Thuốc đau bụng uống trước hay sau ăn

Trang chủ > Tin tức > Thông tin sức khỏe > Uống thuốc lúc nào cho hợp lý?

Nhiều người bệnh cho rằng uống thuốc sau ăn sẽ bảo vệ tốt dạ dày khỏi các tác dụng phụ của thuốc. Suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác với đa số thuốc, mỗi loại thuốc có thời gian uống thuốc phù hợp khác nhau và tùy theo mục đích điều trị của bác sĩ. Có kiến thức về vấn đề này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả mỗi khi phải sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào thời điểm uống thuốc

Thực phẩm và đồ uống làm thay đổi tốc độ hấp thu nhanh chậm của thuốc. Nếu người bệnh uống thuốc trước khi ăn 1 giờ [uống thuốc lúc đói], thời gian thuốc trong dạ dày chỉ trong vài chục phút đồng hồ rồi được chuyển ngay xuống ruột giúp thuốc hấp thu vào máu rất nhanh.

Ngược lại, nếu thuốc được uống ngay sau bữa ăn, thời gian thuốc trong dạ dày sẽ kéo dài hơn rất nhiều từ 1 đến 4 tiếng đồng hồ sau đó mới chuyển xuống ruột để hấp thu. Lúc này, thuốc sẽ được hấp thu từ từ, tác dụng khởi phát chậm sau khi uống.

Ta có thể chia thuốc uống làm 3 loại chính dựa vào bữa ăn: Uống thuốc trước, trong và sau ăn.

Bữa ăn thường là thời điểm tốt nhất để uống thuốc.

Thuốc nên uống ngay sau khi ăn

Các thuốc kém bền với môi trường acid trong dịch vị dạ dày: Các thuốc này nhờ thức ăn được trung hòa bớt dịch vị dạ dày nên giảm mức độ phân hủy. Điển hình như các kháng sinh: Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin…

Các thuốc giảm đau Aspririn và thuốc chống viêm không steroid[NSAID]: Các dạng thuốc này nếu không được thiết kế có lớp bao bảo vệ trước dịch vị dạ dày nên uống ngay sau khi ăn để tránh các tác dụng phụ lên dạ dày của các loại thuốc này.

Thuốc nên uống lúc đói

Uống thuốc vào lúc bụng đói giúp cơ thể hấp thu thuốc một cách nhanh nhất để sớm có tác dụng điều trị trên cơ thể người sử dụng. Điển hình trong các trường hợp người bệnh đang bị các nhiễm khuẩn cần sử dụng các kháng sinh đường uống cho hiệu quả tức thì.

Nhiều loại thuốc được thiết kế để chống chịu dịch vị dạ dày như dạng thuốc bao tan ở ruột [ví dụ Aspirin pH8], hay dạng phóng thích dược chất kéo dài[như Adalate LP] hoàn toàn có thể uống vào lúc đói để thuốc xuống ruột nhanh và phát huy tác dụng.

Thuốc nên uống trong bữa ăn

Các chất béo[dầu mỡ] trong thức ăn có thể trợ giúp đắc lực cho quá trình hấp thu các thuốc có đặc tính riêng biệt. Ví dụ như các thuốc tan trong dầu như vitamin A, D, E, K hay thuốc Griseofulvin kháng nấm toàn thân nên được sử dụng cùng bữa ăn. 

Các vitamin tan trong dầu dễ hấp thu hơn được sử dụng cùng bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Các loại enzym tiêu hóa cũng nên được uống cùng với bữa ăn để được dạ dày trộn và phân bố đều, tăng tác dụng của chúng.

Uống thuốc hợp lý khi người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc

Có rất nhiều loại thuốc có bản chất kị nhau khiến chúng giảm tác dụng hay quá liều thuốc gây độc tính cho người sử dụng khi được uống cùng lúc. Ví dụ như:

  • Giảm tác dụng: Kháng sinh tetracycline khi được sử dụng cùng các loại thuốc bổ sung canxi hay sắt sẽ tạo thành các kết tủa và được đào thải ngay khỏi cơ thể, làm sự hấp thu của thuốc bị giảm đi. 
  • Gây độc tính: Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến nhưng được ghi nhận có các độc tính với gan. Khi sử dụng thuốc này trong trường hợp các bệnh nhân đang điều trị lao bằng Isoniazid, hay điều trị động kinh như phenytoin làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.

 

Một số loại thuốc kị nhau khi được sử dụng cùng lúc.

Phương pháp khắc phục thông thường là thay thế bằng các loại thuốc khác không kị nhau. Nếu 2 thuốc này đều cần thiết và không thể thay thế trong quá trình điều trị của bệnh nhân thì nên uống cách xa nhau khoảng 2-3 tiếng

Thời gian uống thuốc còn phụ thuộc vào bản chất riêng của từng loại thuốc

Mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau, không thể áp dụng một công thức chung cho việc sử dụng thuốc vào thời gian nào. Tùy vào cơ chế tác dụng và cách hạn chế tác dụng phụ  ví dụ như:

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng trên lâm sàng như chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch và được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý đa dạng. Theo nhịp sinh học của cơ thể con người, sự tiết hormone cortisone của tuyến thượng thận vào khoảng 7 đến 8 giờ sáng.

Khi dùng thuốc corticoid, nồng độ thuốc phải đạt đỉnh phải tương ứng với nồng độ cortisone của cơ thể tiết ra. Đó là lí do tại sao các chuyên gia khuyến cáo nên dùng corticoid vào buổi sáng.

Trong bệnh tiểu đường, Glimepirid và Metformin là 2 thuốc điều trị đái tháo đường nhưng thời gian sử dụng lại khác biệt. Metformin nên uống sau bữa ăn do hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy. Trái lại, Glimepirid được khuyến cáo nên sử dụng ngay trước bữa ăn do cơ chế kích thích sản sinh insulin trước khi sự tăng đường huyết xảy ra.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi “Uống thuốc lúc nào cho hợp lý?”, người bệnh nên tham khảo thông tin từ các bác sĩ kê đơn thuốc hay dược sĩ nơi mua thuốc. Ngoài ra, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng là nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho thời điểm uống thuốc hợp lý.

Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì là nỗi trăn trở của nhiều người, bởi dùng thuốc không đúng sẽ gây nguy hại, đặc biệt là với những người bị đau bụng tiêu chảy thường xuyên.


Đau bụng đi ngoài thường xuyên gây mệt mỏi, mất nước

Để giải đáp được thắc mắc đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy. Xác định nguyên nhân sẽ tìm được loại thuốc cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài một lần không phải là điều bất thường, nhưng đau bụng tiêu chảy nhiều ngày lại là điều nguy hiểm.

Các nguyên nhân có thể gây đau bụng và tiêu chảy gồm:

  • Viêm dạ dày ruột do virus
  • Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn [ngộ độc thực phẩm]
  • Dị ứng thực phẩm
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm túi thừa
  • Không dung nạp lactose - không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa và một số sản phẩm từ sữa khác
  • Tắc ruột
  • Viêm ruột kết
  • Viêm ruột thừa
  • Nhiễm ký sinh trùng [như giardiasis, amebiasis, hoặc giun móc]
  • Một số dạng ung thư

Viêm dạ dày ruột do virus và ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng đi ngoài. Trong những trường hợp này, các triệu chứng kéo dài dưới 4 ngày và thường tự khỏi mà không cần phải điều trị.

Nhiễm trùng hoặc các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan trong bụng [như ruột, thận, lách, túi mật, gan, tuyến tụy] cũng có thể gây đau bụng đi ngoài.

Đau bụng đi ngoài kéo dài hơn một tuần hoặc thường xuyên tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc rối loạn đường ruột.

>> Xem thêm Những triệu chứng viêm đại tràng mãn tính điển hình dễ nhận biết

Đau bụng đi ngoài thường xuyên chủ yếu do nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm

Đau bụng đi ngoài có cần đi khám không?

Cần đi khám nếu bị đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 3 ngày, nếu cơn đau ngày càng dữ dội trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
  • Sốt cao hơn 38,5 độ C
  • Phân đen hoặc có máu
  • Khô miệng, khát nước liên tục, có dấu hiệu mất nước
  • Rối loạn tâm thần hoặc mất ý thức
  • Mệt lả, lờ đờ, không nói hoặc không nhìn được
  • Co giật

Tiêu chảy có thể rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

>> Xem thêm Bật mí 7 nguyên nhân dẫn đến ăn xong đau bụng có thể bạn chưa biết

Đau bụng đi ngoài cần điều trị như thế nào?

1. Các biện pháp khắc phục không dùng thuốc

Uống đủ nước

Người bị tiêu chảy nên uống nhiều chất lỏng trong suốt, chẳng hạn như nước lọc, nước trái cây và nước canh, đồng thời cũng nên tránh caffeine và rượu vì chúng gây mất nước.

Lưu ý trong ăn uống

Người bị tiêu chảy nên tránh thức ăn cay, nhiều chất béo và nhiều chất xơ vì những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong hệ tiêu hóa.

Có một chế độ ăn tốt cho những người bị tiêu chảy có tên là BRAT. Các thực phẩm bao gồm:

Banana - chuối

Rice – cơm

Apple sauce - sốt táo

Toast - bánh mì nướng

Chế độ ăn kiêng này kết hợp các loại thực phẩm nhạt, ít chất xơ và nhiều tinh bột giúp giảm nhu động ruột. Những thực phẩm này cũng chứa các chất dinh dưỡng hữu ích, chẳng hạn như kali và pectin giúp giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên, chế độ ăn này không cung cấp các chất dinh dưỡng cân bằng. Do vậy, không nên áp dụng kéo dài, tối đa chỉ 2 ngày.

Chế độ ăn BRAT là chế độ ăn tốt cho người bị tiêu chảy

Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn [Probiotics] có trong sữa chua, dưa muối, men vi sinh giúp thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, nhờ vậy giúp giảm tiêu chảy. Vì lúc này, hệ vi sinh đường ruột đang bị mất cân bằng do tiêu chảy nhiều làm mất lợi khuẩn trong đường ruột.

Dùng thảo dược bổ sung

Một số loại thảo dược giúp ổn định dạ dày và giảm co thắt ruột. Bạn có thể tham khảo dùng: Gừng, tía tô đất, hoa cúc, búp ổi.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng cũng gây co thắt đường ruột. Để giảm căng thẳng và lo lắng, hãy thử ngồi thiền, tập yoga và hít thở sâu.

>> Xem thêm Giải mã thêm các nguyên nhân đau bụng tiêu chảy để điều trị sớm

2. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Một số nhóm thuốc phổ biến được dùng để điều trị đau bụng tiêu chảy:

  • Thuốc kháng sinh điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm
  • Thuốc dị ứng dùng khi bị dị ứng thực phẩm hay chất bổ sung
  • Thuốc chống trầm cảm để điều trị căng thẳng và lo lắng
  • Thuốc chống viêm không steroid [NSAID] để điều trị đau bụng tiêu chảy do hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Thuốc chống ký sinh trùng để tiêu diệt ký sinh trùng

Các loại thuốc đau bụng đi ngoài thường được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Thuốc Berberin

Thuốc Berberin có nguồn gốc thảo dược được nhiều người tin chọn khi bị đau bụng đi ngoài. Berberin có khả năng kháng khuẩn, được chỉ định cho các trường hợp kiết lỵ, viêm đường ruột… Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, giảm huyết áp. Khi dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng và cách dùng.

Thuốc Codein

Thuốc làm giảm triệu chứng đau và giảm nhu động ruột. Thuốc thường được chỉ định cho những người bị đau bụng đi ngoài do nhiễm vi khuẩn.

Thuốc Loperamid

Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đi ngoài, nhưng không phù hợp với những người bị suy gan, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc Diphenoxynat

Thuốc giúp làm giảm nhu động ruột, giảm sự co bóp của ruột. Thuốc gây ức chế làm cho lượng nước và chất điện giải trong đường ruột di chuyển chậm hơn, nên giúp gia tăng hấp thụ nước, chất điện giải, giúp phân không bị lỏng. Tuy nhiên, thuốc này không dùng trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nên cần cẩn trọng khi dùng.

Dùng thuốc trị đau bụng đi ngoài cần cẩn trọng tránh tác dụng phụ

Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2

Đông y có nhiều bài thuốc điều trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao, nhất là các bài áp dụng trong sách hay internet chưa được kiểm chứng. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc đại tràng có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống là một ví dụ.

Bài thuốc này không chỉ điều trị các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mà còn giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc đại tràng, nâng cao chính khí của cơ thể.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng. Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả phụ thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh. Với những người bị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên có thể tham khảo sử dụng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 để điều trị cũng như phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Vân Anh

Theo Giáo dục & Thời đại

Link báo gốc: //giaoducthoidai.vn/suc-khoe/dau-bung-di-ngoai-uong-thuoc-gi-hieu-qua-nhanh-Gl49hRCGR.html

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Thành phần [cho 1 viên nén bao phim]:

Hoạt thạch [Talcum] 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng - Chỉ định:

Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.

Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát

Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói

Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên

Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên

Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

Chú ý:

Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Đại Tràng Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.

Để xa tầm tay trẻ em - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 [giờ hành chính]

Xem thêm về sản phẩm://nhatnhat.com/dai-trang-nhat-nhat-tri-viem-dai-trang.html

Video liên quan

Chủ Đề