Giải Vở bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Trung thực

LG a

a]  Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực ? Giải thích vì sao ?

[1]  Làm hộ bài cho bạn ;

[2]  Quay cóp trong giờ kiểm tra ;

[3]  Nhận lỗi thay cho bạn ;

[4]  Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm ;

[5]  Dũng cảm nhận lỗi của mình ;

[6]  Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất;

[7]  Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Lời giải chi tiết:

Hành vi thể hiện tính trung thực [4] [5] [6]. Bởi vì:

+ Hành vi [4] không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.

+ Hành vì [5] khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt

+ Hành vi [6] biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác.

LG c

c]  Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

Lời giải chi tiết:

-   Những việc làm thể hiện tính trung thực:

+ Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.

+ Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.

+ Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.

-   Những hành vi thể hiện tính không trung thực:

+ Được của rơi không trả lại cho người mất.

+ Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.

+ Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.

LG d

d]   Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì ?

Lời giải chi tiết:

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không giấu dốt.

-  Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.

-  Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

Ngày này, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh. Bởi nó sẽ giúp cho bạn hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt. Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào? Mời các bạn cùng đến với bài học ngay dưới đây.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

1. Đọc truyện: "Sự công minh, chính trực của một nhân tài ".

Gợi ý trả lời đáp án:

a. Mi – ken – lăng – giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra – man – tơ, một người vốn kình địch với ông?

  • Mi-Ken-Lăng Giơ có thái độ rất công minh và trung Thực đối với công trình kiến trúc của Bra-man-tơ

b. Vì sao Mi – ken – lăng – giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?

Mi-Ken-Lăng Giơ thái độ như vậy vì đó chính là Cảm nhận thực sự của ông đối với công trình Của Bra-man-tơ

=> Ông là một người trung thực

c. Em hiểu thế nào là trung thực?

Trung Thực là tôn trọng sự thật ,tôn trọng chân lí,lẽ phải; sống ngay thẳng,thật thà ,dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

2. Nội dung bài học:

* Khái niệm trung thực: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

* Ý nghĩa:

  • Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá
  • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.

* Các câu tục ngữ, ca dao liên quan:

  • Cây ngay không sợ chết đứng
  • Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”.

Bài tập a: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? giải thích vì sao?

  • Làm hộ bài cho bạn
  • Quay cóp trong giờ kiểm tra
  • Nhận lỗi thay cho bạn
  • Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
  • Dũng cảm nhận lỗi của mình
  • Nhận được của rơi, đem trả lại người mất
  • Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Bài tập b: Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?

Bài tập c: Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?

Bài tập d: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?

=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 2: Trung thực

Tuyển tập loạt bài Giải VBT GDCD 7 ngắn nhất. Toàn bộ các câu hỏi trong Vở bài tập GDCD 7 được các thầy cô biên soạn, trả lời với nội dung ngắn gọn, bám sát chương trình học trên lớp. Qua seri giải bài tập VBT Giáo dục công dân 7 của Top lời giải hi vọng các bạn đã luyện tập được thêm nhiều bài tập bổ trợ, giúp ích cho việc học bộ môn GDCD 7

Chúc các bạn học tập tốt!

MỤC LỤC GIẢI VBT GDCD 7 NGẮN NHẤT

Sách Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7 giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực

Giải bài tập môn GDCD lớp 7

25 4.731

Tải về Bài viết đã được lưu

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là trung thực?

Trả lời

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lý

Bài tập 2: Theo em, đức tính trung thực có những biểu hiện nào?

Trả lời

Đức tính trung thực có những biểu hiện:

  • Trung thực thật thà
  • Ngay thẳng nhận lỗi khi mình làm sai.

Bài tập 3: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với xã hội?

Trả lời

  • Trung thực là đức tính quý báu cần thiết của mỗi người
  • Trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người quý trọng, yêu thương.

Bài tập 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

  1. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
  2. Không nói khuyết điểm của bạn thân
  3. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi
  4. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là không trung thực?

  1. Nhờ bác đi họp phụ huynh vì sợ bố mẹ buồn với kết quả học tập của mình
  2. Giấu người nhà về bệnh tật của mình
  3. Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài
  4. Nói với bố mẹ về thiếu sót của mình

Bài tập 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự trung thực hoặc không trung thực?

  1. Mẹ sai Hưng đi mua xà phòng. Còn thừa 2.000 đồng, nghĩ rằng tiền lẻ chắc mẹ không lấy lại, Hưng lấy đi chơi điện tử
  2. Trong giờ kiểm tra 1 tiết, có một câu hỏi mà Huy chưa ôn tập kĩ. Nhìn sang bạn bên cạnh, Huy định chép bài của bạn nhưng cuối cùng Huy quyết định làm bài theo khả năng của mình.
  3. Bình chơi rất thân với Nam. Nam thường chép bài của Bình trong giờ kiểm tra. Khi các bạn trong lớp phê bình Nam, Bình cho rằng: Đã là bạn thân thì phải giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
  4. Trong buổi đọc sách tại thư viện, Loan đọc được những thông tin về một "ngôi sao" ca nhạc mà mình hâm mộ. Nghĩ rằng: "Thư viện thì đầy báo mà chẳng của riêng ai, mình có lấy một tờ cũng chẳng sao", Loan đút tờ báo vào cặp.

Trả lời

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6

Trung thực: B

Không trung thực: A, C, D

Bài tập 7: Vốn nổi tiếng bán bánh chưng ngon, ngày Tết nhà bà Tân rất đắt hàng. Mới 9 giờ sáng 30 Tết, nhà bà đã hết bánh chưng để bán mà khách hỏi mua vẫn rất nhiều. Bà Tân chợt nảy ra ý định vào chợ mua bánh rồi mang về bán ở cửa hàng nhà mình vì bà cho rằng: "Cả năm có một ngày Tết - cơ hội kiếm tiền mà lại bỏ qua thì thật là dại"

Câu hỏi: Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của bà Tân không? Vì sao?

Trả lời

Khách đến mua bánh chưng đông là do bánh chưng của nhà bà Tân ngon, tạo được niềm tin trong khách hàng. Bây giờ bà Tân lại đi mua bánh của nhà khác rồi bán lại cho khách hàng là hành vi lừa dối khách hàng, rất đáng bị phê phán.

Bài tập 8: Trên đường đi học về, tình cờ Hoa nhìn thấy một chiếc ví, cầm lên xem thấy ở trong có rất nhiều tiền và giấy tờ quan trọng.

Câu hỏi:

1/ Theo em, Hoa có thể xử sự như thế nào trong tình huống ấy?

2/ Nếu là Hoa, em chọn cách xử sự nào? Vì sao?

Trả lời

1/ Hoa nên mang đến Uỷ ban nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất để trả lại cho người mất.

2/ Em cũng hành động giống như Hoa vì như thế thể hiện tính trung thực của một học sinh.

Bài tập 9: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bàng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: "Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ".

Câu hỏi

1/Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không? Vì sao?

2/ Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?

Trả lời

Nói dối mẹ như thế là thiếu trung thực. Cứ nói đúng sự thật và hứa với mẹ từ nay sẽ cẩn thận hơn.

Bài tập 10: Em hãy nêu một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh. Vì sao em cho những biểu hiện đó là thiếu trung thực?

Trả lời

Một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh:

  • Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật
  • Nói xấu, đổ lỗi cho người khác, không dám nhận lỗi về mình
  • Nhặt được của rơi không trả người đánh mất.

Bài tập 11: Theo em, vì sao mỗi chúng ta lại cần phải rèn luyện tính trung thực?

Trả lời

Trung thực là đức tính cần thiết của một con người, giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, được mọi người quý mến, sống vui vẻ, dám nhận lỗi về mình khi mình mắc lỗi.

Bài tập 12: Em cần phải làm gì để rèn luyện đức tính trung thực?

Trả lời

Với cha mẹ, thầy cô:

  • Là một học sinh, em không được nói dối, không quay bài, nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra,
  • Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm
  • Phê bình người có lỗi.

Tham khảo thêm

  • Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng
  • Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 5: Yêu thương con người
  • Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị

Video liên quan

Chủ Đề