Bài tập xác định thời điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Qua đó, tại thời điểm mở thừa kế có thể xác định được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định được đối tượng hưởng thừa kế :

Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015:

- Trường hợp cá nhân: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

- Trường hợp không không là cá nhân: phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thứ hai, xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế với người để lại di sản thừa kế.

Theo quy định tại Điều 614 Bộ Luật Dân sự 2015:

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế được xác định kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản thừa kế. Kể từ thời điểm đó có thể xác định chính xác khối di sản mà người chết để lại, đảm bảo phần di sản mà từng người thừa kế được nhận theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời xác định được ai là người thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu di sản gây thiệt hại. Điển hình như trong trường hợp căn nhà là di sản thừa kế bị sụt lún đổ sang nhà kế bên, thì người nhận thừa kế phải có trách nhiệm bồi thường như thế nào? Ai trong những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường?

Thứ ba, xác định giá trị pháp lý của việc từ chối di sản.

Theo quy định tại Điều 642 của Bộ Luật dân sự 2015: thời hạn từ chối nhận di sản là 06 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu sau thời hạn đó người nhận di sản không từ chối thì mặc nhiên được xem là đã đồng ý nhận di sản thừa kế.

Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ.

Thứ tư, xác định thời hiệu đối với những vấn đề thừa kế.

Theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015:

- Thời hiệu người nhận thừa kế yêu cầu chia di sản:

30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ Luật Dân sự.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Chính vì vậy, việc xác định thời điểm mở thừa kế đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần xác định được chính xác những đối tượng được hưởng di sản, quyền và nghĩa vụ phát sinh sau khi nhận thừa kế cùng với những vấn đề pháp lý lên quan dến thời hiệu khởi kiện, việc nhận hoặc khước từ di sản.

BAN BIÊN TẬP - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THÁI

Bài viết liên quan

Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong những quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người thừa ...

Sau khi xác định được di sản cũng như người thừa kế, vấn đề tiếp theo là thực hiện phân chia di sản. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về cách thức phần chia di sản. Thỏa ...

Trước khi chết, một cá nhân có thể còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện với chủ thể khác. Trong một số trường hợp, khi cá nhân chết thì nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt. Ngược lại, nếu không phải là những nghĩa vụ thuộc loại nghĩa vụ nói trên thì có thể suy luận là nghĩa vụ này không chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di ...

Xem tất cả »

Tính thừa kế là một trong những nội dung quang trọng trong phần thừa kế của bộ môn dân sự. Tuy nhiên Sinh viên trường luật có nhiều bạn vẫn chưa năm rõ được cách thức và các bước để tiến hành làm bài tập thừa kế. Qua bài viết sau đây, Luật Quang Huy sẽ trình bày các bước làm bài tập thừa kế.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Luật dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Các bước làm bài tập chia thừa kế

Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ.

Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hoặc làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.

Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.

Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình [ về nguyên tắc là chia đôi].

Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.

Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.

Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?

Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? [ đối với cá nhân], còn tồn tại hay không? [ đối với tổ chức].

Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.

Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc

Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Về trường hợp thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp 1:

Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị [ Điều 677] trong trường hợp này.

Trường hợp 2:

Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:

  • Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
  • Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.

Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật. Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. Các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005. Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.

Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.

Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Ví dụ này sẽ nêu lên cách chia thừa kế theo pháp luật.

A kết hôn với B và có 2 con là C và D. C lấy E có 2 con là C1 và C2. D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết A và B có chung 600 triệu.

Giải: Sơ đồ phả hệ:

Sơ đồ phả hệ 1

  • Xác định di sản của A và C.
    Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu.
  • Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu. Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu [theo luật thừa kế kế vị]. Vậy: B = D = 100 triệu [ngoài ra B còn 300 triệu]

    C1 = C2 = 50 triệu.

Ví dụ 2 Ví dụ chia thừa kế theo di chúc.

Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.

  • C có vơ là M và có con là X và Y.
  • D có vơ là N và có con là K và H.

Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.

Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E. Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.

Giải:

Sơ đồ phả hệ 2

  • Xác định tài sản của A Do A và Q có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Do A và B có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Do A và B là vợ chồng hợp pháp nên số tiền 200 triệu của A có với Q sẽ chia cho B một nửa.

    Vậy tổng cộng A =B = 300 triệu.

  • Do A có đểu lại di chúc hợp pháp, chuyển toàn bộ tài sản cho B và C, D, E nên mỗi người sẽ được 300 / 4 = 75 triệu. Tuy nhiên do C chết cùng thời điểm với A nên 75 triệu của C sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được thừa kế là. B, C, D, E và P [hàng thừa kế thứ nhất] và mỗi người được 75 / 5 = 15 triệu. Do C đã chết nên 15 triệu của C sẽ được chuyển cho 2 con X và Y, mỗi người có 7,5 triệu. Khi đó: B = D = E = 75 + 15 = 90 triệu. [Ngoài ra B còn 300 triệu là 1 nửa chung với A]. P = 15 triệu

    X = Y = 7,5 triệu.

Do tại thời điểm A chết, P chưa đủ 18 tuổi nên P là đối tượng thuộc diện của luật 669 và P được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật. Giả sử ban đầu chia theo pháp luật, sẽ có 5 người được hưởng thừa kế là B, C, D, E và P [Phần của C sẽ được X và Y nhận theo kế thừa kế vị]. Mỗi người được hưởng 300 / 5 = 60 triệu. Do đó P số tiền P nhận được là 2 / 3 * 60 = 40 triệu. Như vậy mọi người [B, C, D, E] sẽ phải trích lại cho P một khoản 40 – 15 = 25 triệu. Theo như tỷ lệ trên ta tính được B:C:D:E = 90:15:90:90. Do đó: B, D, E mỗi người cần cần trích ra 25 * [90/285] = 7,89 triệu.
C [X+Y] cần trích ra 25 * [15/285] = 1,32 triệu.

Vậy cuối cùng ta có: B = D = E = 90 – 7,89 = 82,11 triệu. [B còn 300 triệu nữa].

X = Y = [15 – 1,32] / 2 = 6,84 triệu.

P = 40 triệu.

Q = 200 triệu.

Tổng số tiền là: 82,11 * 3 [B, D, E] + 6,84 * 2 [X, Y] + 40 [P] + 200[Q] + 300[B] = 800,01 triệu [Do làm tròn số].

Ví dụ 3 : Ông A kết hôn với bà B và có 2 con chung là C, D.

C bị bại liệt từ nhỏ. D có vợ là E và 2 con là F, G. 2004, D bị bệnh chết. 2/2006 bà B lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 căn nhà cho cháu nội là G huởng thừa kế. 10/2006 bà B chết. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp biết rằng:

  • Tài sản riêng của D là 100 triệu
  • Căn nhà là tài sản chung của ông A và bà B trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà B đã chết.

Giải Sơ đồ phả hệ:

Sơ đồ phả hệ 3

  • Tại thời điểm D chết. D có 100 triệu.
  • Do D không có di chúc nên tài sản của D sẽ chia theo pháp luật cho 5 người [A, B, E, F, G] mỗi người 20 triệu.
  • Khi đó: A = B = 120 [1/2 của 240] + 20 = 140 triệu.

    E = F = G = 20 triệu.

  • Tại thời điểm B chết B có 140 triệu.
  • Do B có di chúc nên ta phải chia theo di chúc là G được 1/3 căn nhà = 1/3 * 240 = 80 triệu. B còn 140 – 80 = 60 triệu không nhắc tới. Nó sẽ được chia theo pháp luật. 60 triệu này chia theo pháp luật thì A, C, D sẽ được hưởng mỗi người 20 triệu. Do D chết rồi nên 20 triệu này sẽ được chia đều cho F và G theo kế thừa kế vị. Khi đó: A và C được nhận thêm 20 triệu

    F và G nhận thêm 10 triệu

Do C bị tàn tật và A không được nhắc đến trong di chúc của B nên C và A là đối tượng thuộc diện trong luật 669. Do vậy A và C sẽ được nhận đủ 2/3 số tài sản của 1 người khi chia theo pháp luật

Giả sử ban đầu tài sản của B chia theo pháp luật. Khi đó có 3 người là B, C, D nhận được, mỗi người được 140 / 3 = 46,67 triệu. Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 triệu như trên. Khi đó ta cần chia lại như sau:

Số tiền của B còn lại sau khi chia cho A và C là 140 – [31,11 * 2] = 77,78 triệu. Do 77,78 còn lại của B ít hơn 80 triệu mà G được nhận theo di chúc nên toàn bộ 77,78 triệu thuộc về G.

Vậy: A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu

C = 31,11 triệu

E = F = 20 triệu

G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Trình bày và lấy ví dụ về các bước làm bài tập thừa kế. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề