Em hãy cho biết nhà Mạc được thành lập như thế nào

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhà Mạc được ra đời như thế nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

Cùng THPT Ninh Châu trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nhà Mạc dưới đây nhé!

Bạn đang xem: Nhà Mạc được ra đời như thế nào? | Lịch sử 10

– Nhà Mạc [chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều] là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

– Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.
Thời kỳ 1533-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533.

– Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

– Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điểu kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc tập trung xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, triều đình nhà Mạc suy thoái dần.

– Giữa lúc đó, nhà Mạc lại phải chịu sức ép từ hai phía. Ở phía nam, một bộ cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Ở phía bắc, biết được Đại Việt đang trong tình trạng không ổn định, vua Minh cho quân tiến xuống, phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc lúng túng, đã buộc phải dâng sổ sách cho quân Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. Vương triều Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

– Thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan. 

– Thành nhà Mạc nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Theo sử sách ghi lại thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn [thế kỷ 19]. Thành được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.. Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và đang có nguy cơ xóa sổ

– Thành nhà Mạc ở tỉnh Cao Bằng là thành Nà Lự: khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng [1594-1677], trong 83 năm, ba đời vua Mạc đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng thủ, đề phòng triều đình vua Lê – chúa Trịnh lên thôn tính. Nhưng có khả năng thành này xây từ nhà Đường 618-802. 

– Thành nhà Mạc ở tỉnh Ninh Bình là thành Bình Sơn, thuộc xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình. Thành hiện còn đoạn dài khoảng 1 km, gần quốc lộ 1A. Gần thành nhà Mạc là tuyến sông Nhà Mạc và nhiều di tích thời Mạc ở Ninh Bình.

– Ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ nhân dân vẫn truyền tục câu nói: “Hăm mốt tháng chạp, gió đổ thành Mạc. Hăm hai tháng chạp, gió đổ thành Dung” để nói về thành Nhà Mạc xây dựng dở chừng thì bị mưa bão làm sụp đổ không thể xây dựng thành Thành được. Hiện nay, thường thường hàng năm vào những ngày “hăm mốt, hăm hai tháng chạp” ở Cao Xá vẫn thường có mưa bão. “Đầu Thành” là từ địa phương ở Cao Xá vẫn dùng để nói về địa điểm đoạn đầu thành Nhà Mạc xây ở thôn Dục Mỹ. Hiện nay các dấu tích của Thành Nhà Mạc ở Cao Xá hầu như không còn vì một thời kỳ nhân dân ở đây khai thác đất làm đường sá, xây dựng nhà ở.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc


Theo Toàn thư và Đại việt thông sử, Mạc Đăng Dung [1483 – 1541] người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương [nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng], là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Sinh ra ở vùng biển, thuở thiếu thời, Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, nhưng lại có trí dũng hơn người. Trong cuộc thi tuyển dũng sĩ đời vua Lê Uy Mục tại Giảng võ đường Thăng Long, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ. Trong giai đoạn này, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn, uy hiếp. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công...


Năm 1527, ông được triều Lê phong làm thái sư An Hưng Vương. Tháng 6 năm 1527, ông được Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Học theo nhà Trần, trị vì được 2 năm, đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng thành nhà Mạc tại vùng đất Hải Phòng ngày nay.

Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam có nhiều thành tựu được lịch sử ghi nhận. Đó là thời thịnh trị của chợ búa, cảng thị sầm uất, văn hóa dân gian nở rộ. An ninh trật tự, kỷ cương nghiêm minh. Về kinh tế, nhà Mạc đã có chính sách khuyến nông, ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khẩn hoang, lập làng, đắp đê. Nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ, mà có chính sách rất cởi mở với nội thương và ngoại thương, phát triển sản xuất hàng hóa, thông thương thị trường nội địa với nước ngoài. Sản phẩm gốm hoa lam của nhà Mạc ở Bát Tràng, ở Nam Sách độc đáo, tinh xảo, xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Một số nghề thủ công mỹ nghệ như tạc tượng, đúc chuông được khuyến khích phát triển.

Về văn hóa, nhà Mạc luôn chú trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước [kể cả đối với phụ nữ]. Cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội. Tổng cộng tổ chức được 22 khoa thi, lấy đậu 477 tiến sĩ, 11 trạng nguyên, 12 bảng nhãn, 19 thám hoa [chỉ đứng sau thời vua Lê Thánh Tông]. Tiêu biểu là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “ngôi sao Khuê” của thế kỷ XVI. Thời đó, Mạc Đăng Dung cho xây dựng Dương Kinh ở Cổ Trai, quê hương ông một hệ thống cung điện, lầu các, trường học như: Các Dương tự; điện Tường Quang, Phúc Huy; phủ Quốc Hưng; mả Lăng, đồn binh, kho lương… với quy mô đồ sộ. Để Dương Kinh trở thành “đô thị ven bến xứ Đông”, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng trên bến dưới thuyền làm nơi giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước như: Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha… gắn với việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích, nhất là chùa chiền ở Cổ Trai và vùng lân cận.

Vương triều Mạc tồn tại trong thời gian 65 năm trước khi bị lực lượng phong kiến nhà Trịnh với danh nghĩa phù Lê đánh bật ra khỏi Thăng Long năm 1592. Nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung [1527 - 1529], Mạc Đăng Doanh [1530 - 1540], Mạc Phúc Hải [1541 - 1546], Mạc Phúc Nguyên [1547 - 1561] và Mạc Mậu Hợp [1562 - 1592].

Đánh giá đúng vị thế của Vương triều Mạc và Dương Kinh, năm 2004, Bộ VH-TT quyết định xếp hạng di tích, công nhận “Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng là Di tích Lịch sử, Văn hóa Quốc gia”.

Do biến cố của lịch sử, Từ đường họ Mạc đã trải qua hơn 400 năm, công trình nguyên gốc duy nhất thờ Đức Mạc Thái Tổ, Đức Mạc Thái Tông còn lưu giữ lại ở mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đất Tổ, phát phúc của Vương triều, được con cháu họ Mạc Cổ Trai và nhân dân địa phương hưng công xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Đến nay, công trình ấy vừa chật hẹp, vừa nhỏ bé, đơn sơ, đang bị dột nát, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Nối mạch phát triển xưa, bằng sức mạnh đoàn kết, cách nghĩ sáng tạo, người dân Dương Kinh, Kiến Thụy tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống. Xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ thu hút không chỉ các chi họ Mạc cả nước, mà còn du khách muôn phương về dâng hương tưởng niệm các vua triều Mạc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu hôm nay.

Video liên quan

Chủ Đề