Em hiểu như thế nào về chế độ thị tộc mẫu hệ

Công xã thị tộc mẫu hệ phát triển khi nào?

Chế độ mẫu quyền là một giai đoạn phát triển lịch sử mà nhiều dân tộc trên thế giới đều đã kinh qua. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài. Bắt đầu cùng với sự xuất hiện Người tinh khôn ở thời hậu kì đồ đá cũ. Công xã thị tộc mẫu hệ là giai đoạn phát triển đầu tiên của công xã thị tộc. Nó phát triển thịnh vượng vào thời đại đồ đá giữa, vào các giai đoạn sơ và trung kì thời đại đồ đá mới và sau đó dần dần bị thay thế bởi công xã thị tộc phụ hệ ở giai đoạn hậu kì đồ đá mới.

Xem thêm các hình thức gia đình thời công xã thị tộc

Mẫu quyền

Khác với thời đại xã hội có giai cấp sau này, trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, quyền của người đàn bà được biểu hiện trước hết là quyền được phân công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc. Vì thế họ không những được bình đẳng, được tôn trọng mà còn có thể được bầu làm tộc trưởng, tù trưởng.

Không phải mẫu hệ thì có mẫu quyền, theo nghĩa hiện đại, trong đó, tộc trưởng luôn luôn là nữ. Có nhiều trường hợp mà việc săn bắn và chiến tranh cần thiết, thị tộc, bộ lạc vẫn bầu một người đàn ông có uy tín làm tù trưởng, tuy rằng ở đó, người mẹ, người phụ nữ cao tuổi vẫn có uy tín cao và được kính trọng.

Chế độ mẫu hệ là gì?

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất đặc biệt là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.

Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề