Độ tuổi trung niên là từ bao nhiêu

Nhiều người quan niệm rằng bắt đầu việc luyện tập thể thao ở tuổi trung niên là quá trễ vì cơ thể đã không còn dẻo dai, dễ dẫn đến chấn thương. Tuy nhiên, nhận định này không đúng, chúng ta vẫn luôn “trẻ đủ” để làm điều mình muốn, nhất là rèn luyện cơ thể thêm khoẻ mạnh, sống an vui.

Hãy cùng Prudential nhìn nhận lại những quan niệm sai lệch về việc tập luyện thể dục thể thao ở tuổi trung niên nhé!

1. Bắt đầu tập thể thao ở tuổi 50 là quá trễ

Không bao giờ là quá trễ cho việc luyện tập thể thao cả. Các nghiên cứu của Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ cho thấy dù ở bất kì độ tuổi nào thì lối sống năng động cũng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, sức bền và tăng khả năng nhận thức. Hơn nữa, tuổi 50 đâu đã già lão nhỉ, chỉ không nhanh nhạy, dai sức như lúc trẻ [hơn] thôi mà. Chỉ cần lựa chọn môn thể thao mình yêu thích, thiết lập chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng và tập luyện thường xuyên mà thôi.

2. Có tuổi” rồi, không nên chạy bộ

Nhiều người vẫn rỉ tai nhau rằng trên 50 tuổi chỉ nên tập các môn nhẹ nhàng, nên hạn chế chạy bộ để tránh tổn thương xương khớp. Trên thực tế, chạy bộ là một trong những cách tốt nhất để luyện tập sự dẻo dai cho cơ và các khớp đấy, cũng không lo là các cơ xương, các khớp đã cứng lại đâu. Chỉ cần trước khi chạy, hãy khởi động thật kỹ. Lúc mới bắt đầu, nên chạy chậm những quãng đường ngắn, sau đó “nâng cấp” cự ly, thời gian chạy theo thời gian và tình hình sức khỏe.

3. Chỉ đi bộ là đủ

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần, nhưng chỉ đi bộ thôi là chưa đủ. Những động tác chậm và đều của việc đi bộ không tạo ra sức ép cần thiết cho tim, vì thế mà việc đi bộ chưa đủ độ khó để giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhằm khắc phục điểm hạn chế này, người trên 50 tuổi có thể tập đi bộ nhanh hoặc kết hợp với chạy bộ.

4. Không nên nâng tạ

Nhiều người cho rằng việc nâng tạ quá “nguy hiểm” với sức chịu đựng của cơ thể ở tuổi trung niên. Thật ra, nếu có chế độ luyện tập phù hợp với khả năng của cơ thể và tập luyện đúng kỹ thuật, thì việc nâng tạ vẫn an toàn và hiệu quả, thậm chí còn giúp tăng cường sức mạnh và củng cố sức khỏe của xương.

5. Bị xương khớp thì không nên tập thể dục

Hãy nghĩ rằng bệnh xương khớp ở tuổi trung niên cũng giống như có tóc bạc. Đây chỉ là một phần của quá trình lão hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có những người xuất hiện dấu hiệu viêm khớp ngay cả khi họ không bị bất kì cơn đau đầu gối nào. Trong trường hợp này, tập luyện đúng cách kết hợp với kiểm soát cân nặng còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh nữa đấy. Nếu vẫn còn do dự, hãy có thể tham khảo bác sĩ điều trị hoặc huấn luyện viên thể dục để được tư vấn những bài tập thể dục phù hợp nhất với tình trạng xương khớp của mình.

6. Tập squat làm đau khớp gối

Chúng ta thường nghe lời khuyên rằng sau tuổi 50 thì không nên tập squat vì dễ làm đau khớp gối. Không hẳn thế đâu nhé! Nếu squat đúng kĩ thuật, thì sẽ không gây ra bất kì cơn đau hay chấn thương nào cho khớp gối cả. Do vậy, việc cần làm là tìm huấn luyện viên để điều chỉnh kỹ thuật cho việc tập luyện hiệu quả nhất.

7. Sợ bị ngã khi tập thể dục

“Nếu tôi ngã khi tập luyện thì sao?” – Rất nhiều người lớn tuổi ngại ngùng với việc tập thể thao vì nỗi ám ảnh bị ngã. Hãy bình tĩnh nào! Tất cả những điều cần làm là hãy bắt đầu từ các động tác làm tăng khả năng thăng bằng, chẳng hạn như tập luyện với bóng thăng bằng. Sau đó hãy bắt đầu nâng cao dần lên những bài tập khó hơn.

8. Bị đau lưng không thể tập thể dục được

Càng lớn tuổi, nguy cơ bị các vấn đề về đau lưng càng tăng, do việc đứng ngồi sai tư thế “tích tụ” lâu dần. Nhưng đừng “lấy cớ” đau lưng mà làm mình nản chí thể dục nhé. Tập thể dục thể thao đúng cách không làm chứng đau lưng tồi tệ hơn mà ngược lại, các bài tập căng cơ, yoga, đi bộ, bơi lội, chơi tennis sẽ giúp tình trạng đau lưng trở nên dễ thở hơn rất nhiều.

Tập luyện ở tuổi 50 với cường độ nào là phù hợp?

Nếu có sức khỏe tốt, khi bước vào tuổi trung niên mỗi tuần dành tối thiểu 150 phút để tập thể dục với cường độ vừa phải. Hãy duy trì việc tập luyện thường xuyên, mỗi lần 10 phút và dành 2-3 lần trong tuần cho các bài tập cơ bắp ở chân, hông, lưng, bụng và tay.

Duy trì việc tập thể dục tuổi trung niên sẽ giúp giữ được phong độ của những năm 30. Tuy nhiên, nếu gặp một số vấn đề như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt trong khi tập thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và chọn một loại hình luyện tập khác thích hợp hơn. Sau khi đọc xong bài viết này thì bạn hãy “rủ rê” bố mẹ đi tập thể dục ngay nhé!

Vấn đề khủng hoảng tuổi trung niên tương tự như khủng hoảng tuổi dậy thì, chắc chắn sẽ xảy ra dù có muốn hay không. Và thường kéo dài từ 3 đến 10 năm, đối với nam giới nguyên nhân chủ yếu do áp lực về công việc, sự nghiệp. Và 2 đến 5 năm, đối với nữ giới, chủ yếu do đánh giá cá nhân về vai trò của mình đối với gia đình và xã hội.

"Khủng hoảng tuổi trung niên đôi khi bắt đầu vào những năm 40 tuổi, khi bạn nhìn lại cuộc đời mình và nghĩ "tất cả chỉ có thế sao?" và 10 năm sau đó nữa, bạn lại "nhìn" lại cuộc đời mình và nghĩ, "thực sự, cũng khá tốt đấy chứ" – Donald Richie. Ảnh: Internet

Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cuộc đời là một chuyến hành trình vô cùng gian khổ. Từ lúc sinh ra cho tới lúc chúng ta rời xa thế giới này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Như nhiều người vẫn thường nói: "Đó chính là cuộc đời". Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các thử thách – cả bên trong lẫn bên ngoài, thường không thể kiểm soát – sẽ giúp chúng ta thành công hoặc khiến chúng ta thất bại trong cuộc sống.

Quả thật, "Sự hữu hạn của cuộc đời càng trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta trải qua một vài đổi thay, biến cố" – bác sĩ Heather Z. Lyons - co-founder của trang WithTherapy.com.

Dưới đây là một số dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên mà bạn có thể đã bỏ qua:

1. Giảm hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống

Khủng hoảng tuổi trung niên là một cơn "địa chấn" đánh dấu "bước ngoặt" phát triển trong cuộc đời mỗi người. Ảnh: Brightside

Khi bước vào tuổi trung niên, nhiều người cho biết sự hài lòng trong cuộc sống rơi xuống mức thấp nhất trong cuộc đời họ. Các nhà nghiên cứu nói rằng trong cuộc đời mỗi người, biểu đồ hạnh phúc có hình chữ U, khoảnh khắc chạm đáy là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tuổi trung niên.

Theo các chuyên gia, khủng hoảng tuổi trung niên là sự mất tự tin và cảm giác lo lắng hoặc thất vọng có thể xảy ra và thường liên quan đến nhận thức về việc bản thân ngày càng già đi, đời sống tình dục suy giảm, thành tựu của bản thân chưa bằng người khác đồng trang lứa...

Thế nhưng, điều đáng mừng là sau khủng hoảng, niềm vui và sự hài lòng với cuộc sống có xu hướng tăng trở lại.

2. Thay đổi hành vi

Các cuộc khủng hoảng tinh thần thường thể hiện bằng những thay đổi trong thói quen của một người. Người đó có thể thay đổi thói quen ngủ, bắt đầu ít quan tâm đến vệ sinh hơn hoặc đơn giản là ăn uống khác đi. Đôi khi những thay đổi này đột ngột và rõ ràng hơn.

3. Cảm giác trống rỗng

Một dấu hiệu cho thấy ai đó đang trải qua một giai đoạn khó khăn của tuổi trung niên là họ có thể nghĩ rằng cuộc sống của họ đang thiếu hứng thú và ý nghĩa. Nghĩ về tuổi già đang đến khiến họ xem đó là cơ hội cuối cùng để làm điều thú vị hoặc điên rồ nhằm tạo ra một cuộc đời đáng nhớ. Đối với một số người, điều này có thể dẫn đến những hành động hấp tấp và có hại hoặc đó là cơ hội để thực hiện ước mơ cả đời.

4. Đặt câu hỏi về các mối quan hệ

Cả nam giới và phụ nữ đều có xu hướng đánh giá lại các lựa chọn trong cuộc sống của họ. Một người tưởng chừng như đang kết hôn hạnh phúc có thể đệ đơn ly hôn. Một người thích cuộc sống ở một vùng nông thôn có thể muốn chuyển đến một thành phố lớn và ngược lại. Nếu người thân của bạn bắt đầu thay đổi các giá trị sống của họ, hãy kiên nhẫn và luôn sát cánh bên họ để họ hiểu bản thân hơn, đồng thời có cuộc sống ý thức hơn.

Bên cạnh đó, tuổi trung niên là giai đoạn mọi người bắt đầu đặt câu hỏi liệu những quyết định nghề nghiệp họ đưa ra trong cuộc đời là đúng hay sai, hoặc họ bắt đầu so sánh mình với những người bạn khác.

5. Không ngừng so sánh mình với người khác

Trung niên là thời điểm mà người trung niên dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc. Ảnh: Brightside

Đột nhiên, người trung niên cảm thấy mọi người xung quanh họ hạnh phúc hơn, giàu có hơn, có sự nghiệp tốt hơn... Nếu bạn nhận thấy rằng, có người đang đếm số lần họ bị tụt lại phía sau thì hãy nhắc lại tất cả những thành tựu mà họ đạt được trong cuộc đời.

Một số mẹo nhỏ để bản thân có thể giúp đỡ những người đang ở giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên

Cuộc khủng hoảng này khác với trầm cảm. Cảm xúc tích cực sẽ cải thiện dần theo thời gian, vì vậy hãy kiên nhẫn với người thân của bạn.

- Về mặt tâm lý, hãy chấp nhận những thay đổi là bước đầu tiên đối mặt với khủng hoảng tuổi trung niên, vì đây là giai đoạn ai cũng phải trải qua, không thể tránh được. Có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn, thay đổi phong cách ăn mặc khác đi, chuẩn bị tâm thái tích cực để bước vào tuổi trung niên thật vui vẻ.

- Không đổ lỗi cho người khác [con cái, bạn đời, cha mẹ…] về những vấn đề xảy ra với bản thân mình. Vì những hành động này sẽ gây ra những căng thẳng trong gia đình.

- Lắng nghe người thân của bạn mà không phán xét và cố gắng trò chuyện lành mạnh.

- Cho họ thời gian và không gian để thấu hiểu bản thân và kiểm soát cảm xúc.

- Gặp bác sĩ trị liệu cùng nhau.

Theo Brightside

//cafef.vn/buoc-sang-tuoi-40-giai-doan-duoc-coi-la-ho-sau-ap-luc-cua-cuoc-doi-hay-sang-suot-thuc-hien-4-dieu-nay-de-khong-guc-nga-20220510144418959.chn

Từ 30 tuổi đến 45 tuổi gọi là gì?

Trung niên – Wikipedia tiếng Việt.

40 tuổi được gọi là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới [WHO], tuổi trung niên bắt đầu được tính từ 40 đến 64 tuổi. Đây là độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt về tâm lý và sinh lý. Về cơ bản, độ tuổi trung niên ở nam và nữ không có nhiều khác biệt, mà chỉ khác nhau về tâm lý và sinh lý.

20 tuổi được gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi [luật bảo vệ trẻ em 2016], thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi.

23 tuổi gọi là gì?

U20 là trên 20 tuổi : 20 đến 29 tuổi . U30 là trên 30 tuổi : 30 đến 39 tuổi . U40 là trên 40 tuổi : 40 đến 49 tuổi . U50 là trên 50 tuổi : 50 đến 59 tuồi .

Chủ Đề