Diễn văn khai mạc hội thi tiếng hát dân ca

Hội thi “Hát dân ca trong trường học” được tổ chức từ năm 2018, đã thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Thông qua Hội thi nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và dân ca các vùng, miền trong tỉnh.

Một tiết mục tại hội thi.

Đây cũng là dịp nhằm đánh giá phong trào hát dân ca trong trường học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, từ đó có giải pháp thúc đẩy phong trào học và hát dân ca trong nhà trường, phát hiện và ươm mầm những hạt giống dân ca.

Một tiết mục tại hội thi.

Hội thi "Hát dân ca trong trường học" lần thứ V - 2023 có 74 tiết mục với sự tham gia của 21 đội thi đến từ 21 huyện, thành, thị.

Hội thi diễn ra trong 3 ngày, từ 27 - 29/5. Những tiết mục xuất sắc nhất sẽ được chọn công diễn trong đêm bế mạc và trao giải vào tối 29/5.

Chiều 23/11, tại Trung tâm VH-TT-TT huyện Long Điền, UBND huyện Long Điền đã khai mạc hội thi “Tiếng hát ca cổ”.

Tiết mục dự thi “Nỗi lòng thái hậu” của thí sinh Nguyễn Yến Nhi [19 tuổi, bảng B Đội Đờn ca tài tử huyện Đất Đỏ].

Phát biểu khai mạc hội thi, ông Lê Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Điền cho biết, “Tiếng hát ca cổ” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Long Điền [9/12/2023 - 9/12/2023]. Hội thi nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ cũng như góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Tham gia hội thi có 70 thí sinh dự thi ở 2 bảng A và B. Trong đó, bảng A gồm 27 thí sinh là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và công nhân lao động; bảng B gồm 44 thí sinh đến từ các CLB đờn ca tài tử, đội-nhóm và cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Trong 3 ngày [từ 23 đến 25/11], các thí sinh trải qua vòng sơ khảo, vòng bán kết và vòng chung kết xếp hạng. Các thí sinh xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào đêm chung kết diễn ra vào lúc 18 giờ, ngày 25/11.

[Baonghean.vn] - Thông qua hội thi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá và phát huy các giá trị văn hoá, tiêu biểu của xứ Nghệ và dân ca các vùng, miền.

Tối 27/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi "Hát dân ca trong trường học" lần thứ V – năm 2023.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan.

Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc Hội thi "Hát dân ca trong trường học". Ảnh: Đình Tuyên

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Khoa một lần nữa khẳng định về giá trị to lớn của Dân ca ví, giặm khi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để phát huy giá trị của Dân ca ví, giặm, những năm qua, ngành Giáo dục Nghệ An cũng đã đưa âm nhạc dân gian vào trường học nhằm truyền bá, giáo dục lòng yêu mến, tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa dân gian của dân tộc.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Khoa phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Đinh Tuyên

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao cùng các ban, ngành tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu, hát dân ca trong các nhà trường, dạy hát dân ca trên truyền hình...

Những hoạt động đó đã mang Dân ca Nghệ Tĩnh đến gần với học sinh, tạo không khí vui tươi trong các nhà trường, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đồng chí Bùi Đình Long và đồng chí Võ Văn Dũng tặng cờ và hoa cho đại diện 21 đội thi. Ảnh: Đình Tuyên

Đặc biệt, để tiếp tục duy trì phong trào học và hát dân ca trong các trường học, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng hát dân ca cho quê hương, đất nước, nhiều năm nay, Nghệ An đã duy trì và tổ chức Hội thi “Hát dân ca trong trường học”.

Thông qua hội thi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá và phát huy các giá trị văn hoá, tiêu biểu của xứ Nghệ và dân ca các vùng, miền.

Chương trình biểu diễn khai mạc của đội thi đến từ huyện Thanh Chương. Ảnh: Đình Tuyên

Đây cũng là dịp nhằm đánh giá phong trào hát dân ca trong trường học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, từ đó có giải pháp thúc đẩy phong trào hát dân ca trong nhà trường, có ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ tỉnh nhà.

Hội thi là dịp để các giáo viên, học sinh được giao lưu học hỏi, đồng thời, đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Tiết mục Diễn xướng "Nỗi lo học đường" [tự biên] phản ánh thực trạng hút thuốc lá điện tử trong nhà trường do các giáo viên và học sinh huyện Thanh Chương biểu diễn. Ảnh: Đình Tuyên

Trước khi Hội thi “Hát dân ca trong trường học” tỉnh Nghệ An, lần thứ V được chính thức khai mạc, từ đầu tháng 4, UBND các huyện, thành phố, thị xã cũng đã chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, các trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức hội thi từ cấp trường đến cấp huyện.

Tiết mục Diễn xướng "Nỗi lo học đường" [tự biên] do giáo viên và học sinh huyện Thanh Chương biểu diễn. Clip: Đình Tuyên

Qua hội thi cấp huyện, đã phát hiện được nhiều tiết mục, nhiều hạt nhân hát dân ca ở các nhà trường, đồng thời là cơ sở để các huyện chọn lựa, giới thiệu các tiết mục xuất sắc nhất để dự thi cấp tỉnh.

Tiết mục biểu diễn đơn ca "Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy" do học sinh huyện Nghi Lộc biểu diễn. Ảnh: Đình Tuyên
Các thành viên trong ban giám khảo với sự có mặt của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như NSND Phạm Tiến Dũng, NSND Hồng Lựu... Ảnh: Đình Tuyên

Hội thi "Hát dân ca trong trường học" lần thứ V - 2023 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 27 – 29/5 với sự tham gia của 21 đội thi đến từ 21 huyện, thành, thị. Những tiết mục xuất sắc nhất sẽ được chọn công diễn trong đêm bế mạc và trao giải vào tối 29/5.

Trong đêm khai mạc đã diễn ra phần thi của các đội đến từ các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Nam Đàn.

Chủ Đề