cố định của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thay đổi trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 45/2018/TT-BTC thì nguyên giá tài sản cố định của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thay đổi trong trường hợp:

- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

- Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;

- Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 45/2018/TT-BTC theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Chủ Đề