Gói thầu mua sắm hàng hóa trên 2 tỷ

Hỏi:

“Công ty chúng tôi- Bên mời thầu hiện đang chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu Mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu 12 tỷ đồng. Chúng tôi có thể áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ để đẩy nhanh tiến độ lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầu được không? Xin cảm ơn!

Chuyên gia tư vấn đấu thầu  của SPVALUE xin trả lời như sau:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong đấu thầu, chia theo cách thức nộp Hồ sơ có 4 phương thức LCNT:

  1. Một giai đoạn 1 túi hồ sơ
  2. Một giai đoạn 2 túi hồ sơ
  3. Hai giai đoạn 1 túi hồ sơ
  4. Hai giai đoạn 2 túi hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp được áp dụng phương thức một giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm:

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b] Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c] Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d] Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ] Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Chiếu theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ:

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Điều này có nghĩa là,  những gói thầu mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ [không quá 10 tỷ đồng] áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Đối với gói thầu của Đơn vị bạn có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng [không phải là gói thầu quy mô nhỏ] không áp dụng được phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mà chỉ được áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu 2013:

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b] Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Như vậy, trong tình huống này nếu Đơn vị bạn lựa chọn phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ để thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu là 12 tỷ đồng là Chưa phù hợp theo quy định hiện hành của Luật Đấu Thầu. Trong trường hợp này, Đơn vị Bạn – Bên mời thầu phải áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Trên đây là tư vấn của  SPVALUE nếu còn thắc mắc gì Bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia tư vấn của SPVALUE qua hotline: 0966550820 để được hỗ trợ trực tiếp.

Related Articles

Số hồ sơ: T-HNA-123181-TT-SĐ
Cơ quan hành chính: Hà Nam
Lĩnh vực: Đấu thầu Xây lắp
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện [nếu có]: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cơ quan phối hợp [nếu có]: Không
Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan HC
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Báo cáo thẩm định chỉ định thầu
Tình trạng áp dụng: Không còn áp dụng

Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Đơn vị được giao làm Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch & Đầu tư
Bước 2: Sở Kế hoạch & Đầu tư xem xét thẩm định
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Văn bản đề nghị chỉ định thầu của Chủ đầu tư
Tài liệu liên quan:- Kế hoạch đấu thầu;- Danh mục các dự án cần chỉ định thầu trên cơ sở làm rõ sự cần thiết phải chỉ định thầu được phê duyệt;

- Văn bản pháp lý có liên quan: QĐ phê duyệt dự án, phê duyệt TKKT, các văn bản khác có liên quan.

Số bộ hồ sơ: 1 bộ

Tên phí / lệ phí Mức phí Văn bản quy định
Lệ phí thẩm định 0,01% giá gói thầu [tối thiểu là 1.000.000đ, tối đa là 30.000.000đ]

Ông Lưu thắc mắc, mức giá trị áp dụng này đã thay đổi so với Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 nhưng tại sao Thông tư của Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên mức cũ là 2 tỷ đồng. Vậy để thực hiện đấu thầu thì áp dụng văn bản nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Đối với gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển: Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu [gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 5 tỷ đồng].

Thực hiện điểm a, khoản 6 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Theo đó khoản 1 Điều 19 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định: “Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ”.

Do vậy, đối với gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị: việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính.

Chinhphu.vn


Mua máy xét nghiệm trị giá trên 2 tỷ áp dụng theo hình thức đấu thầu nào? Quy trình áp dụng đấu thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường.

Mua máy xét nghiệm trị giá trên 2 tỷ áp dụng theo hình thức đấu thầu nào? Quy trình áp dụng đấu thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi văn phòng luật Dương Gia. Xin văn phòng tư vấn giúp trường hợp giúp trường hợp bệnh viện mua máy xét nghiệm có trị giá trên 2 tỷ đồng thì theo luật đấu thầu thì sẽ làm quy trình chào hàng cạnh tranh hay chào thầu. Xin văn phòng tư vấn quy trình và các mẫu chứng từ liên quan. Xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý

+ Nghị định 63/2014/NĐ-CP

+ Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo Điều 57, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với các gói thầu có giá trị không quá 5 tỷ đồng. Khoản 2, Điều 57, nghị định 63/2014/NĐ-CP, áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn đơn giản có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng; xây lắp công trình đơn giản đã có bản vẽ thiết kế thi công được duyệt không quá 1 tỷ đồng; gói thầu mua sắm thường xuyên không quá 200 triệu đồng. Trường hợp bệnh viện bạn mua máy xét nghiệm trị giá trên 2 tỷ đồng sẽ phải áp dụng theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường.

Xem thêm: Luật đấu thầu năm 2013 số 43/2013/QH13 mới nhất đang áp dụng 2022

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường

* Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

– Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của   Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;

+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

* Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu

– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;

– Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

– Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;

– Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.

* Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:

– Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;

– Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;

Xem thêm: Cách xử lý các tình huống thường gặp trong đấu thầu mới nhất năm 2022

>>> Luật sư tư vấn chào hàng cạnh tranh thông thường: 1900.6568

* Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

*Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh bạn có thể áp dụng theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT để tham khảo chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề