Hà nội trung bình 1 người bao nhiêu mét đất

TTO - Sáng 26-12, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết giá các loại đất áp dụng trong giai đoạn 2020-2024, trong đó giá đất ở cao nhất thuộc các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ với giá 187,92 triệu đồng/m2.

Theo nghị quyết, quận Hoàn Kiếm có giá đất ở cao nhất, trong đó mức giá đất ở cao nhất 187,92 triệu đồng thuộc các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ - Ảnh: XUÂN LONG

Ông Nguyễn Trọng Đông - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội - cho biết sau khi Chính phủ ban hành khung giá đất áp dụng 5 năm tới với mức tăng khoảng 20%, thành phố đã hoàn thiện phương án điều chỉnh giá đất, mức điều chỉnh tăng bình quân khoảng 15%.

Thẩm tra nội dung này, bà Hồ Vân Nga - trưởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP - cho biết phương án xây dựng bảng giá đất áp dụng từ năm 2020 vẫn giữ nguyên giá đất nông nghiệp, còn với giá đất ở và giá đất thương mại, dịch vụ, điều chỉnh tăng bình quân 10-15%.

Theo bà Nga, nghị định 96/2019 về khung giá đất áp dụng trong giai đoạn 2020-2024 quy định giá đất ở tối đa 162 triệu đồng/m2, tuy nhiên nghị định của Chính phủ cũng quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương, được phép quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất nhưng không cao hơn quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá.

Vì vậy, bà Nga cho biết tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, UBND TP Hà Nội trình phương án giá đất ở cao nhất 187,92 triệu đồng/m2.

"Mức giá 187,92 triệu đồng/m2 với ba tuyến phố trên tăng khoảng 16% so với mức giá tối đa của khung giá đất của Chính phủ. Mức tăng này theo đúng quy định không cao hơn quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đã được Chính phủ quy định" - bà Nga lý giải.

Theo bà Nga, thực tế giá đất ở tại ba tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm đã có giá cao nhất 181 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2014-2019, vì vậy việc điều chỉnh lên mức 187,92 triệu đồng/m2 cũng phù hợp theo mức tăng chung, từng bước tiệm cận thị trường.

Cuối giờ sáng 26-12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến 2024.

Theo đó, giá đất ở cao nhất thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, trong đó các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ có giá đất cao nhất 187,92 triệu đồng/m2; giá đất ở thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông 4,554 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất ở tại Hà Nội giai đoạn 2020-2024

Giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm [phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ] có giá đất cao nhất 187.920.000 đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông 4.554.000 đồng/m2.

Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá tối đa 19.205.000 đồng/m2, giá tối thiểu 1.449.000 đồng/m2.

Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa 25.300.000 đồng/m2, giá tối thiểu 1.430.000 đồng/m2.

Giá đất ở nông thôn, tối đa tại các xã giáp ranh 32.000.000 đồng/m2, giá tối thiểu 2.257.000 đồng/m2.

Giá đất ở ven trục đường giao thông chính có giá tối đa 17.064.000 đồng/m2, giá tối thiểu 670.000 đồng/m2.

Giá đất ở khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa 3.250.000 đồng/m2, giá tối thiểu 495.000 đồng/m2.

Bạn đọc hỏi: Đất đai là một tài sản có giá trị, theo đó mà quy định về hạn mức giao đất ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh đó, cũng tồn tại không ít trường hợp người sử dụng đất không nắm được thông tin, quy định về đất đai mà theo đó vi phạm đến hạn mức đất được sử dụng. Vậy hiện nay, mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư theo quy định hiện hành?

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết: Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể hạn mức giao đất ở cho cá nhân là bao nhiêu. Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội và quỹ đất của địa phương, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Về bản chất có thể hiểu hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất cho người dân.

Hạn mức giao đất ở có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ là hạn mức tối đa và hạn mức tối thiểu. Trong đó, hạn mức đất tối thiểu là hạn mức thấp nhất mà pháp luật cho phép để người sử dụng đất được giao đất. Trái lại, hạn mức tối đa là diện tích tối đa mà người dân có thể được giao, nếu vượt hạn mức này người sử dụng đất ở sẽ bị hạn chế quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể hạn mức giao đất ở cho cá nhân là bao nhiêu. Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội và quỹ đất của địa phương, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Về hạn mức giao đất ở tại nông thôn: Căn cứ khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ vào tình hình thực tế quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn;

Về hạn mức giao đất ở tại đô thị: Căn cứ khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở giao cho người sử dụng đất là gia đình, cá nhân tư xây dựng nhà ở;

Như vậy, có thể thấy rằng Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể hạn mức giao đất ở cho cá nhân là bao nhiêu. Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội và quỹ đất của địa phương, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Ví dụ tại thành phố Hà Nội: Căn cứ Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Uỷ ban nhân dân dân thành phố Hà Nội quy định hạn mức giao đất, công nhân đất ở:

Đối với đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn:

Khu vựcMức tối thiểuMức tối đaCác phường30 m290 m2Khu vực thị trấn và các xã có giáp ranh các quận60 m2120 m2Các xã vùng đồng bằng80 m2180 m2Các xã vùng trung du120 m2240 m2Các xã vùng miền núi150 m2300 m2

Trường hợp đất ở có vườn ao:

Các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai là: 120 m2.

Các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông là: 180 m2.

Thị xã Sơn Tây: các phường là:180 m2 [Một trăm tám mươi mét vuông]; các xã thuộc thị xã Sơn Tây là: 300 m2.

Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2.

Các xã vùng đồng bằng là: 300 m2.

Các xã vùng trung du là: 400 m2.

Các xã vùng miền núi là: 500 m2.

Hoặc ví dụ khác là tại thành phố Hồ Chí Minh: Căn cứ vào Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định:

Các quận Bình Thạnh, Gò vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11 không quá 160m2/hộ, cá nhân.

Các quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 2, 7, 9, 12 và thị trấn các huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 200m2/hộ, cá nhân.

Khu quy hoạch phát triển đô thị không quá 250m2/hộ, cá nhân.

Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 300m2/hộ, cá nhân.

Như vậy, hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho cá nhân tại các địa phương là khác nhau. Do đó để biết chính xác cá nhân được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư chúng ta phải căn cứ vào quy định cụ thể của từng tỉnh, thành phố.

Chủ Đề