Đơn vị hành chính sự nghiệp công lập là gì năm 2024

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 có quy định về đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
...

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cũng có định nghĩa về đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
...

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở một số lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những loại hình nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a] Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự [sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ];
b] Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự [sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ].

Mặc khác, mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập về việc phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như sau:

Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư [sau đây gọi là đơn vị nhóm 1] là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a] Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
b] Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên [sau đây gọi là đơn vị nhóm 2] là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a] Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b] Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí [không bao gồm khấu hao tài sản cố định].
...

Như vậy, mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập chia thành các nhóm sau đây, bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đây là đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt đồng thường xuyên dưới 10% hoặc không có nguồn thu sự nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những loại hình nào? Xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? [Hình từ Internet]

Xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Điều 5 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp,dịch vụ công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

- Thời hạn xếp lại hạng: 05 năm kể từ ngày có quyết định xép hạng lần trước. Ngoài ra, có thể rút ngắn thời gian và được xếp lại vào hạng liền kề trong trường hợp đặc biệt và đơn vị sự nghiệp công lập liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn.

- Nhóm tiêu chí xếp hạng:

+ Nhóm tiêu chí về quy mô tổ chức, khối lượng công việc;

+ Nhóm tiêu chí về cơ cấu, trình độ lao động và độ phức tạp quản lý;

+ Nhóm tiêu chí về hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ, phương tiện làm việc;

+ Nhóm tiêu chí về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kết quả hoạt động có thu và mức độ đáp ứng nhu cầu phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; phát huy vai trò, tác dụng thực tế.

- Gồm 11 hạng: Hạng đặc biệt, hạng một, hạng hai, hạng ba, hạng bốn, hạng năm, hạng sáu, hạng bảy, hạng tám, hạng chín, hạng mười.

Chủ Đề