Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2020 với chủ đề "Các giải pháp của Chúng ta sẵn có ở thiên nhiên"

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm gửi tới mọi người một bài viết về " ĐA DẠNG SINH HỌC"

Đa dạng sinh học [Biodiversity] là gì? Hiện trạng và biện pháp bảo vệ

Đa dạng sinh học [tiếng Anh: Biodiversity] là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu cần chú ý.

Đa dạng sinh học

Khái niệm

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh gọi là: Biodiversity.

Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia…

Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có sức đề kháng cao.

Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái.

Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng đến các loài khác [ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc…

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc [UNEP] ước tính có khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền. Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Nguyên nhân giảm sự đa dạng sinh học

− Kĩ thuật canh tác hiện đại

− Nạn phá rừng

− Sự hủy hoại môi trường sống ở những vùng đầm lầy và trên đại dương

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Các nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên sự đa dạng sinh học khá phong phú, do đó áp lực bảo vệ sự đa dạng sinh học lớn.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học có thể thực hiện theo 2 cách chính:

- Đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư trú. Ví dụ: tuyên bố những khu vực là "công viên quốc gia" hay "khu di tích".

- Khuyến khích sự sử dụng một cách bền vững. Lên danh sách các tài nguyên một vùng, xác định những giống loài ưu tiên phải bảo vệ để có thể quyết định việc khai thác như thế nào để trữ lượng của chúng không giảm đi.

Tại "cuộc họp cấp cao về trái đất" năm 1992 ở Rio, công ước về đa dạng sinh vật được 169 nước phê chuẩn.

Do các nước đang phát triển có sự đa dạng sinh học rất phong phú.

Người ta nhất trí rằng các nước giàu phải trả cho các nước nghèo nhiều hơn thông qua Tổ chức Môi trường thế giới để các nước nghèo bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cho các vùng nước thuộc quốc tế, kiểm soát việc thải chất dioxit carbon, chống phá rừng và sa mạc hóa…

Khi thực hiện bảo tồn cần phải tính đủ chi phí cơ hội của việc bảo tồn để thấy rõ lợi ích và chi phí. Qui luật cơ bản để bảo tồn như sau:

[Bc – Cc] > [ Bd – Cd]

Bc: lợi ích khi có bảo tồn

Cc: chi phí bảo tồn

Bd: lợi ích nếu không thực hiện bảo tồn

Cd: chi phí nếu không bảo tồn

Bd – Cd: chi phí cơ hội của việc bảo tồn, có nghĩa là giá trị phải đánh đổi nếu thực hiện bảo tồn

Thực tế Bd cao hơn vì các chương trình có thể được trợ cấp hay khuyến khích bằng các chính sách như trợ giá sản phẩm, miễn thuế, tín dụng lãi suất ưu đãi, trợ giá máy móc phân bón, thủy lợi… trong khi hoạt động bảo tồn thường không được trợ giá.

Sự bảo tồn đa dạng sinh học phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng, điều đó giải thích vì sao sự đa dạng sinh học ngày càng giảm.

Giải pháp cho vấn đề này là phải ban hành các giới hạn thương mại đối với những giống loài quí hiếm, phạt nặng những trường hợp vi phạm. Ví dụ: ngăn cấm đánh bắt cá bằng chất xyanua là cách bảo vệ san hô.

Nguồn: //vietnambiz.vn/

[Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh]

Từ nhiều năm nay, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng triệu loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người gây ra. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc [UNEP], có năm nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học do hoạt động của con người gây ra, đó là: thay đổi nhu cầu sử dụng đất; khai thác quá mức động, thực vật hoang dã; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hóa đang làm gia tăng sự dịch chuyển các loài vượt ra ngoài phạm vi tự nhiên vốn có thông qua các hoạt động du lịch, thương mại... phá vỡ hệ sinh thái bản địa và môi trườn

Việt Nam, là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gien quý, hiếm. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước... Ðến nay, chúng ta đã thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước cũng có chín khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới; 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...

Tuy vậy, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm và suy thoái đa dạng sinh học với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân được xác định do áp lực của gia tăng dân số đã và đang tạo ra nhu cầu lớn về tiêu thụ tài nguyên; quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển thiếu quy hoạch, thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều kết cấu hạ tầng cơ sở... làm giảm đáng kể diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, suy giảm môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã. Tình trạng khai thác, săn bắn, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã ngày càng diễn biến phức tạp đã gây ra mối đe dọa lớn tới đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới [5-6] có chủ đề “Hành động vì thiên nhiên” và “Tháng hành động vì môi trường” năm 2020 là dịp các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân triển khai các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó biến đổi khí hậu. Ðồng thời tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước tại nơi mình sinh sống. Các địa phương tiếp tục đầu tư kinh phí, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học; thành lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên; phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gien; kiểm soát nạn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép; quản lý sinh vật ngoại lai; thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Ðồng thời tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc như: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt, sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên... Phát hiện, biểu dương và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất tiêu dùng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu tại các địa phương... Ðây là những giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học bảo vệ thiên nhiên hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước và thế giới.

TRUNG TUYẾN

Video liên quan

Chủ Đề