Đối tưởng của phong cách lãnh đạo độc đoán

Vậy quyết đoán hay độc đoán, bạn thuộc phong cách lãnh đạo nào?

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán:

Phong cách lãnh đạo độc đoán là một trong những phong cách lãnh đạo thường gặp.

Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Tiểu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời điểm nước Mỹ trải qua cuộc nội chiến trong giai đoạn năm 1861 – 1865. Khi đó nước Mỹ yêu cầu phải có một người đứng đầu táo bạo và tài hoa.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc;
  • Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng;
  • Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc;
  • Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không được ủng hộ;
  • Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ ràng.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
  • Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
  • Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
  • Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
  • Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng.
  • Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.

2. Phong cách lãnh đạo quyết đoán

Tính quyết đoán là một trong những phẩm chất lãnh đạo vô cùng giá trị.

Phong cách lãnh đạo quyết đoán là minh chứng hùng hồn nhất cho sự tự tin vào chính mình. Một người quyết đoán không sợ nói ra những gì mình mong muốn hoặc tin tưởng. Nhà quản lý theo phong cách này có khả năng chứng minh quan điểm cá nhân mà không làm mất lòng bản thân hay người khác.

Tầm quan trọng của lãnh đạo quyết đoán

Tính quyết đoán nếu muốn mang lại cho nhà quản lý sự thành công thì cần kết hợp với khả năng phán đoán tốt, Nhưng những nhà lãnh đạo quyết đoán cũng được đánh giá là trung thực, chính trực, nhạy bén.

8 lợi ích hàng đầu của phong cách lãnh đạo quyết đoán

  • Kết nối và giao tiếp với mọi người
  • Phản hồi chân thực
  • Hiểu rõ bản thân
  • Phán đoán và ra quyết định tốt
  • Làm chủ các cuộc đối thoại
  • Duy trì mối quan hệ lành mạnh
  • Đàm phán hiệu quả
  • Ít lo lắng và căng thẳng

Rèn luyện phong cách quyết đoán cho nhà lãnh đạo

  • Kết nối mọi người. Nhà lãnh đạo luôn phải quan tâm đến việc kết nối mọi người ở mọi cấp độ của tổ chức.
  • Đưa ra phản hồi trung thực, mang tính xây dựng. Phản hồi không đúng cách sẽ khiến cho nhân viên nản lòng, mất động lực và tức giận. Những nhận xét tinh tế sẽ khuyến khích ta sửa đổi bản thân và nỗ lực hơn.
  • Thực hành kỹ năng phán đoán và ra quyết định. Thu thập tất cả các dữ kiện, phân tích cẩn thận, xem xét các xu hướng hiện tại để nâng cao năng lực phán đoán. Đừng quên hội ý với nhân viên để họ cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng.
  • Nêu gương sáng. Thay vì đơn thuần yêu cầu mọi người thay đổi, thì bạn nên thay đổi bản thân để mọi người noi theo.
  • Nuôi dưỡng các mối quan hệ. Mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên giúp bạn giảm bớt sự phản kháng của nhân viên trước những yêu cầu.
  • Tìm kiếm cơ hội hợp tác. Bạn nên dành thời gian trao đổi với các bên liên quan để đảm bảo sự thành công của dự án. Tránh tư tưởng ích kỷ, muốn công nhận cá nhân mà quên đi tập thể.

Để có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về Phong cách lãnh đạo, cùng lắng nghe chia sẻ của thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.

CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức và đồng hành với bạn về Quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.

Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công.

————

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CEO NAM ĐỊNH HOLDING

Lãnh đạo làquá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằngcáchgây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Đang xem: Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán

Lãnh đạo làmột trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức – nhân sự.

Trong tướng số, tử vi, sinh trắc vân tay đều chỉ ra rằng: những người không có tố chất làm lãnh đạo, nếu họ có cố học cũng không phù hợp. Họ cần phải sinh ra đã có tố chất để trở thành lãnh đạo. Người làm lãnh đạo thường có suy nghĩ, góc nhìn, năng lực rất khác người. Thậm chí là khác rất nhiều so với những người chỉ làm quản lý hoặc nhân viên. Chính vì thế người ta hay có những câu nói kinh điển về vấn đề này như câu nói “trăm quân thì dễ kiếm nhưng một tướng thì khó tìm”.

Phong cách lãnh đạo làphương thức vàcáchtiếp cận của một nhàlãnh đạođể đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên,phong cáchđó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từlãnh đạocủa họ [Newstrom, Davis, 1993].

Phong cách lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lí của người lãnh đạo, đến tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CƠ BẢN

Khi nói tới các kiểu loại phong cách lãnh đạo cơ bản hầu hết các nhà tâm lí học đều đồng tình với cách phân loại của K. Levin. Có thể xem đây là cách phân loại kinh điển về phong cách lãnh đạo trong tâm lí học.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo tự do

1.1.PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN:

Kiểu quản lý mệnh lệnhđộc đoánđược đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, ngườilãnh đạo– quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể

Mọi quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo,Người lãnh đạo quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Đặc điểm cơ bản của lãnh đạo độc đoán

Nhìn chung,phong cách lãnh đạo độc đoáncó nhữngđặc điểmchính sau đây: Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc. Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc.

a] Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lí do một người lãnh đạo chịu trách nhiệm. Chính anh ta là người đưa ra quyết định, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ chức. Việc khen thưởng, kỉ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống.

b] Chất lượng của quyết định quản lí phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định quản lí phụ thuộc vào uy tín và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo.

Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Về ưu điểm:

Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc trong một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà các lãnh đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu tổ chức của bạn bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa ra quyết định nhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách lãnh đạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất.

Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.

Bạn đã bao giờ bạn làm việc trong một tập thể tập trung những người giỏi nhưng không thể hoàn thành dự án vì vị trưởng nhóm thiếu năng lực tổ chức và không có khả năng đặt ra thời hạn?

Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng sẽ có lợi cho sự thành công của toàn nhóm.

Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm.

Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm.

Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý do. Chẳng hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức, đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức khuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp.

Phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyển đổi hiện đang chiếm ưu thế trong các tổ chức vì biết cách kết hợp ý kiến của thành viên và lãnh đạo. Tuy nhiên cũng không nên vội vàng từ bỏ vai trò lãnh đạo độc đoán trong những trường hợp cấp bách.

Dẫn chứng về những nhà lãnh đạo độc đoán nổi tiếng

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ,Abraham Lincolnlà ví dụ tiêu biểu nhất của phong cách lãnh đạo độc đoán vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt thời kỳ Nội chiến. Mặc dù ông không phải là một con người độc tài nhưng đặt vào thời điểm lịch sử Hoa Kỳ rơi vào hoàn cảnh khó khăn [1861-1865] và yêu cầu có một vị tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định táo bạo, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán mà đất nước cần.

Lincoln là ví dụ điển hình của phong cách lãnh đạo độc đoán

Trong lĩnh vực kinh doanh có thể kể đến những nhà sáng lập nổi tiếng như Sam Walton của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới WalMart, Ray Kroc của hệ thống thức ăn nhanh McDonald’s hay Larry Ellison của gã khổng lồ công nghệ Oracle…. Họ là những người lãnh đạo theo đuổi phong cách chuyên quyền từ các quy trình sản xuất đến phát triển cơ sở khách hàng, nhờ vậy đã mở đường cho sự tồn tại và phát triển cường thịnh như ngày nay.

Trong lĩnh vực truyền thông, chủ tịch của Fox News Channel, ông Roger Ailes nổi tiếng là mộtnhà lãnh đạo độc đoántừ cuối những năm 1960, khi ông làm cố vấn cho Tổng thống Nixon. Mặc dù gây tranh cãi nhưng Ailes vẫn được đánh giá là một nhà điều hành tài ba, người đã định nghĩa lại việc phát sóng tin tức cho thế kỷ 21 thông qua phong cách lãnh đạo độc đoán của mình.

Làm thế nào các nhà lãnh đạo độc đoán có thể phát huy hiệu quả?

Là một nhà lãnh đạo độc đoán, bạn nên xem xét một số vấn đề sau để cải thiện tình hình hiệu quả:

Lắng nghe các thành viên trong nhóm: mặc dù người lãnh đạo kiên quyết với lựa chọn của mình nhưng cấp dưới vẫn cần cảm thấy muốn bày tỏ mối quan tâm của họ. Vì vậy lắng nghe họ và cởi mở hơn để có thể giúp họ cảm thấy như họ đang đóng góp quan trọng cho sứ mệnh của nhóm.Thiết lập các quy tắc rõ ràng: để khiến các thành viên tuân theo quy tắc của bạn, trước tiên bạn cần đảm bảo rằng các nguyên tắc này được thiết lập rõ ràng và mỗi người trong nhóm của bạn đều nhận thức đầy đủ về chúng.Trở thành người lãnh đạo mà nhân viên có thể tin cậy, tin tưởng trao quyền định đoạtCông nhận thành tích của các thành viên

Tóm lại, phong cách lãnh đạo độc đoán vừa có những ưu và nhược điểm riêng. Suy cho cùng, vì lợi ích của tập thể trong tình huống cấp bách, lãnh đạo độc đoán nên được áp dụng vào đúng lúc và hướng tới phương án phổ biến ngày nay đó là “phong cách lãnh đạo độc đoán mềm”, tức là mềm dẻo linh hoạt trong từng hoàn cảnh.

Tham khảo từ:autocratic leadership

1.2.PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ

Lãnh đạo dân chủ, còn được gọi là lãnh đạo có sự tham gia hay lãnh đạo phân chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng. Mặc dùlãnh đạovẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà lãnh đạo dân chủ sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất.

Người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình;Tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định;Cấp dưới được phát huy sáng kiến;Tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch;Bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

Đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo dân chủ

a] Phong cách này dựa trên sự trao đổi rộng rãi, tích cực của người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức. Phạm vi và mức độ của sự trao đổi tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầu của việc ra quyết định quản lí. Quyết định được thông qua tại cuộc họp chung của tổ chức hoặc dựa trên sự bàn bạc, trao đổi, trên các thông tin do các thành viên đưa ra, người lãnh đạo sẽ ra quyết định quản lí.

b] Phong cách này làm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin từ phía các thành viên của nhóm, làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định. Phong cách quản lí này nảy sinh nhiều khó khăn cho nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có những phẩm chất như: Khả năng hiểu biết con người, kĩ thuật điều khiển các cuộc họp, biết chuẩn bị các cuộc thảo luận của nhóm… Người lãnh đạo và nhóm cần học cách tiếp xúc với nhau.

Nếu như phong cách độc quyền, quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào nhà lãnh đạo, còn phong cách phái đoàn thì nhân viên được ủy quyền mọi hướng đi của tập thể, điều này dẫn đến sự tập quyền, phiến diện trong tập thể.

Như vậy, lãnh đạo dân chủ là sự trung hòa trọn vẹn của hai phong cách trên, là chìa khóa để giải quyết những xung đột quyền lực trong tổ chức. Phong cách lãnh đạo này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, từ các doanh nghiệp tư nhân đến trường học cho đến chính phủ.

Xem thêm: Quý Cô Thừa Kế : Bộ Phim Đáng Chờ Đợi Về Con Nhà Giàu Gắn Mác Việt Nam

Từ khái niệm về lãnh đạo dân chủ, có thể thấy các tổ chức hiện nay thường có xu hướng đề cao sự bình đẳng của nhóm và khuyến khích ý tưởng sáng tạo. Càng nhận được nhiều ý kiến của các thành viên, tinh thần làm việc nhóm càng cao, nhờ đó tập thể đạt được năng suất hiệu quả nhất.

Các nghiên cứu về lãnh đạo dân chủ cũng đưa ra những số liệu để chứng minh năng suất của phong cách lãnh đạo này:

Khi nhân viên được kết nối với nơi làm việc, năng suất mỗi cá nhân sẽ cải thiện từ 20 đến 25 %.Quá trình dân chủ có năng suất cao hơn 21% và hạn chế 28% hành vi gian lận nội bộ so với các tổ chức có mức độ dân chủ thấp.27% trong số những nhân viên được đóng góp có khả năng thực hiện công việc xuất sắc.

5 nguyên tắc chính của nhà lãnh đạo dân chủ

Một là,các nhà lãnh đạo dân chủ nhấn mạnh sự hợp tác và khuyến khích ý tưởng sáng tạo.

Hai là,mặc dù các nhà lãnh đạo cho phép thành viên tham gia trao đổi, nhưng họ vẫn có tiếng nói cuối cùng, quyết định ý kiến của ai được lựa chọn.

Ba là,nhà lãnh đạo có mặt trong các buổi họp để đưa ra hướng dẫn và giữ cho các cuộc thảo luận được cân bằng và kiểm soát.

Bốn là,lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng bằng cách tạo ra các cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với các cá nhân.

Năm là,nhà lãnh đạodân chủthường ở các vị trí trong các tổ chức phi lợi nhuận, ban giám hiệu trường học và các doanh nghiệp tiên tiến.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà lãnh đạo dân chủ hiệu quả thường hội tụ những đặc điểm cụ thể sau đây:Trung thực; Sự thông minh; Lòng can đảm; Sáng tạo; Năng lực;Tính công bằng.

Lợi ích của phong cách lãnh đạo dân chủ

Các nhà lãnh đạo dân chủ thường đưa ra quyết định dựa trên giá trị và tầm nhìn của tổ chức, đồng thời tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa những người tham gia.

Nhờ vậy, mọi người có xu hướng cảm thấy được truyền cảm hứng để hành động và đóng góp sức lực mình cho nhóm. Các nhà lãnh đạo giỏi cũng có xu hướng tìm kiếm những ý kiến đa dạng để phát triển tổ chức.

Như vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ là cách tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất cao hơn. Nếu các công ty đang gặp khó khăn trong việc giữ nhân viên gắn bó với công việc thì phong cách lãnh đạo dân chủ có thể là một lựa chọn khả thi mà các nhà lãnh đạo nên xem xét.

Hạn chế của phong cách lãnh đạo dân chủ

Bên cạnh những lợi ích cho tổ chức, phong cách lãnh đạo dân chủ vẫn có một số hạn chế tiềm ẩn. Trong những tình huống cấp bách phải đưa ra quyết định lập tức, thì lãnh đạo dân chủ lại luôn ưu tiên việc đóng góp ý kiến chung sẽ dẫn đến các dự án bị trì trệ.

Hơn nữa, không phải thành viên nào trong nhóm cũng có kiến thức hoặc chuyên môn cần thiết để đóng góp cho quá trình ra quyết định.

Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có thể khiến các thành viên trong nhóm nản chí khi ý tưởng mà họ tâm đắc lại không được lựa chọn, hoặc vì họ nằm trong ý kiến thiểu số. Điều này dẫn đến tinh thần làm việc nhóm bị ảnh hưởng, thậm chí là bất đồng với người đứng đầu.

Làm thế nào để phát huy phong cách lãnh đạo dân chủ ?

Ghi lại tất cả các ý tưởng được đề xuất:

Vì các nhà lãnh đạo dân chủ không thể lựa chọn mọi ý kiến đề xuất. Thế nhưng điều gì đó chưa được thực hiện ngày hôm nay, trong tương lai nó có thể mang lại lợi ích. Chính vì vậy, người đứng đầu nên lưu ý giữ lại những ý tưởng tiềm năng, họ sẽ được lợi từ việc theo dõi các ý tưởng trong suốt quá trình ra quyết định.

Tạo một quy trình ra quyết định phù hợp:

Mọi người đều không hào hứng với viễn cảnh về những buổi họp trì trệ vì mãi chưa thống nhất được quyết định. Nhà lãnh đạo cần lưu ý những vấn đề chung nên được phân loại rõ ràng, vấn đề đơn giản hay cấp bách, và cần đưa ra nhanh chóng hay không.

Đôi khi, vì thời gian hạn hẹp, người lãnh đạo sau khi lắng nghe ý kiến chung thì phải tự mình đưa ra quyết định ngay.

Quyết định đúng người:

Giả sử tổ chức đang gặp một vài rắc rối về mảng kỹ thuật, thì những người có chuyên môn về công nghệ thông tin nên được đề cao lựa chọn.

Các công ty nên chắc chắn rằng vấn đề cấp bách nhất và điều động nhân viên từ các phòng ban khác nhau được mời tham gia vào việc ra quyết định. Tùy vào vấn đề đang gặp phải, đòi hỏi những người có kiến thức và chuyên môn thì phải cần có nhiều đầu vào ý tưởng nhất.

Biến sự từ chối thành cơ hội khác:

Như đã đề cập, nhà lãnh đạo dân chủ sẽ phải từ chối rất nhiều ý tưởng. Họ nên khéo léo hơn trong việc từ chối một cách tôn trọng và cẩn thận. Họ nên thông báo cho nhân viên tại sao phương pháp của họ không được sử dụng và làm thế nào để sử dụng nó trong tương lai nếu có.

Những ví dụ nổi tiếng về lãnh đạo dân chủ

Về phong cách lãnh đạo dân chủ, các tổ chức lớn, danh nhân lớn ở Mỹ được xem là đi đầu trong xu hướng lãnh đạo này như: tổng thống George Washington, Abraham Lincoln, đế chế thương mại điện tử Amazon.com, mạng xã hội Twitter….

Một ví dụ tiêu biểu như Google, một trong những cốt lõi của làm nên thành công của tập đoàn công nghệ này là các nhà quản lý thay vì giữ thái độ bề trên thì phải tập trung vào việc chia sẻ quyền năng lãnh đạo, dẹp bỏ các rào cản và truyền cảm hứng cho nhân viên để đạt được thành công.

Các nhân viên nếu muốn ý kiến có trọng lực với nhà lãnh đạo thì cần phải chủ động học hỏi, tăng kỳ vọng về bản thân. Kết quả cho thấy những nhân tố này đóng góp vào mức tăng 9% hiệu suất suất làm việc ở mỗi nhân viên Google.

Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, đất nước đề cao sự bình đẳng đưa ra ý kiến của mọi người dân và các thành viên trong tập thể. Người lãnh đạo tại Nhật Bản luôn ý thức thiết lập mối quan hệ gần gũi với nhân viên, từ đó tao ra không khí làm việc thoải mái, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Bên cạnh đó, việc khen phạt cũng nên rõ ràng để tránh mất lòng nhau trong tập thể.

Lời Kết

Các nhà lãnh đạo dân chủ có khả năng thúc đẩy năng suất làm việc nhóm, hợp tác và kích thích ý tưởng sáng tạo. Họ cũng phải chắc chắn kiểm soát khi cần thiết và tận dụng các ý tưởng chưa được lựa chọn trọng tương lai sẽ cần đến. Hiệu suất cao nhất là khi nhà lãnh đạo biết phân chia quyền lực hợp lý tạo nên mô hình lãnh đạo – lãnh đạo thay vì lãnh đạo – người làm theo.

Bài viết tham khảo:www.verywellmind.com&status.net

1.3.PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỰ DO

Phong cách lãnh đạo tự do là nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.

Phong cách lãnh đạo tự do được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

Đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo tự do

Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. Năng suất thấp, ngườilãnh đạovắng mặt thường xuyên.

Phong cách này ít tồn tại và áp dụng trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, ở đây chức năng và các quyết định quản lí hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định. Tổ chức trở thành “Nhóm không có người lãnh đạo“. Thiếu người lãnh đạo nhóm sẽ rối loạn, các lực lượng sẽ phân tán theo các nhóm nhỏ hơn.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Mở 2020 Chính Xác, Điểm Chuẩn Đại Học Mở Tphcm 2020 Chính Xác

Tóm lại: Ba phong cách lãnh đạo cơ bản. Mặc dù là ba phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo. Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.

Video liên quan

Chủ Đề