Điều nào sau đây làm dịch chuyển đường cung bánh trung thu sang bên trái


[¯`•¸•´¯] Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City [¯`•¸•´¯]


Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 

Tác giảThông điệp
 
 
Admin

Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 30
Registration date : 26/07/2008


Tiêu đề: Câu 3   
Sun Jun 20, 2010 10:22 pm

_Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về bên trái thì: A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
_Điều nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cung: Công nghệ sản xuất thay đổi
_Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào: Tất cả các điều trên
_Hạn hán có thể sẽ: Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển sang bên trái
_Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho: Đường cung X dịch chuyển lên trên
_Điều nào sau không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt lợn? Giá thịt lợn giảm xuống
_Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của lượng cân bằng? Cả cung và cầu đều tăng
_Nếu A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A giảm xuống thì giá của: A sẽ giảm và B sẽ tăng
_Nếu A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A tăng lên thì giá của: A sẽ tăng và B sẽ giảm
_Nếu A và B là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A giảm xuống thì giá của: Cả A và B đều giảm
_Nếu A và B là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A tăng lên thì giá của: Cả A và B đều tăng
_Nếu cả cung và cầu đều tăng thì giá thị trường có thể sẽ: Tất cả các phương án trên có thể xảy ra
_Nếu giá cam tăng lên bạn nghĩ gì về giá của quýt trên cùng một thị trường: Giá quýt sẽ tăng
_Đối với hàng hoá thông thường, khi thu nhập giảm: Đường cầu dịch chuyển sang trái
_Nếu muốn giá lúa giảm, Chính phủ có thể làm điều nào dưới đây? Tăng diện tích trồng lúa
_Thời tiết thuận lợi cho việc trồng cam có thể sẽ: Làm tăng cung đối với cam
_Trong mô hình cung cầu, điều gì xảy ra khi cầu giảm? Giá và lượng cung giảm
_Trong nền kinh tế thị trường, giá cân bằng được xác định bởi: Tương tác giữa cung và cầu
_Đường cầu thị trường có thể được xác định: Cộng tất cả đường cầu cá nhân theo chiều ngang
_Thời tiết thuận lợi cho việc trồng lúa có thể: Làm tăng cung đối với lúa
_Nếu muốn giá lúa tăng, Chính phủ có thể làm điều nào dưới đây? Giảm diện tích trồng lúa
_Nếu giá hàng hóa B tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng hoá C sang phải thì B và C là: B và C là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
_Nếu giá hàng hoá A giảm xuống gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về bên trái thì: A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
_Điều nào dưới đây không gây ra sự dịch chuyển đường cung? Giá hàng hoá thay đổi
_Lượng máy điều hoà mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào: Tất cả các điều trên
_Khi giá của bánh mỳ trứng tại căng tin của trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng lên thì: Không câu nào đúng.

_Khi giá của sách giáo trình tại nhà sách của trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng lên thì: Lượng cầu sách giáo trình giảm.


_Khi giá của sách giáo trình tại nhà sách của trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng lên thì: Lượng cung sách giáo trình tăng.

_Khi giá của sách giáo trình tại nhà sách của trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng lên thì: Không câu nào đúng.


_Cơn bão Xangsane tại Việt nam vừa qua làm mất trắng rất nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản có thể sẽ: Làm cho đường cung thuỷ sản Việt nam dịch chuyển sang bên trái.
_Thiên tai gây ra mưa lũ liên tục có thể sẽ: Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển sang bên trái.
_Chi phí đầu vào để sản xuất ra dầu gội X-men dành cho các quý ông giảm xuống sẽ làm cho: Đường cung dịch chuyển xuống dưới.
_Công nghệ sản xuất máy tính cá nhân [PC] tiên tiến hơn sẽ làm cho: Đường cung dịch chuyển sang bên phải
_Thuế đánh trên đơn vị sản phẩm đối với máy ảnh kỹ thuật số của nhà sản xuất sẽ làm cho: Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển lên trên.
_Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với Cà phê Trung Nguyên: Giá Cà phê Trung Nguyên giảm xuống.
_Điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường cầu đối với Cà phê Trung Nguyên: Cả ba phương án trên đều đúng
_Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết: Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều
_Nhân tố nào sau sẽ làm dịch chuyển đường cầu rượu "Vodka Hà Nội" sang phải? Tăng số lượng người tiêu dùng

 
 

Câu 3

 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Cung về một loại hàng hoá được coi là tăng lên khi lượng cung về nó tăng ở mỗi mức giá hiện hành. Trong trường hợp ngược lại, tại mỗi mức giá hiện hành của hàng hoá, lượng cung đều giảm, ta nói: cung về hàng hoá giảm xuống. Trường hợp đầu, đường cung dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp sau, đường cung dịch chuyển sang trái.

Ẩn sau mỗi đường cung là chi phí sản xuất để tạo ra hàng hoá ở mỗi điểm sản lượng. Khi quyết định sản xuất thêm hay bớt một đơn vị hàng hoá, doanh nghiệp phải so sánh chi phí phát sinh thêm với khoản tiền bạc có thể thu thêm nhờ bán hàng. Vì thế, ở mỗi mức giá hàng hoá đã biết, khi chi phí sản xuất có liên quan hạ xuống, doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng lượng cung. Lúc này cung sẽ tăng và đường cung dịch chuyển sang phải. Khi chi phí sản xuất tăng lên, cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái. Tóm lại, sự dịch chuyển của đường cung có nguyên nhân từ những thay đổi trong chi phí sản xuất. Tất cả những yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất đều làm dịch chuyển đường cung.

* Trình độ công nghệ

Những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn tác động mạnh đến chi phí sản xuất của một loại hàng hoá. Trong tiến trình phát triển của xã hội, con người luôn tìm cách cải tiến cách thức sản xuất, chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao hơn, sử dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến hơn, tạo ra nhiều vật liệu mới có nhiều tính năng và công dụng ưu việt hơn so với những gì có sẵn trong tự nhiên. Chính nhờ vậy, xét tổng thể, tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho chi phí sản xuất các loại hàng hoá nói chung có xu hướng giảm xuống. Điều này thể hiện một cách nổi bật trong những lĩnh vực chế tạo sản phẩm "mới" [như sản xuất máy tính, điện thoại di động v.v...], nơi mà những sản phẩm đang trực tiếp là con đẻ của những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nhờ tiến bộ công nghệ mà chi phí sản xuất các loại hàng hoá loại này có thể hạ xuống nhanh chóng đến mức khó tưởng tượng: chẳng hạn, cứ sau một năm, giá máy tính thường giảm xuống từ 20 - 40% mặc dù nhu cầu về máy tính vẫn không ngừng tăng lên. Trong trường hợp này, tiến bộ công nghệ là nguồn gốc chính của sự gia tăng nhanh chóng của nguồn cung. Đường cung có xu hướng dịch chuyển xuống dưới [do chi phí sản xuất hạ] và sang bên phải [do người sản xuất sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mỗi mức giá].

*Giá cả các yếu tố đầu vào

Sự thay đổi của chi phí sản xuất cũng thường gắn với những biến động trong giá cả các yếu tố đầu vào. Khi giá máy móc, thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu¼ tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, chi phí sản xuất hàng hoá sẽ tăng lên và đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái. Ngược lại, khi các đầu vào của quá trình sản xuất trở nên rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ, đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.

Trong số các yếu tố đầu vào, xăng, dầu thuộc loại đầu vào được sử dụng phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế, giá xăng dầu biến động mạnh thường tác động đến chi phí sản xuất không chỉ của một ngành sản xuất riêng biệt mà của cả nền kinh tế. Hiện tượng chỉ số giá chung năm 2004 của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với mấy năm trước đó có một phần liên quan đến sự tăng giá đạt đến ngưỡng kỷ lục của dầu mỏ trên thị trường thế giới trong thời gian này.

*Giá cả các hàng hoá có liên quan

Ở đây muốn đề cập đến những hàng hoá có liên quan với hàng hoá mà ta đang phân tích về phương diện cung ứng hay sản xuất chứ không phải về phương diện nhu cầu hay tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, chúng là những hàng hoá cùng cạnh tranh nhau trong việc sử dụng một hay một số nguồn lực [đầu vào] cố định. Trong trường hợp này, nếu người sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một loại hàng hoá thì cũng có nghĩa là anh ta [hay chị ta] sử dụng ít nguồn lực hơn cho việc chế tạo hàng hoá còn lại. Vì thế, khi giá cả các hàng hoá có liên quan tăng lên [hay giảm đi], theo quy luật cung, lượng cung về các hàng hoá này tăng lên. Các nguồn lực dành cho chúng cũng tăng lên. Hậu quả là phần nguồn lực còn lại dành cho việc sản xuất hàng hoá mà ta đang phân tích giảm và cung về nó sẽ giảm. Đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Ví dụ, trên một diện tích đất đai nhất định, người ta vừa trồng hoa, vừa trồng lúa. Khi nhu cầu về hoa tăng lên, giá cả của nó tăng theo. Những người nông dân sẽ thấy có lợi hơn nếu mở rộng diện tích trồng hoa. Cung về lúa gạo sẽ giảm xuống. Thứ hai, một hàng hoá có thể là sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất một loại hàng hoá khác. Ví dụ, da bò trong quan hệ với thịt bò. Trong trường hợp này, nếu giá một hàng hoá tăng lên [chẳng hạn, giá thịt bò tăng], lượng cung về nó [thịt bò] tăng [theo quy luật cung]. Điều đó làm cho nguồn cung về hàng hoá liên quan [da bò] tăng lên, không phụ thuộc vào giá cả của nó [của da bò]. Đường cung về hàng hoá này [da bò] sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

*Giá kỳ vọng

Những dự kiến hay kỳ vọng của mọi người về tương lai thường có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định hiện tại của họ. Khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó - đó là mức giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá. Chẳng hạn, khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rằng giá của nó sẽ tăng lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối "cầm chừng" trong hiện tại. Cung hiện tại về hàng hoá sẽ có xu hướng giảm hay đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên phía trên.

*Chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về hàng hoá sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hoá sẽ giảm.

Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách thuế của nhà nước. Khi nhà nước tăng thuế đánh vào một loại hàng hoá, chi phí toàn bộ của việc sản xuất hàng hoá tăng theo. Cung về hàng hoá trong trường hợp này sẽ giảm và đường cung về nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Khi được giảm thuế, chi phí chung để sản xuất hàng hoá hạ xuống. Cung về hàng hoá sẽ tăng. Đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất một loại hàng hoá được trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng và đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược lại, sẽ làm cung hàng hoá giảm và đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên.

Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản phẩm v.v... đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà nước càng mang tính chất khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp càng tăng và cung về hàng hoá sẽ giảm. Trái lại, việc nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp. Lúc này, cung về hàng hoá sẽ tăng lên.

Sự dịch chuyển này lại cho chúng ta hiểu xu hướng thay đổi trong mức giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Một cách khái quát, có thể có những khả năng sau:

- Nếu cung về hàng hoá không thay đổi, khi cầu hàng hoá tăng [hoặc giảm], giá và P1 sản lượng cân bằng của hàng hoá sẽ tăng [hoặc giảm].

- Nếu cầu về hàng hoá không thay đổi, khi cung hàng hoá tăng [hoặc giảm], giá cân bằng của hàng hoá sẽ giảm [hoặc tăng], còn sản lượng cân bằng của nó sẽ tăng [hoặc giảm].

- Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay đổi, theo cùng một hướng [cùng tăng hoặc cùng giảm] thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi cũng theo hướng trên: khi cầu và cung về hàng hoá tăng, sản lượng cân bằng sẽ tăng; ngược lại, khi cầu và cung về hàng hoá cùng giảm, sản lượng cân bằng sẽ giảm. Vận động của cầu và cung trong những trường hợp này không cung cấp cho chúng ta đủ thông tin để có thể kết luận chính xác về chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hoá. Chẳng hạn, nếu cầu tăng tương đối mạnh so với cung, giá cả sẽ có xu hướng tăng, trong khi nếu sự gia tăng về cung mạnh hơn hẳn so với sự gia tăng của cầu thì giá cả sẽ có xu hướng giảm.

Hình 5: Khi cả cầu và cung đều tăng, sản lượng cân bằng chắc chắn tăng. Trong trường hợp đường cung ban đầu là S1 dịch chuyển thành đường S2, cùng lúc với sự dịch chuyển đường cầu từ D1 thành D2, sản lượng cân bằng tăng từ Q1 lên thành Q2, song giá cân bằng không thay đổi. Nếu cung thay đổi ít hơn, đường cung chỉ dịch sang thành đường S3, giá cân bằng sẽ tăng lên chút ít. Ngược lại, nếu cung tăng mạnh, đường cung dịch chuyển thành đường S4, giá cân bằng lại giảm.

- Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay đổi song theo những hướng ngược chiều nhau [cầu tăng đi đôi với cung giảm, hoặc cầu giảm đi đôi với cung tăng] thì giá cả cân bằng chắc chắn sẽ thay đổi. Khi cầu tăng kết hợp với cung giảm, giá cả hàng hoá sẽ có xu hướng tăng lên. Ngược lại, khi cầu giảm đi liền với cung tăng, giá cả hàng hoá sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không thể kết luận một cách chắc chắn về xu hướng vận động của sản lượng cân bằng. Mức sản lượng này có thể tăng, giảm hoặc không đổi tuỳ theo mức thay đổi cụ thể trong cả cầu lẫn cung.

Hình 6: Trường hợp cầu tăng đồng thời với cung giảm. Trong trường hợp này, giá cân bằng chắc chắn tăng. Nếu đường cầu ban đầu dịch chuyển từ D1 sang thành D2, đồng thời đường cung ban đầu dịch chuyển từ S1 thành S2, sản lượng cân bằng sẽ không thay đổi. Nếu cung giảm ít hơn, đường cung chỉ dịch chuyển thành đường S3, giá sẽ tăng ít hơn [P3], đồng thời sản lượng cân bằng vẫn tăng lên thành Q2. 

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề