Máy tính bị lỗi the device not ready

Lỗi Code 10 là một trong nhiều mã lỗi Device Manager. Nó được tạo khi Device Manager không thể khởi động thiết bị phần cứng, nguyên nhân chủ yếu là do driver lỗi thời hoặc bị hỏng.

Trong bài viết này, Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi Code 10 khiến thiết bị không thể khởi động.

Một số lưu ý

Thiết bị cũng có thể nhận được lỗi Code 10 nếu driver tạo ra lỗi mà Device Manager không hiểu được. Nói cách khác, lỗi Code 10 hầu hết là một thông báo rất chung chung, chỉ ra một số loại driver hoặc phần cứng không xác định.

Lỗi Code 10 có thể xảy ra với mọi thiết bị phần cứng trong Device Manager. Mặc dù hầu hết các lỗi Code 10 hiển thị trên USB và cả những thiết bị âm thanh.

Lỗi Code 10 – This device cannot start

Cách khắc phục lỗi Code 10 khiến thiết bị không thể khởi động

Khởi động lại máy tính

Hãy khởi động lại máy tính nếu bạn chưa làm điều đó. Luôn có khả năng lỗi Code 10 bạn gặp trên thiết bị thực sự là do một số sự cố tạm thời trong Device Manager hoặc với phần cứng. Nếu vậy, việc khởi động lại thực sự có thể khắc phục lỗi Code 10.

Sử dụng Advanced System Repair Tool

Như bạn đã biết, lý do phổ biến nhất gây ra lỗi Code 10 do do driver bị hỏng, gặp sự cố hoặc lỗi thời. Vì vậy, bạn sẽ cần tới Advanced System Repair Tool, công cụ giúp dễ dàng khắc phục các sự cố liên quan đến Device Manager. Nó cũng sửa chữa các file hệ thống bị thiếu hoặc bị hỏng, chẳng hạn như những file DLL, exe, sys, ocx, inf, v.v... Advanced System Repair Tool cũng đảm nhiệm file registry và sửa lỗi dễ dàng.

Khắc phục sự cố driver bị hỏng trên Windows

Nếu lỗi Code 10 – This device cannot start trong Device Manager xảy ra do driver thiết bị bị hỏng, việc gỡ và cài đặt lại driver thiết bị có thể khắc phục sự cố. Chỉ cần gỡ cài đặt driver khỏi Device Manager và cài đặt phiên bản mới nhất của driver tương thích.

  • Mở Device Manager từ menu Start.
  • Chọn thiết bị có vấn đề, nhấp chuột phải vào chúng và sau đó chọn Properties.
  • Đi tới tab Driver và sau đó nhấn vào nút Uninstall để gỡ cài đặt driver.
  • Sau đó khởi động lại PC.
  • Mở lại Device Manager và đi đến Action > Scan for hardware changes.

Làm theo hướng dẫn trên màn hình và sửa lỗi Code 10 – This device cannot start trong Device Manager.

Chạy Hardware and Devices Troubleshooter

Hardware Troubleshooter là một cách hiệu quả và dễ dàng để khắc phục mọi sự cố liên quan đến thiết bị, chứ không chỉ lỗi Code 10 – This device cannot start trong Device Manager. Chạy Hardware Troubleshooter có thể giúp bạn khắc phục nhanh lỗi này.

Nhấn vào menu Start và sau đó tìm kiếm troubleshoot. Nhấn vào Troubleshooting.

Nhấn View All trong bảng điều khiển bên trái. Sau đó, tất cả các menu xử lý sự cố sẽ được mở.

Tìm Hardware and Devices trong danh sách và sau đó nhấn vào nó. Sau đó, quá trình Hardware and Devices Troubleshooting sẽ bắt đầu

Nhấn Next để bắt đầu quá trình.

Cập nhật driver thủ công

Lỗi trên có liên quan đến phần mềm driver, vì vậy tốt nhất là bạn nên cập nhật driver theo cách thủ công.

Tham khảo: 5 cách cơ bản để update, cập nhật driver cho máy tính để biết cách làm chi tiết.

Tăng bộ nhớ hệ thống

Bạn phải phân tích bộ nhớ hệ thống để khắc phục vấn đề này. Nếu hệ thống của bạn sắp hết bộ nhớ thì sự lựa chọn tuyệt vời là lắp thêm RAM cho PC.

Nhấn Ctrl+Shift+Esc để mở Task Manager. Nhấn vào More Details.

Nhấn vào More Details

Đi tới tab Performance và phân tích dung lượng bộ nhớ hệ thống có sẵn để sử dụng.

Sửa đổi file registry

Việc sửa đổi file registry thực sự không được khuyến nghị vì việc chỉnh sửa không chính xác có thể gây hại cho hệ điều hành. Để an toàn hơn, bạn phải có một bản sao lưu của file registry trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên đó.

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách khắc phục lỗi “0x80070015: The device is not ready” trên máy tính, đây là lỗi người dùng thường hay gặp phải trên tất cả các phiên bản [Windows].

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Lỗi “The device is not ready” - hay còn được gọi là lỗi 0x80070015, thường xảy ra khi người dùng muốn lưu dữ liệu trên ổ đĩa và sao lưu các file và thư mục trên máy tính.

Theo như lời giải thích của Microsoft, thì có ba nguyên nhân chính gây ra lỗi này đó là: do ổ đĩa trống, ổ đĩa đã được sử dụng hoặc có lỗi về mặt phần cứng nghiêm trọng bắt nguồn từ driver của thiết bị USB bị hỏng hoặc không tương thích.

Dù là nguyên nhân nào, thì các bạn vẫn có thể áp dụng và thực hiện các phương pháp khắc phục lỗi “0x80070015: The device is not ready” tốt nhất mà mình sẽ hướng dẫn ngay sau đây.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

1. Kiểm tra kết nối ổ cứng

Lỗi này thường xảy ra trên các ổ cứng bên ngoài, vì vậy bạn hãy đảm bảo rằng các thiết bị này đã được kết nối đúng cách với máy tính của mình.

Cách dễ nhất mà bạn nên làm đó là rút dây cắm ra và cắm vào lại để thiết lập lại kết nối. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện cách tạm thời ngắt kết nối với các thiết bị ngoại vi không cần thiết, rồi sau đó cắm lại vào máy tính sau khi bạn lấy lại quyền truy cập vào ổ cứng của mình.

2. Đóng chương trình bằng ổ đĩa

Lỗi “The device is not ready” cũng có thể xảy ra nếu các chương trình đang hoạt động trên ổ đĩa. Do đó, bạn hãy thử đóng tất cả các ứng dụng và chương trình bằng ổ đĩa và sau đó thử lại bằng câu lệnh để xem điều đó có khắc phục được lỗi này hay không nhé.

3. Chạy công cụ Hardware and Devices Troubleshooter

Trên mỗi phiên bản Windows sẽ được tích hợp thêm một công cụ có tên Hardware and Devices Troubleshooter, chúng có nhiệm vụ khắc phục các sự cố về phần cứng của máy tính khi gặp trục trặc.

Dưới đây là cách sử dụng tính năng này trên Windows 10:

Bước 1: Đi đến menu Start > nhập từ ‘settings’ vào ô tìm kiếm > nhấn đúp vào kết quả đầu tiên để khởi chạy tính năng này.

Bước 2: Bạn lần lượt thực hiện các bước sau: Update & Security > Troubleshoot in the left-hand pane > Hardware and Device > chạy công cụ troubleshooter.

Để sử dụng trình khắc phục sự cố phần cứng tích hợp trên các phiên bản Windows cũ hơn, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Đi đến menu Start > nhập cụm từ 'control panel'> bấm đúp vào kết quả đầu tiên để khởi chạy Control panel.

Bước 2: Bạn lần lượt chọn: Hardware & Sound > View devices and printers > nhấn chuột phải vào ổ đĩa có vấn đề > click vào Troubleshoot trong menu tùy chọn.

Bước 3: Giờ bạn đợi cho quá trình khắc phục sự cố hoàn tất, sau đó hãy thử khởi động lại máy tính và kiểm tra xem lỗi này đã được khắc phục hay chưa.

Hiện nay có một số nhà sản xuất ổ cứng ngoài có cung cấp các công cụ khắc phục sự cố chuyên dụng cho riêng thiết bị của họ. Do đó nếu muốn thực hiện phương pháp này, bạn cần truy cập vào trang web của nhà sản xuất và tìm công cụ khắc phục sự cố của mình, sau đó tải về máy và cài đặt công cụ này để tiến hành sửa chữa ổ cứng.

4. Gỡ cài đặt và cài đặt lại driver USB

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn bấm phím tắt Windows + X > chọn Device Manager.

Bước 2: Xác định vị trí và mở rộng Universal Serial Bus controllers trong cửa sổ Device Manager.

Bước 3: Nhấn chuột phải vào Universal Serial Bus controllers > nhấn vào Uninstall. Bạn cũng có thể gỡ cài đặt với các driver riêng lẻ.

Bước 4: Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem đã giải quyết được vấn đề này hay chưa.

5. Gán ký tự ổ đĩa cho ổ đĩa ngoài

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn phím tắt Windows + R để hiển thị cửa sổ Run > gõ cụm từ diskmgmt.msc để hiển thị disk management.

Bước 2: Bạn nhấn chuột phải vào ổ đĩa ngoài để mở menu Drive. Nhấn vào Change Drive Letters and Paths -> Change.

Bước 3: Nhấn vào nút Assign the Following Drive Letter > nhấn vào hộp tùy chọn để xem các ký tự ổ đĩa có sẵn.

Bước 4: Chọn ký tự ổ đĩa mà bạn muốn để gán cho ổ đĩa ngoài > nhấn OK. Một thông báo xác nhận sẽ xuất hiện > bấm OK để hoàn tất.

6. Cài đặt driver mới nhất trong chế độ compatibility mode

Cài đặt driver mới nhất cho USB từ trang web của nhà sản xuất ổ đĩa mà bạn đang dùng và thử cài đặt nó trong chế độ compatibility Windows, để chạy chương trình bằng các cài đặt từ phiên bản Windows trước. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tải về máy driver từ trang web của nhà sản xuất.

Bước 2: Nhấn chuột phải vào tệp thiết lập driver > chọn Properties

Bước 3: Nhấn vào tab Compatibility > đánh dấu tích vào ô Run this program in compatibility mode for, và chọn phiên bản HĐH từ menu tùy chọn.

Bước 4: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra lỗi có còn hay không.

7. Chạy quét toàn bộ hệ thống

Phần mềm độc hại có thể là nguyên nhân gây ra các sự cố khác nhau trên máy tính, bao gồm cả lỗi “0x80070015: The device is not ready”. Do đó bạn cần thực hiện việc quét toàn bộ hệ thống để phát hiện ra các phần mềm độc hại nào đang chạy trên máy tính của mình. Bạn có thể sử dụng các phần mềm chống vi -rút của bên thứ ba hoặc công cụ Windows Defender có sẵn của Windows .

Dưới đây là cách thực hiện quét toàn bộ hệ thống trên Windows 10:

Bước 1: Đi đến menu Start > nhập 'defender' vào ô tìm kiếm > nhấp đúp vào Windows Defender để khởi chạy công cụ này.

Bước 2: Trong khung bên trái, chọn biểu tượng khiên.

Sau đó nhấn vào tùy chọn Advanced scan.

Bước 3: Nhấn vào ô tùy chọn full scan để tiến hành quét toàn bộ và kiểm tra các phần mềm độc hại trên hệ thống máy tính.

8. Sửa registry của người dùng

Cách đơn giản nhất để sửa chữa registry của bạn đó là sử dụng một công cụ chuyên dụng, chẳng hạn như CCleaner. Đừng quên sao lưu registry của bạn trong trường hợp máy tính có sự cố.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ System File Checker của Microsoft để kiểm tra các file lỗi của hệ thống. Tuy nhiên, tiện ích này chỉ khả dụng trên Windows 10. Dưới đây là các bước tiến hành quét SFC:

Bước 1: Đi đến menu Start > nhập cmd vào ô tìm kiếm > bấm chuột phải vào Command Prompt > chọn dòng Run as Administrator.

Bước 2: Tại đây bạn nhập câu lệnh sfc / scannow

Bước 3: Đợi quá trình quét hoàn tất và sau đó khởi động lại máy tính của bạn. Tất cả các tập tin bị hỏng sẽ được thay thế khi khởi động lại.

9. Cập nhật hệ điều hành máy tính

Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên đảm bảo rằng máy tính của mình hiện đang chạy phiên bản Windows OS mới nhất. Microsoft thường liên tục tung ra các bản cập nhật Windows cho người dùng của mình để cải thiện tính ổn định của hệ thống và khắc phục các sự cố khác nhau trên máy tính.

Để truy cập vào phần Windows Update, bạn có thể chỉ cần nhập cụm từ “update” vào ô tìm kiếm. Phương pháp này hoạt động trên tất cả các phiên bản Windows. Sau đó vào phần Windows Update, kiểm tra các bản cập nhật sẵn có và cài đặt chúng là xong.

10. Thực hiện “khởi động sạch” cho máy tính

“Khởi động sạch - Clean boot” có nghĩa là khi đó cấu hình Windows sẽ chỉ khởi động với các driver và ứng dụng cần thiết của máy tính, còn ngoài ra sẽ không có thêm bất kỳ ứng dụng phần mềm nào khác được hoạt động.

Thực hiện theo cách này sẽ hữu ích khi một số ứng dụng và dịch vụ gặp xung đột và ngăn chặn quá trình cập nhật của người dùng. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Gõ cụm từ System Configuration trong ô tìm kiếm> nhấn Enter

Bước 2: Trên tab Services > nhấn dấu tích vào ô Hide all Microsoft services > bấm Disable all.

Bước 3: Trên tab Startup > bấm vào Open Task Manager.

Bước 4: Trên tab Startup nằm trong mục Task Manager > bạn chọn tất cả các mục > bấm Disable. Sau đó đóng cửa sổ Task Manager.

Bước 5: Trên tab Startup của System Configuration > bấm OK > khởi động lại máy tính. Giờ bạn hãy kiểm tra xem thiết bị đã khắc phục được lỗi hay chưa.

Ngoài ra đối với các máy tính chạy Windows 7, các bạn có thể tham khảo cách dọn dẹp máy tính với các bước như sau:

Bước 1: Đi đến menu Start > gõ msconfig vào ô tìm kiếm > nhấn ENTER.

Bước 2: Chuyển đến tab General > bấm vào Selective Startup.

Bước 3: Bỏ dấu tích ở ô Load Startup items.

Bước 4: Chuyển đến tab Services > đánh dấu tích vào ô Hide All Microsoft Services > bấm Disable all > nhấn OK.

Bước 5: Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem sự cố này đã được khắc phục hay chưa.

11. Kiểm tra lỗi trên ổ cứng

Trên Windows 10, bạn có thể tiến hành kiểm tra ổ cứng bằng Command Prompt với các bước như sau:

Bước 1: Mở Command Prompt với tư cách admin lên và gõ câu lệnh chkdsk C: / f rồi nhấn Enter. Nhớ là bạn nên thay thế chữ C bằng chữ cái của phân vùng ổ cứng trên thiết bị của bạn.

Bước 2: Nếu bạn không sử dụng tham số / f, chkdsk sẽ hiển thị một thông báo rằng file cần được chỉnh sửa, nhưng nó sẽ không sửa bất kỳ lỗi nào. Câu lệnh chkdsk D: / f sẽ phát hiện và sửa chữa các vấn đề ảnh hưởng đến ổ cứng của bạn. Để sửa chữa các vấn đề liên quan đến bộ phận vật lý, bạn hãy chạy tham số / r.

Còn trên Windows 7, bạn truy cập vào ổ cứng> bấm chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn kiểm tra> chọn Properties > Tool. Trong phần 'Error checking', bạn bấm vào Check để tiến hành kiểm tra lỗi.

Vậy là mình đã hướng dẫn các cách khắc phục lỗi “0x80070015: The device is not ready” trên Windows đơn giản nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Chủ Đề