Hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

  • 17 Tháng Tư, 2022
  • Vũ Phương Thảo
  • Giáo dục công dân

Đáp án chi tiết, lời giải dễ hiểu nhất cho câu hỏi:  “ Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? ”cùng với kiến thức tham khảo cực hay là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức. Cùng Top Tài Liệu ôn tập nhé!

Câu hỏi

Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng. B. Chê bai người quét rác. C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Lời giải :

đáp án đúng: D

Các hành vi không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng, chê bai người quét rác, coi thường việc làm chân tay…

Kiến thức tham khảo

Khái niệm, các loại hình truyền thống

1. Khái niệm truyền thống

Truyền thống là một khái niệm tương đối trừu tượng và để định nghĩa chính xác về truyền thống là gì cũng không dễ. Để hiểu rõ về truyền thống thì chúng ta cần cắt nghĩa dựa trên nhiều phương diện, nhiều nguồn thông tin. Theo cách hiểu trong Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay.

Tựu chung lại, có thể hiểu truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác dụng to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau.

Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện.

2. Các loại hình truyền thống

– Truyền thống được tồn tại dưới hai dạng: Lịch sử vật thể và lịch sử tinh thần.

– Căn cứ nội dung của truyền thống ta có: Truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc, truyền thống lao động, chiến đấu, truyền thống thể thao…

– Căn cứ ý nghĩa tích cực của truyền thống ta có: Truyền thống tốt đẹp, tiến bộ đồng thời cũng có truyền thống xấu, lạc hậu. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ kinh tế, điều kiện sống thay đổi… Vì thế nên có thể có truyền thống đối với xã hội hiện đại sẽ trở nên lạc hậu, không còn thích hợp nữa.

– Nói đến truyền thống là nói đến phong tục tập quán, lễ hội mang bản sắc dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng truyền thống bao giờ cũng thay đổi chậm hơn lạc hậu hơn so với sự thay đổi của hình thái kinh tế xã hội, vì thế ta phải kế thừa truyền thống một cách sáng tạo có chọn lọc.

– Phong tục tập quán: Là một mặt biểu hiện của truyền thống, đó là những thói quen xã hội mang các đặc trưng trong lối sống của một cộng đồng của dân tộc, được biểu hiện trong cách ăn mặc, cách ứng xử, trong quan hệ xã hội, trong lễ tết hội hè, trong cả lao động sản xuất…Phong tục mang tính chất cộng đồng, tính ổn định và tính truyền thống.

+ Lễ hội: Là bộ phận cấu thành phong tục của một dân tộc. Ở nước ta, theo thống kê chưa đầy đủ, trong một năm ở các vùng trên đất nước có hơn 40 lễ hội chính.

+ Lễ: là một hệ thống hành động đặc biệt mang tính cách điệu, để biểu thị một sự trân trọng, lòng ngưỡng mộ của công chúng đối với đối tượng được cử lễ.

+ Hội: là hệ thống những hình thức vui chơi, giải trí có tính truyền thống của dân tộc, của địa phương…

+ Tóm lại: Truyền thống, phong tục tập quán và lễ hội là các yếu tố mang đậm đà bản sắc tâm lý dân tộc, nhưng khi khôi phục lại lễ hội, phong tục tập quán cần chú ý chọn lựa những cái tốt đẹp, chống khôi phục những truyền thống bảo thủ lạc hậu không phù hợp với xã hội hiện nay

Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?

– Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:

+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ [tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ…];

+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ [tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả…];

+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;

+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.

– Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung: + Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ [tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ…]; + Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ [tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả…]; + Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới; + Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.

* Hướng dẫn giải

Các hành vi không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng, chê bai người quét rác, coi thường việc làm chân tay...

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

  • Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo?

  • Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?

  • Em đồng ý với việc làm nào sau đây về hợp tác?


Page 2

  • Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo?

  • Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?

  • Em đồng ý với việc làm nào sau đây về hợp tác?


Video liên quan

Chủ Đề