Giáo án Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Luyện tập về Phương Pháp Lập Luận Trong Văn Nghị Luận

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài Câu đặc biệt

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Lập luận trong đời sống
  2. a) – Đọc các ví dụ sau và cho biết bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận.

(1) Hôm nay trời mưa, chúng ta  không đi chơi công viên nữa.

(2) Em rất thích đọc sách, vì qua sách  em học được nhiều điều.

(3) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Gợi ý:
Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận. Quan sát bảng sau:

– Nhận xét về vị trí, mối quan hệ giữa kết luận và luận cứ trong các câu trên. Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ với kết luận được không?

Gợi ý: Quan sát bảng sau:

Luận cứKết luận
Hôm nay trời mưachúng ta không đi chơi công viên nữa.     
vì qua sách em học được nhiều điều.      Em rất thích đọc sách
Trời nóng quáđi ăn kem đi.
Nguyên nhânKết quả

Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

  1. b) Dưới đây là các kết luận, hãy lựa chọn những luận cứ thích hợp để xây dựng thành một lập luận hoàn chỉnh (điền vào vị trí dấu ba chấm).

(1) Em rất yêu trường em …

(2) Nói dối rất có hại …

(3) … nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.

(4) … chúng ta cần biết nghe lời cha mẹ.

(5) … em rất thích đi tham quan.

Gợi ý:

– … vì …

– … vì …

– Mệt quá, …

– “Cá không ăn muối cá ươn; Con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư.“,

– Đi tham quan sẽ được biết thêm nhiều điều mới lạ nên …

  1. c) Dưới đây là các luận cứ, hãy viết tiếp phần kết luận.

(1) Ngồi mãi ở nhà chán lắm

(2) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá …

(3) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe …

(4) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó …

(5) Cậu này ham bóng đá thật

Gợi ý:
Chú ý lựa chọn kết luận phù hợp với luận cứ cho trước và đúng với thực tế.

– (1): …, phải …

– (2): …, phải …

– (3): … khiến cho …

– (4): … cho nên phải …

– (5): … chẳng chịu …

Luyện tập về Phương Pháp Lập Luận Trong Văn Nghị Luận

  1. Lập luận trong văn nghị luận
  2. a) Dưới đây là các luận điểm thường gặp trong văn nghị luận. Hãy đọc và nhận xét về đặc điểm chung của
    chúng.

(1) Chống nạn thất học.

(2) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(3) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

(4) Sách là người bạn lớn của con người.

(5) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Gợi ý:
Hãy so sánh với các kết luận trong mục 1. b trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.

  1. b) Tuỳ chọn một đề bài nghị luận đã được giới thiệu trong các bài học trước, hãy hình thành lập luận bằng
    cách đặt ra những câu hỏi sau:

– Vì sao phải nêu ra luận điểm đó?

– Luận điểm đó có nội dung gì?

– Luận điểm đó có cơ sở nào trong thực tế?

– Luận điểm đó có tác dụng gì?

Gợi ý:
Trả lời các câu hỏi trên, thực chất là tiến hành xác định các luận điểm nhỏ, các luận cứ thích hợp và sắp xếp chúng cho hợp lí, nhằm dẫn dắt đến kết luận, làm cho người đọc, người nghe đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, với đề bài “Sách là người bạn lớn của con người”, có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

– Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”? Vì sách rất có ích đối với con người.

– Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

– Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

– Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Đọc lại bài Ích lợi của việc đọc sách (bài 19) để kiểm tra lại các phương án trả lời.

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

Tiết 85 :LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1 Kiến thức: Qua luyện tập mà hiểu sâu hơn về khái niệm lập luận

  1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận
  2. Thái độ: Tình yêu thích, viết , nghiên cứu, tìm tòi văn nghị luận.
  3. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp  tác, giao tiếp.

II.Chuẩn bị:

  1. Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
  2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
  • PPDH: dạy học nhóm,nêu và giải quyết vấn đề….
  • KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, chia sẻ nhóm đôi….
  • Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

* Kiểm tra: Nêu bố cục của một bài văn nghị luận? Các phương pháp lập luận nào

+ Đội nào có nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc.

2.Hoạt động luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ1. Lập luận trong đời sống

+PP: dạy học nhóm….

+KT: động não, hoàn tất nhiệm vụ, giao nhiệm vụ , chia sẻ nhóm đôi…

+ Năng lực: Tự học , giải quyết vấn đề…

Hoạt động nhóm 5p

– Đọc các ví dụ bài 1 (phần I) Trả lời các câu hỏi trong sgk

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nx, bổ sung,.

Gv nx, chốt kiến thức.

Hoạt động cá nhân 2p

-Làm bài tập 2, 3

-HS lên bảng làm

– Hs khác nx, đánh giá, trao đổi Gv NX, hoàn chỉnh kiến thức.

Bài tập 1 (nhận diện)

  1. Hôm nay trời mưa, chúng ta.…… nữa

Luận cứ               Kết luận

  1. Em rất … sách, vì qua sách.. nhiều điều

Kết luận                    Luận cứ

  1. Trời nóng quá, đi ăn kem đi LC                 Kết luận
  • Quan hệ nguyên nhân kết quả
  • Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận.

Bài tập 2: (cho kết luận, tìm luận cứ)

+ trường em rất đẹp

+ nơi đây từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ

+ ở đấy có người mẹ hiền thứ 2 của em

+ ở đấy có người bạn rất thân thiết với em

  1. vì + sẽ chẳng còn ai tin mình nữa

+ sẽ chẳng còn ai chơi với mình nữa

+ sẽ làm mất lòng tin của mọi người

  1. Đau đầu quá. Học căng thẳng quá rồi. Mệt quá rồi

Bài tập 3: (cho luận cứ, nêu kết luận)

  1. đi đá bóng thôi, đi xem phim thôi…
  2. phải tranh thủ ôn ngay mới kịp

=> – Lập luận trong đời sống là đưa ra

Hoạt động cặp đôi 2p Hoàn thiện thông tin bài 1

Đại diện 1 cặp trình bày, cặp khác bổ sung, Gv nx, hoàn chỉnh kiến thức.

Hoạt động nhóm 4p

Hoàn thiện thông tin bài 2

Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung,

Gv nx, hoàn chỉnh kiến thức.

luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe……

người viết

– LL trong đời sống thường mang tính cảm tính (tính chất cá nhân), tính hàm ẩn, không tường minh.

  1. Lập luận trong văn nghị luận

– LĐ trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Đây cũng chính là điều mà các kết luận của lập luận trong đời thường không có được

2. Bài tập 2

+ Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ

+ Là kết luận của lập luận

  • Lập luận đòi hỏi phải khoa học, chặt chẽ
  • Trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao mà nêu ra LĐ đó?

+ LĐ đó có những nội dung gì?

+ LĐ đó có cơ sở thực tế không?

+ LĐ đó sẽ có tác dụng gì?

  • Phải lựa chon luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ
  • LĐ: Chống nạn thất học
  • Lập luận: trả lời các câu hỏi xoay quanh LĐ đó:

+ Vì sao phải chống nạn thất học? (Vì 95% người dân mù chữ. Vì chúng ta đã giành được quyền độc lập..)

+ LĐ “Chống nạn thất học" có những nội dung gì? (Nâng cao dân trí, mọi người dân phải biết đọc, biết chữ Quốc ngữ)

+ Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? (Hầu hết người dân Việt Nam mù chữ là do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. )

+ LĐ đó sẽ có tác dụng gì? (Mọi người

cùng giúp đỡ nhau chống nạn thất học, góp

Hoạt động cặp đôi 3p Làm bài 3 sgk

– GV hướng dẫn làm: theo 2 bước

Đại diện 1 cặp trình bày, cặp khác bổ sung, Gv nx, hoàn chỉnh kiến thức.

phần xây dựng nước nhà) Bài tập 3

VD: Truyện " Thầy bói xem voi"

+ Bước 1: Rút ra kết luận ở từng truyện và chuyển kết luận đó thành LĐ của mình (Có sự khái quát hơn)

KL: Chỉ sờ từng bộ phận nên 5 thầy bói đều đoán sai hình dạng con voi

LĐ: Phải nhìn sự vật, con người toàn diện thì mới hiểu đúng, nhận thức đúng về sự vật con người được

+ Bước 2: Xây dựng lập luận cho luận điểm đó : nêu vấn đề về cách nhìn của con người phải toàn diện khoa học (nêu LĐ); giải thích vì sao phải nhìn nhận như vậy, lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh; kết luận: khẳng định cách nhìn ấy, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của của

cách nhìn ấy trong cuộc sống con người

  • Viết 2 đoạn văn ( mỗi đoạn 5 câu ) về lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận?

4.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Tìm đọc bài nghị luận, bình luận trong báo nhân dân và các báo khác.
  • Làm bài tập: Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" (SGK/ 23)
  • Chuẩn bị bài mới: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (đọc kĩ vb, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài)

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Tiết 84

 LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A-MỤC TIÊU BÀI DẠY:

-Khắc sâu k.thức về khái niệm lập luận.

-Rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.

B-CHUẨN BỊ:

-Những điều cần lưu ý: Lập luận trong đời sống thg mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh; còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1- Ổn định lớp

2- Kiểm tra Nêu các phương pháp lập luận trong bài.văn nghị luận?

3-Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

-Gv: lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc…

-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

-Trong những câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định q.điểm) của người nói ?

-Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào ?

-V.trí của luận cứ và KL có thể thay đổi cho nhau không ?

-Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau ?

-Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, q.điểm của người nói ?

-Gv: Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (KL) thường nằm trong 1 c.trúc câu nhất định. Mỗi l.cứ có thể có 1 hoặc nhiều l.điểm (KL) hoặc ngược lại. Có thể mô hình hoá như sau: Nếu A                    thì B (B1, B2…)

      Nếu A (A1, A2…)   thì B

             Luận cứ   +  Luận điểm =1 câu

-Gv: L.điểm trong văn nghị luận là những KL có tính k.q, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.

-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

-Hãy so sánh các KL ở mục I.2 với các l.điểm ở mục II ? (Chống nạn thất học là l.điểm có tính kq cao, có ý nghĩa phổ biến với XH. Còn Em rất yêu trong em chỉ là KL về 1 sự việc, mang ý nghĩa nhỏ hẹp).

-Trong văn nghị luận, l.điểm có t.d gì ?

-Gv: Về hình thức: Lập luận trong đ.s hằng ngày thg được diễn đạt dưới hình thức 1 câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thg được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu.

 Về ND ý nghĩa: Trong đ.s, lập luận thg mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.

    Do l.điểm có tầm q.trong nên ph.pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính kh.học chặt chẽ. Nó phải…

-Em hãy lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người ?

I-Lập luận trong đời sống:

1-Ví dụ:

a-Hôn nay trời mưa, chúng ta không đi …

           Luận cứ       – KL (qh nhân quả).

b-Em rất thích đọc sách, vì qua sách….

             KL                  -LC (qh nh.quả)

c-Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

       Luận cứ      – KL (qh nhân quả).

->Có thể thay đổi v.trí giữa luận cứ và kết luận.

2-Bổ sung luận cứ cho kết luận:

a-Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.

b-Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.

c-Mệt quá, nghỉ 1 lát nghe nhạc thôi.

3-Bổ sung kết luận cho luận cứ:

a-Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện chơi đi.

b-Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).

c-Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).

d-Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.

e-Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.

II-Lập luận trong văn nghị luận:

1-So sánh:

-Giống: Đều là những KL.

-Khác: ở mục I.2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa nhỏ hẹp. Còn ở mục II là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính kq cao và có ý nghĩa phổ biến đối với XH.

*Tác dụng của l.điểm:

-Là cơ sở để triển khai luận cứ.

-Là KL của l.điểm.

2-Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.

-Sách là ph.tiện mở mang trí tuệ, khám phá Tác giả và cuộc sống. Bạn và người thân cùng nhau h.tập. Vai trò của sách giống như vai trò của bạn.

-Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong h.tập, rèn luyện, giải trí.

-Từ các luận cứ trên có thể KL: Sách là người bạn lớn của con người.

4-Củng cố: HS đọc lại  bài làm?

5- Hướng dẫn:Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Rút kinh nghiệm