Em hiểu như thế nào về câu thơ Tôi sinh ra những chưa được làm người

Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như một đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.

[Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân]

Câu 1: Xác định thao tác lập luận của văn bản trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao.

Câu 3: Tại sao tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình?

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

II.LÀM VĂN

Câu 1

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.

Câu 2

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

[Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử]

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

[Tây Tiến – Quang Dũng]

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận: bình luận.

Câu 2:

Câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao.

-Bạn sinh ra là một nguyên bản: Khi sinh ra đã mang một ngoại hình, một tích cách và tài năng riêng biệt. Mình là chính mình không trộn lẫn bất kì ai.

- Đừng chết như một bản sao: khi lớn lên do tác động của môi trường sống, môi trường làm việc mà đánh mất mình, sống theo cách sống người khác; do “sung” thần tượng của mình mà “bắt chước” từ ăn mặc, nói năng,… nhưng làm sao có thể giống như “bản chính” được mà sẽ chết như bản sao. Hãy là chính mình.

Câu 3:

- Tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình là vì:

- Cuộc đời của mỗi con người rất ngắn ngủi, chỉ là chớp mắt của vũ trụ. Vì vậy ta không có cơ hội để sống cuộc đời mình lần thứ hai. Cho nên hãy sống thật với chính mình, sống với những đam mê khát vọng của mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao để khi từ giã cuộc đời này không có điều gì phải hối tiếc.

Câu 4:

- Thí sinh chọn điều mình tâm đắc nhất và nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với mình nhất.

- Có thể chọn:Chúng ta được là chính mình. Sống như nguyên bản của mình, làm những điều mình tin, theo đuổi điều mình khát khao.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

-Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác: là không sống thụ động; không để hoàn cảnh chi phối, tác động; không chạy theo “hiệu ứng đám đông”.

-Lắng nghe lời thì thầm của trái tim là phải biết lắng nghe tiếng nói của con tim, lắng nghe xem nó muốn gì, thích gì và hãy làm theo những gì trái tim muốn.

=> Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống và làm theo điều con tim muốn. Hãy sống là mình, không bị tác động, chi phối những gì xung quanh.

*Bàn luận vấn đề:

- Tại sao Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác. Bởi vì mình đã là nguyên bản của mình. Phải có chính kiến, bản lĩnh để mình là chính mìnhtức là không bị khách quan tác động, chi phối, không làm theo “đám đông” xung quanh mà phải làm những điều mình thích, nói những điều mình nghĩ.

- Tại sao hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim tức là hãy lắng nghe và làm theo những gì con tim muốn; tin vào chính mình, tin vào trí tuệ, năng lực của mình; tin vào trực giác của mình để biến thành sức mạnh tinh thần. Có vậy mới thực hiện được đam mê, khát vọng của mình.

[Dẫn chứng phù hợp với vấn đề]

- Tuy nhiên lắng nghe sự mách bảo của trái tim không có nghĩa là không biết tiếp thu cái hay của người khác. Không có nghĩa là bảo thủ chỉ tin vào chính mình không lắng nghe ý kiến của tập thể… Phê phán những ai không bản lĩnh, sống a dua, bắt chước.

*Bài học nhận thức và hành động

- Ý kiến trên là bài học cuộc sống cho tất cả chúng ta.

- Hãy học cách sống là chính mình. Tự trang bị kiến thức, kĩ năng sống, không để hoàn cảnh tác động, chi phối.

Câu 2:

1. Giới thiệu khát quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Hàn Mặc Tử [1912-1940] là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ Mới 1930 - 1945. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ở ông luôn dồi dào sức sáng tạo. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.Đây thôn Vĩ Dạlà một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử nằm trong tậpThơ điên[1938]. Bài thơ vừa là bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế, vừa là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

- Quang Dũng [1921 – 1988] là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.Tây Tiến[1948] là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà cũng mĩ lệ diễm ảo của ngòi bút tài hoa, lãng mạn.

=> Hai đoạn thơ nằm phần giữa tác phẩm, gắn liền với cảnh sông nước đều là những đoạn hay, góp phần bộc lộ sâu sắc tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

2. Phân tích

2.1 Đoạn thơĐây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

- Cảnh sông nước Hương giang với gió, mây, hoa bắp, con thuyền neo đậu. Cảnh êm đềm, lung linh như dát vàng, tắm gội ánh trăng.

- Thơ Tứ tại tâm chữ không tại cảnh[Chu Văn Sơn], chính vậy mà sắc thái của cảnh nhuốm nõi buồn li tán: gió, mây đang chia lìa; dòng nước buồn thiu; hoa bắp lay.

=> Linh hồn tạo vật như nhuốm đầy điệu hồn thi nhân.

- Nỗi niềm nhân vật trữ tình được cất lời trong ngữ điệu hỏi: Thuyền ai?/Thuyền ai đậu bến sông trăng? Có chở? Có chở trăng về? …da diết, khắc khoải của một con người trong tâm thế ngóng trông, đợi chờ. Chữkịpchứa đựng cả tấn bi kịch của thân phận. Câu hỏi tu từ cho thấy tâm thế thi nhân dù sắp lìa xa cõi thế vẫn không thôi da diết khắc khoải khát đời, níu đời mãnh liệt.

2.2 Đoạn thơTây Tiến– Quang Dũng

- Cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây với chiều sương, hồn lau nơi triền sông, hoa đong đưa mềm mại, thanh thoát. Cảnh hiện lên diễm ảo, mênh mông, hoang sơ, nên thơ và đầy quyến luyến, tình tứ. Nét vẽ mờ nhòe để cảnh được mộng hơn và nỗi nhớ giăng mắc trong cảnh.

- Thơ là tiếng lòng[Diệp Tiếp], tiếng lòng của Quang Dũng rung ngân nhiều cung bậc: từ nhớ cảnh hồn lau đến nhớ dáng người trên độc mộc, một vẻ đẹp vừa rắn rỏi, khỏe khoắn, vừa gợi mềm mại, uyển chuyển… Đó là hình ảnh thơ đẹp in thẳm vào miền nhớ khó phai mờ.

- Hai câu hỏi tu từ có thấy, có nhớ khơi nguồn cho mạch nhơ thương tuôn chảy, âm điệu thơ trở nên bâng khuâng, sâu lắng, giọng thơ trở nên tha thiết, dịu nhẹ.

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt

* Sự tương đồng:

- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện qua hồi tưởng, niềm gắn bó tha thiết, sâu sắc về cảnh về người

- Sử dụng thể tho bảy chữ hiện đại.

=> Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm mơ mộng, huyền ảo, lung linh.Cả hai đoạn thơ đều thấy nét bút tài hoa của hai thi sĩ.

* Sự khác biệt

- TrongĐây thôn Vĩ Dạ, hồi ức về sông nước Hương giang một đêm trăng để bày tỏ tinhd yêu sâu nặng của Hàn Mặc Tử với cảnh và người xứ Huế. Đó cũng là tình cảm nhân văn của một cái tôi Thơ Mới lãng mạn yêu đời, yêu người ngay cả khi cái chết cận kề.

- TrongTây Tiến, nỗi nhớ về sông nước miền Tây chiều sương Châu Mộc để làm nổi bật lên vẻ đẹp ngang tàn, khí phách nhưng cũng hết sức lãng mạn, tình tứ của người lình Tây Tiến. Qua đó làm nổi bật cái tôi Quang Dũng hào hoa để say cảnh, say người xứ lầm vẫn đậm cái chất lí tưởng của một thế hệ thanh niên trong trường chinh vĩ đại của dân tộc.

* Lý giải:

- Vì sao giống: Cả Hàn Mặc Tử và Quang Dũng đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa trong nèn văn học dân tộc.

- Vì sao khác: Mỗi nhà thơ đều có cảm xúc riêng khi đứng trước cảnh và ngườiThơ khởi phát từ lòng người[Lê Quý Đôn]. Hơn nữa do thời đại chi phối và trào lưu văn học của hai tác giả khác nhau.

* Đánh giá nâng cao:

- Nhà thơ Nga RaxumgamZatốp từng phát biểuĐừng nói ‘trao cho tôi đề tài”, hãy nói “trao cho tôi đôi mắt”. Hàn Mặc Tử và Quang Dũng biết rằng: sáng tạo là thiên chức cũng là phẩm chất xác định tư cách người nghệ sĩ cho nên khi được trao cho tôi đề tài nhưng hai nhà thơ đã tìm cho mình đường đi, ngã rẽ riêng.

- Hơn nữa mỗi nhà thơ ở trong tâm thế sáng tác khác nhau. Cảm xúc trước cảnh khác nhau… Chính vì vậy mà cùng dòng sông trôi vào miền thơ của hai thi sĩ, song ở hai khúc đàn ấy, phần đệm thì giống nhau nhưng phần chủ âm và tiết tậu thì hoàn toàn khác nhau.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 63 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 63 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

Đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người

THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu các câu hỏi xoay quay Đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người trích“Loài người có bớt ngạo mạn” đã được ra trong các kì thi, kiểm tra em nhé:

Đề đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người

Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

Bạn đang xem: Đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Bài viết gần đây
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành]

  • Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang – Huy Cận

  • Tóm tắt truyện ngắn Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành]

  • Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

[Loài người có bớt ngạo mạn [trích] – Sương Nguyệt Minh]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên bằng những cách nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virut sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao?

Vì sao?

Câu 5. Dựa vào nội dung phần Đọc hiểu trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người?

Đáp án đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người

Câu 1

– Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách sau:

– Không phá đi rồi xây.

– Không hủy diệt rồi nuôi trồng.

– Không đối đầu.

– Không đối nghịch.

– Không đối kháng.

– Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật

Câu 3

– Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con đường… Đặc biệt,

những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng [không có dấu hiệu bị bệnh]. Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được.

– Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia.

Câu 4

* Gợi ý:

Thí sinh tự do nêu quan điểm, lý giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng:

– Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình.

– Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình.

– Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do.

* Đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao.

– Vì: Trên thực tế…

+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây chuyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.

+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hoành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới đã và đang điêu đứng vì đại dịch này.

+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.

Câu 5.

* Giới thiệu, giải thích vấn đề:

– Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ.

– Việc con người gây ra làm hệ sinh thái mất cân bằng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

* Bàn luận: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người [phần thân đoạn ít nhất phải có một dẫn chứng phù hợp]

– Trước hết cần thấy những nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái chính là do con người.

+ Do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay, hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí hậu.

+ Rác thải, nước thải sinh hoạt của con người.

+ Hoạt đông khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nguồn lợi sinh vật, khoáng sản, ….Chính con người đã thay đổi và cải tạo quá mức các hệ sinh thái tự nhiên. Con người đốt rẫy làm nương, đốn cây cổ thụ, phá rừng làm cho không biết bao nhiêu đồi núi trọc lốc. Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác. Con người bạc đãi thiên nhiên, coi thường vạn vật, săn bắt đủ mọi động vật hoang dã có lợi cho đời sống con người.

– Hậu quả:

+ Mất đa dạng sinh thái nghiêm trọng. Những hoạt động của con người đang phá hủy các vùng sinh thái phong phú như: rừng nhiệt đới, vùng đất ngập nước, các rạn san hô, các cánh đồng cỏ, và có nguy cơ biến hành tinh của chúng ta thành một nơi cằn cỗi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chính con người.

+ Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh, lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh đe dọa cuộc sống. [Có thể: liên hệ với dịch bệnh Covid 19 lây lan bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam , nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên; con người phải đối phó với hàng loạt dịch bệnh; liên hệ với sự thay đổi thất thường của thời tiết, …].

* Rút ra bài học nhận thức vài hành động

– Con người là một sinh vật của hệ sinh thái. Chính con người là thủ phạm gây mất cân bằng hệ sinh thái nghiệm trọng, và cũng chính con người đang phải hứng chịu hậu quả do mình gây ra.

– Vì vậy, mỗi người cần phải thấy tầm quan trọng của cân bằng hệ sinh thái, cần phải có trách nhiệm đảm bảo đa dạng sinh học, cần sống thân thiện, hòa hợp, thuận theo tự nhiên. Và đặc biệt cần phải có các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của con người lên hệ sinh thái từ việc trước mắt đến lâu dài như không được

khai thác quá mức các loại tài nguyên, không săn bắt, ăn thịt động vật hoang dã.

– Tìm cách khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng.

Tham khảo thêm một tài liệu đọc hiểu khác:Đọc hiểu Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ

Các câu hỏi đọc hiểu Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người được trích trongLoài người có bớt ngạo mạn được tổng hợp dựa trên các đề thi, kiểm tra đã ra.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 12
THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút

Bài mẫu số 1: Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình"

Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: "Chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. "Lá phải xanh", lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên "chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.

"Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ "ăn xổi ở thì", của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng "lẽ nào" là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguổn", "Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?", là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào "trả" món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã "vay", đã nhận:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

[Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm]

Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Trong văn cách, "cho" là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. "Nhận" là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là "cho". Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hàng ngàn sinh viên Ưu tú "xếp bút nghiên theo việc đao cung'' để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã "cho ", đã "hiến dâng", đã "phục vụ", đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là "chỉ nhận riêng mình".

Một chữ "cho" bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. "lá lành đùm lá rách"; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết "cho" nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có "cho", có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.

Một chữ "cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
Yêu quí con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà,
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...

Vì biết "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...

[Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm]

Những chữ như: "góp nên", "góp cho", "góp mình", "để lại" trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thía về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình" là một nội dung, bài học hay. Sau phần học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" cùng với phần Phân tích bài thơ Khi con tu hú để học tốt môn Ngữ Văn hơn hơn

Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

TTO - Sáng 7-7, gần 1 triệu thí sinh làm bài thi môn văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1. Nhiều thí sinh cho biết bị bất ngờ vì đề ra về thơ chứ không phải văn xuôi. Mời bạn đọc xem bài giải gợi ý dưới đây.

  • 7 thí sinh F1 Nghệ An đi thi đợt 1 vào ‘phút chót’
  • Kỳ thi đặc biệt với 1 triệu học sinh
  • Một thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT trước giờ thi môn văn

Thí sinh ở điểm thi Trường THPT Thanh Đa [Q.Bình Thạnh] - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đề văn - Ảnh: DOÃN HÒA

Phần đọc hiểu

Câu 1

- Sự ra đời của dòng sông, theo đoạn trích: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

Câu 2

- Theo đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.

Câu 3

Câu văn trên ẩn dụ về dòng chảy của nước và cuộc đời của mỗi con người:

- Dòng chảy của nước luôn luôn vận động, không ngừng nghỉ và chứng kiến tất cả những hoạt động diễn ra thường ngày của con người.

- Dòng chảy của nước chính là ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người.

+ Cuộc đời mỗi con người cũng trải qua những giai đoạn sinh - lão - bệnh - tử, chứng kiến tất cả những hỉ nộ ái ố, những khía cạnh khác nhau của cuộc đời với nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau.

+ Dòng sông chầm chậm trôi ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, khi chúng ta biết sống chậm lại để lắng nghe và quan sát, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Câu 4

Dựa vào nội dung đoạn trích, thí sinh lựa chọn những bài học phù hợp.

Bài học về lẽ sống mà văn bản muốn gửi gắm qua hành trình từ sông ra biển của nước:

- Cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, hãy sống thật ý nghĩa. Để giống như dòng chảy kia, khi vừa sinh ra, chúng ta chỉ là những giọt nước nhỏ bé được trào lên từ những kẽ hở trên mặt đất nhưng khi cuối đời, ta đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, góp phần làm nên những vùng nông nghiệp vĩ đại.

- Cuộc sống chứa đựng muôn vàn thử thách và khó khăn, hãy mạnh mẽ như dòng chảy để có thể xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi, đánh bật lại những khó khăn của cuộc đời mình.

- Cuộc sống có vô vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, hãy sống chậm lại một chút để lắng nghe và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc đời, để từ đó bồi đắp thêm sự phong phú cho tâm hồn mỗi chúng ta.

Phần làm văn

Câu 1

a. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải biết sống cống hiến

b. Giải thích vấn đề:

- Khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội.

- Sống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng đồng...

c. Phân tích, bình luận vấn đề:

- Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Cống hiến ngay từ những gì nhỏ bé nhất: ta có kiến thức - ta vận dụng kiến thức để phát minh, sáng tạo...; ta có cơ bắp - ta lao động để tạo ra của cải vật chất, sản phẩm...; ta có trái tim - ta lan tỏa tình yêu thương và năng lượng tích cực cho nhân loại...

- Ta cống hiến mà không vụ lợi, không đòi hỏi phải được nhận lại điều gì. Lăn xả và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội mà không toan tính điều chi. Cho đến thời bình, thế hệ trẻ đang ngày càng cố gắng và nỗ lực học tập, rèn luyện, không ngừng tìm tòi, khám phá để góp phần xây dựng đất nước… Tất cả sự cống hiến ấy đều cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc.

- Dẫn chứng:

+ Trong thời chiến: Bác Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập dân tộc, các anh hùng Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng,... đã hy sinh cuộc đời khi ở độ tuổi đẹp nhất để cống hiến cho đất nước mà không cầu lợi danh.

+ Trong thời bình: Các y bác sĩ lên đường vào TP.HCM, Bắc Giang chống dịch; những người chiến sĩ nơi biển đảo xa xôi, họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước.

- Việc cống hiến không chỉ giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng, có nền tảng vững chắc cho tương lai mà còn đưa đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng và khẳng định được vị thế.

- Tuy nhiên, bên cạnh những con người đã và đang cống hiến thì còn tồn tại một số bộ phận con người sống lười nhác, ích kỷ, chỉ nghĩ đến vụ lợi của bản thân mà không muốn đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ nghĩ xem họ làm có được nhận lại gì hay không, có lợi cho họ hay không. Đó không phải là một phong cách sống đẹp.

d. Liên hệ bản thân/kết thúc vấn đề

- Với tư cách là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi hiểu rằng mình cần phải nỗ lực miệt mài học tập, rèn luyện hơn nữa để cống hiến và đóng góp thật nhiều cho đất nước, cho xã hội,... dù là những gì nhỏ bé nhất.

- Cống hiến là một đức tính tốt mà con người cần phải có, đặc biệt là chúng ta - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Câu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bà được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi nổi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.

- Giới thiệu tác phẩm: "Sóng" là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập "Hoa dọc chiến hào" xuất bản năm 1968. Tác phẩm đã thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lý.

- Giới thiệu luận đề: Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

2. Thân bài:

    Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích nằm trong tác phẩm "Sóng" thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.

    Cảm nhận đoạn trích:

* Khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu [khổ 3 và khổ 4]

Hình tượng "sóng" diễn tả bản chất của tình yêu - sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu:

Trước muôn trùng sóng bể

.....

Khi nào ta yêu nhau

- Ở khổ thơ này, nhân vật "em" đã trực tiếp xuất hiện, đối diện với muôn trùng sóng biển, với bao la đất trời, em đã nghĩ về biển lớn tình yêu của mình: "Trước muôn ... lên". Biện pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu "em nghĩ về" cùng những câu hỏi dồn dập: "Từ khi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?" đã diễn tả sự trăn trở, khắc khoải của em khi nghĩ về tình yêu.

- "Em nghĩ" - hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi:

+ Về biển lớn: "Từ nơi nào sóng lên?" -> Trả lời: "Sóng bắt đầu từ gió"

+ Về anh, em: "Khi nào ta yêu nhau?" -> Trả lời "Em cũng không biết nữa"

- Khi tình yêu đến, như một lẽ tự nhiên, thường tình, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?". Tuy nhiên quy luật của thiên nhiên, đất trời còn có thể lý giải được bằng những tri thức, sự hiểu biết nhưng cội nguồn của tình yêu thì không thể nào định nghĩa được một cách rõ ràng. Bởi lẽ tình yêu thuộc về những cung bậc cảm xúc, nó là những rung động hết sức phong phú của mỗi tâm hồn. Nhà thơ chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách rất đáng yêu: "Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau". Hai câu thơ có cấu trúc đảo [đáp trước, hỏi sau] đã diễn tả thật thành công sự bối rối và cả niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu.

=> Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó.

* Nỗi nhớ trong tình yêu [khổ 5]

Hình tượng "sóng" diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu:

Con sóng dưới lòng sâu

....

Dù muôn vời cách trở

- Khổ 5 đọng lại một chữ "nhớ". Nỗi nhớ gắn với không gian "dưới lòng sâu", "trên mặt nước", với "bờ"; nó bao trùm cả thời gian "ngày đêm không ngủ được", và xâm chiếm tâm hồn con người ngay cả trong vô thức "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Một tiếng "nhớ" mà nói được nhiều điều.

- "Sóng nhớ bờ" là nỗi nhớ vượt qua không gian, "Ngày đêm không ngủ được" là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng.

- Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh: "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức.

- Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hòa nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.

- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.

    Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

- Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.

- Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.

- Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.

- Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường - khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, "cả trong mơ còn thức" của người con gái khi yêu. Là tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió. Đó còn là khát khao tận hiến, khát vọng được hóa thân, được hòa nhập vào biển lớn tình yêu.

=> Bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu.

3. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị nội dung của đoạn trích: Khát vọng tự khám phá và nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái.

- Đưa ra nhận định, cảm xúc của bản thân về nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

- Khái quát lại giá trị nghệ thuật.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn văn: phần đọc hiểu 'hơi khó'

TTO - Khoảng 1 triệu thí sinh cả nước sáng nay làm bài thi tốt nghiệp THPT môn văn. Đề năm nay thí sinh nói phần đọc hiểu hơi khó. Phần làm văn ra về 3 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh.

Mục lục

Nguồn gốc bút danh Tố HữuSửa đổi

Theo lời Tố Hữu tự giải thích về bút danh của mình thì năm 1938, ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu" [chữ Hán: 素有], lấy từ câu nói của Đỗ Thị[1] "Ngô nhi tố hữu đại chí" 吾兒素有大志. Tố Hữu 素有 có nghĩa là "sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người". Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là "người bạn trong trắng", viết bằng chữ Hán là "素友", khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ "hữu".

Tiểu sửSửa đổi

Thiếu niênSửa đổi

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là con út trong gia đình. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha trở về sống tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.[1]

Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maksim Gorky,... và qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ [Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu], Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Hoạt động cách mạngSửa đổi

Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ [Huế] rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo [Quảng Trị] và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. 3/1942, ông vượt ngục Đắc Glêi [nay thuộc Kon Tum][2][3] rồi tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng [về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa]. Đến năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.

Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
  • 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ.
  • 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền.
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
  • Tại đại hội Đảng lần II [1951]: Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức.
  • Tại đại hội Đảng lần III [1960]: vào Ban Bí thư.
  • Tại đại hội Đảng lần IV [1976]: Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương.
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị.
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng [nay gọi là Phó Thủ tướng] cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt Phong trào Nhân văn – Giai phẩm [1958][4]. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khóa II và VII.

Năm 1969, ông được giao là người sửa cuối cùng bản điếu văn trong tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tố Hữu đã dùng ngòi bút và tâm huyết của mình để giúp cho bản điếu văn hay hơn, đi vào lòng người hơn:

  • Bản dự thảo viết: '"Thưa đồng bào, thưa các đồng chí và các bạn". Tố Hữu sửa lại thành: "Thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước, thưa các đồng chí và các bạn".
  • Bản dự thảo viết: "Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa! Tổn thất lớn lao này không gì bù đắp được". Tố Hữu sửa lại thành: "Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa! Tổn thất này vô cùng lớn lao, đau thương này thật là vô hạn".
  • Bản dự thảo viết: "Phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc mất một chiến sĩ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân thiết". Tố Hữu sửa lại thành: "Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài người tiến bộ mất một chiến sĩ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân thiết".
  • Bản dự thảo viết: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sản sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". Tố Hữu bỏ chữ "sản", trở thành: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta".

Sau năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm các chức vụ về quản lý, chỉ còn giữ chức danh đại biểu quốc hội và các chức danh lãnh đạo về văn học nghệ thuật.

Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ngay trong đợt xét tặng đầu tiên [1996].

Ông qua đời lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Video liên quan

Chủ Đề