Dự án 1 500 là gì năm 2024

Quy hoạch 1/500 là một thuật ngữ quan trọng thường được sử dụng trong quy hoạch đô thị, xây dựng và bất động sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm trong mua bán nhà đất. Dưới đây là những điều bạn nên biết về quy hoạch đất thông dụng 1/500 là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quy hoạch đất thông dụng 1/500 là gì ?

Là chỉ định cho bản đồ khu vực quy hoạch, bản đồ là cơ sở để xác định các mốc lộ giới của khu vực quy hoạch và cũng là cơ sở để xin đầu tư xây dựng, đền bù giải tỏa….

Có thể nói, quy hoạch tỷ lệ 1/500 là tiền đề cho việc triển khai các dự án đầu tư và xây dựng được gắn với một chủ thể nhất định như: Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hoặc dự án đầu tư. Đây còn là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư xây dựng cho dự án hoặc công trình đó chuẩn bị được thực hiện.

Những chỉ tiêu bắt buộc bao gồm: vị trí mảnh đất, Dân số, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc …Trong bản thiết kế phải thể hiện sự ràng buộc giữa các chỉ tiêu đó với nhau thông qua các yếu tố trên thực tế như: Hàng rào, đường đi ra vào của công trình, dự án..

Quy hoạch đất thông dụng 1/500 là gì

Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì ?

Tỷ lệ giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ so với độ dài của chính đoạn thẳng đó trên thực địa với ký hiệu 1/500 hoặc 1:500

Vì vậy, bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 sẽ trình bày rõ bố trí cụ thể của tất cả công trình trên đất và về hạ tầng kỹ thuật và bố trí đến từng ranh giới của các lô đất.

Bản đồ thể hiện tỷ lệ 1/500

Ý nghĩa của quy hoạch đất thông dụng 1/500

Quy hoạch 1/500 được người trong ngành bất động sản gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Bản đồ thể hiện đầy đủ những nội dung và yếu tố công trình được quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Hình thức trình bày tổng thể của các dự án bất động sản hay quy hoạch chi tiết thể hiện rõ bố cục cụ thể trên đất, về hạ tầng kỹ thuật và bố trí đến từng ranh giới của các lô đất

Bản vẽ quy hoạch là căn cứ quan trọng để xác định chuẩn xác vị trí của công trình xây dựng.Ngoài ra nó còn giúp cho việc thiết kế và xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

Thiết kế chi tiết quy hoạch 1/500 của dự án bất động sản

Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500

– Bộ xây dựng : phê duyệt đồ án đối với quy hoạch được cấp phép của thủ tướng chính phủ.

– Ủy bán nhân dân cấp tỉnh : Phê duyệt đồ án đối với khu quy hoạch được uy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện : phê duyệt khu quy hoạch đối với dự án được thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân huyện.

Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500

Khi nào cần quy hoạch 1/500

Theo Bộ xây dựng cho biết những dự án nhà ở chung cư có diện tích dưới 2ha và dự án có diện tích xây dựng dưới 5ha thì không nhất thiết phải lập quy hoạch 1/500.

Ngươc lại, đối với các dự án có quy mô mặt bằng xây dựng trên 2ha hoắc 5ha thì bắt buộc các chủ đầu tư dự án phải có quy hoạch 1/500.

Các đơn vị đấu thầu dự án phải có đầy đủ các giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia dự án. Ngoài ra, phải trình bày rõ ràng văn bản đính kèm với bản vẽ thống kê và chú thích đi kèm.

Dự án có quy mô mặt bằng xây dựng trên 2ha hoặc 5ha buộc chủ đầu tư dự án phải có quy hoạch 1/500

Tóm lại, quy hoạch 1/500 là bản đồ quy hoạch giúp chính phủ có thể đưa ra, xem xét v kiểm tra các lộ giới một cách chi tiết và xác định được các kế hoạch đầu tư một cách rõ ràng và hợp lý nhất. Qua bài viết trên DDI đã cung cấp những thông tin cần thiết và giải đáp về quy hoạch 1/500. Hy vọng mọi người đã một phần nào hiểu rõ và biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Các dự án chỉ được xây dựng sau khi có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Trong ảnh là một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vụ "thất lạc" bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm mới đây khiến nhiều người dân tự hỏi: Bản đồ quy hoạch có ý nghĩa gì mà gây tranh cãi dữ vậy?

Ý nghĩa và nhiệm vụ của từng loại bản đồ được quy định cụ thể tại các văn bản luật và dưới luật về quy hoạch, xây dựng và có tính bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ.

Quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ

Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ [điều 3] định nghĩa: "Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị".

Khoản 6, điều 3 giải thích: "Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị". Có nghĩa là các bản vẽ [bản đồ] là tài liệu bắt buộc phải có trong mỗi đồ án quy hoạch.

Điều 23 luật này quy định nhiệm vụ của quy hoạch chung là xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị.

Trong khi đó, nhiệm vụ của quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.

Bản đồ quy hoạch giao thông 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: BQL KĐTM Thủ Thiêm

Riêng nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng đồ án [quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết] mà các bản đồ được quy định tỉ lệ tương ứng.

Chẳng hạn, khoản 2 điều 25 Luật quy hoạch đô thị quy định: "Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển".

Tương tự, tỉ lệ bản đồ quy hoạch chung đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000 hoặc 1/25.000 [khoản 2 điều 26] và đối với thị trấn là 1/5.000 hoặc 1/10.000 [khoản 2, điều 27].

Ý nghĩa của một số loại bản đồ

Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000 có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước...

Có thể nói, bản đồ quy hoạch 1/5.000 là cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân...

Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 nhằm phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân khu 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: BQL KĐTMTT

Nội dung của quy hoạch phân khu bao gồm: xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược.

Mặt khác quy hoạch này có nhiều nội dung xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất. Do đó quy hoạch này liên quan mật thiết với quyền sờ hữu về đất đai [về quyền sử dụng đất], vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Bản đồ quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Nói cách khác, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

Chủ Đề