Địa chỉ chữa gãy xương bằng thuốc nam

Theo anh Vũ Văn T. 43 tuổi trú tại Thanh Sơn - Uông Bí - Quảng Ninh cho biết trước đó, anh bị ngã tự độ cao khoảng 1,2m xuống nền cứng, sau ngã đau, cẳng tay trái cử động khó khăn. Anh đã đi khám, trên phim X.Quang cho thấy anh bị gãy xương cẳng tay trái. Nhưng anh lại không điều trị hay nhờ sự can thiệp từ phía bác sĩ mà lại mang phim chụp X.Quang đến nhờ thầy bó thuốc nam với suy nghĩ chỉ cần bó thuốc nam bệnh sẽ khỏi.

Sau khoảng 20 ngày điều trị, anh T. thấy tay vẫn còn đau nhức, rất khó vận động. Anh có đi kiểm tra lại tại Bệnh viện thì thấy xương vẫn còn lệch, bệnh chưa tiến triển. Nhưng phần chủ quan anh vẫn tiếp tục điều trị bằng đắp thuốc nam tại nhà. Chỉ đến khi sau đợt điều trị thuốc nam lần 2, tay anh T. đau nhức nhiều, vận động khó khăn, tê bì các ngón tay, anh T. mới nhập viện để điều trị.

Theo BSCKII Hoàng Văn Dũng - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình & Bỏng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết sau khi tiến hành thăm khám các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị gãy cũ đầu dưới xương quay trái cal lệch biến chứng chèn ép thần kinh giữa cổ tay trái. Được biết người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng men gan và được chỉ định phẫu thuật chỉnh xương sau cal lệch, giải ép thần kinh giữa khi các chỉ số sức khỏe cho phép.

Cũng theo các bác sĩ với tổn thương của người bệnh nếu đến viện kịp thời có thể điều trị kéo nắn bó bột hoặc phẫu thuật kết hợp xương tùy chỉ định. Tuy nhiên phần do tâm lý ngại đến viện hoặc chủ quan xem nhẹ bệnh, không biểu biết về bệnh và thường nghe theo các bài thuốc nam không có cơ sở khoa học khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đến viện phần đầu dưới xương quay trái đã bị cal lệch. Và khi đó người bệnh bắt buộc phải trải qua cuộc phẫu thuật để điều trị.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo người dân khi bị các chấn thương tổn thương đến xương khớp cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà giống người bệnh T. Vì rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây ra tình trạng chấn thương nặng, hoại tử, nhiễm trùng khó có thể hồi phục.

Nếu đọc những tấm biển quảng cáo treo trước cổng và hỏi chủ nhân thì tất cả các ông lang ở làng Nam An đều là truyền nhân của bài thuốc nam bó xương gãy cả. Tuy nhiên, hỏi những người dân ở quanh đây thì ai cũng khẳng định ông lang Liên và lang Thanh mới là truyền nhân đích thực của bài thuốc này và cũng là những người chữa gãy xương có uy tín nhất từ trước đến nay.

Nghề chữa xương gãy, nhà nào cũng “gia truyền”?!

3 ngôi nhà nằm cạnh nhau, ngay bên quốc lộ 32, đặt 3 tấm biển ghi rõ: “Chuyên nắn bó chân tay gãy”, là của ông lang Thanh, ông lang Hậu và ông lang Khoa. Ông lang Thanh dáng người nhỏ thó, dáng dấp như một nghệ sĩ với mái tóc trắng như cước, dài chấm vai. Tôi nói là nhà báo, muốn giới thiệu bài thuốc của ông cho nhân dân cả nước biết, ông rất vui vẻ, mang 2 cuốn sổ đã ố vàng, cùng một đống phim chụp xương gãy cho tôi xem. Trong hai cuốn sổ đó ghi chi chít tên tuổi, quê quán của bệnh nhân. Ông Thanh lần mở sổ ghi chép kể cho tôi nghe một trường hợp, đó là người đàn ông tên Lân, ở phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây. Anh Lân là lái xe, bị tai nạn giao thông gãy 6 xương sườn, 1 xương đòn, 1 xương quai xanh. Anh phải nhập viện, chiếu chụp, mổ xẻ để xếp lại xương, sau đó mới bó bột. Theo các bác sĩ thì anh Lân phải nằm bất động ít nhất 3 tháng xương cốt mới tạm ổn. Theo lời khuyên của ông Thanh, gia đình đã xin cho anh Lân xuất viện ngay sau khi mổ. Đích thân ông lang Thanh đã xuống tận nhà để phá bột, đắp lá thuốc và sau một tuần thì xương cốt anh Lân lành lặn hẳn [?!]. Anh đã có thể phóng xe máy vù vù mà không đau đớn, hề hấn gì [?!].

Có rất nhiều biển quảng cáo như thế này ở thôn Nam An.

Theo ông lang Thanh thì bài thuốc bó xương gãy gia truyền này hiệu nghiệm đến nỗi, xương đòn, xương quai xanh chỉ bó 5 ngày là lành hẳn, xương sườn, xương sống lâu hơn một chút, song cũng chỉ từ 7 đến 10 ngày là liền lại như cũ. Ông cũng phân tích rằng, những người bị gãy xương nặng, phải phẫu thuật, nằm viện 4-5 tháng, tốn kém vài chục triệu, nếu đến chỗ ông thì chỉ cần 10 ngày là khỏi và chỉ tốn 1 đến 2 triệu là cùng.

Ông Thanh cho biết bài thuốc chữa gãy xương gồm 10 loại lá cây mọc ở trong rừng. Những lá cây này được băm nhỏ, giã nát trộn với rượu rồi đắp vào những chỗ xương gãy. Mỗi ngày phải đắp một lần thì mới hiệu nghiệm. Những chỗ xương gãy được đắp thuốc sẽ sản sinh canxi rất nhanh và gắn kết vết gãy đó lại. Tất nhiên, bài thuốc đó cụ thể gồm những vị gì, thì không chỉ ông lang Thanh mà tất cả những người trong làng chẳng ai tiết lộ. Họ coi bài thuốc là miếng cơm, manh áo của mình.

Ông lang Thanh còn cho biết gia đình ông mới là truyền nhân đích thực của bài thuốc này.  Bài thuốc nam bó xương gãy xuất xứ từ ông lang Lễ. Ông lang Lễ truyền lại cho hai người con là ông Liên và ông. Ông Thanh lại truyền tiếp cho các con đẻ gồm anh Hậu, anh Khoa, rồi các con rể như anh Chính, anh Kiểu và cả các cháu như anh Lộc, anh Phúc... Đại gia đình nhà ông có tới chục người chuyên bó xương gãy bằng thuốc nam gia truyền. Tất nhiên, ông lang Liên cũng đã truyền lại cho con cháu và đại gia đình nhà hai ông đều giàu có nhờ bài thuốc này.

Rời nhà ông Thanh, tôi tới ngôi nhà hai tầng khang trang của ông lang Diễn nằm ngay mặt đường, đặt biển to tướng có nội dung: “Ông lang Diễn, bó xương gãy, thuốc nam gia truyền, uy tín, nhanh khỏi”. Đến đây tôi lại được biết ông lang Diễn khẳng định, ông là truyền nhân đích thực của bài thuốc này và do ông tổ Nguyễn Văn Beng truyền lại cho. Ông lôi cho tôi xem cuốn sổ ghi chi chít những bệnh nhân gãy xương đã được ông chữa khỏi. Cụ thể, anh Hà Khoát, ở xã Phú Sơn [Ba Vì], là thợ xây, bị ngã từ tầng 4 xuống đất, gãy lìa ống chân, được ông đắp thuốc nên chỉ 10 ngày sau đã đi xây ngon lành. Rồi anh Đào Văn Tiến, ở xã Cộng Hòa [Ba Vì], bị gãy lìa cánh tay, xương chẻ 5cm, nằm viện 15 ngày không tiến triển nên đã về đây phá bột đắp thuốc, và cũng chỉ hơn một tuần là khỏi. Rồi anh Thư, ở xã Cẩm Lĩnh [Ba Vì], bị vỡ nát mắt cá chân, chữa tới 4 tháng ở bệnh viện, tốn kém mấy chục triệu mà không ăn thua, song gặp ông lang Diễn là xong liền [?!].--PageBreak--

Ông lang Diễn cho biết bài thuốc này có tới 15 vị khác nhau, ông phải thuê người Dao ở trong rừng Ba Vì và Tam Đảo [Vĩnh Phúc] đi lấy. Ngoài ra, có một vị nữa được chế từ con bìm bịp. Ông còn tuyên bố, những trường hợp gãy xương mà bệnh viện không chữa được, hoặc chữa không hiệu quả, ông đều chữa khỏi. Thậm chí, người bị gãy xương được bệnh viện mổ xẻ, bó bột rồi, song vẫn bị rò xương, bó bằng thuốc lá của ông, chưa đầy một tuần sẽ lành lặn [?!]. Với ông lang Diễn, chỉ cần người bị gãy xương có phim chụp của bệnh viện là ông sẽ tiến hành nắn bóp, nẹp xương và đắp thuốc.

Ông lang Diễn.

Theo lời ông thì thuốc đắp của ông hiệu nghiệm đến nỗi, đắp hôm trước, hôm sau canxi đã chảy ra lấp kín chỗ gãy! Ông còn khoe rằng, do có tài như vậy nên lãnh đạo Bệnh viện Ba Vì và nhiều bệnh viện ở Trung ương đến tận nhà mời ông đi làm hợp đồng, nhưng ông nhất quyết không làm, bởi vì ông sợ lộ bí mật bài thuốc, có tội với tổ tiên!

Các nhà chuyên môn nói gì?

Theo chị Nguyễn Thu Hương, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cam Thượng thì tất cả những ông lang ở làng Nam An đều không có giấy phép hành nghề. Bài thuốc chữa gãy xương là do đời trước truyền lại, song họ dùng những vị thuốc gì thì bản thân chị cũng không biết. Tuy nhiên, là người sống ở xã Cam Thượng nên chị nghe người dân ca ngợi bài thuốc của ông Liên nhiều nhất và ông Liên cũng là người chữa gãy xương giỏi nhất làng. Do có uy tín nên rất nhiều người đến nhà ông bó xương gãy, vì vậy con cái, cháu chắt nhà ông đều rất giàu có.

Ông Liên đã già nên truyền bài thuốc này cho tất cả con cháu, dâu, rể, thế rồi người nọ truyền cho người kia, thành ra cả làng Nam An biết bài thuốc bó xương gãy bằng thuốc nam. Hiện tại, đàn ông, thanh niên ở làng rất ít vì họ đi chữa gãy xương ở khắp nơi. Việc bó thuốc của họ cũng có hiệu nghiệm, song không phải trường hợp nào cũng có thể làm được như lời họ quảng cáo.

Trao đổi về việc xử lý những ông lang hành nghề trái phép ở xã Cam Thượng ra sao? Phó giám đốc Trung tâm Y tế [TTYT] huyện Ba Vì, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Chức năng của TTYT trong việc xử lý những cá nhân, tập thể hành nghề y dược trái phép chưa rõ ràng, do vậy, chỉ khi nào có vấn đề nghiêm trọng xảy ra và có kiện cáo thì TTYT huyện mới vào cuộc, báo cáo UBND huyện tìm biện pháp xử lý”. Tuy nhiên, bác sĩ Hùng cũng cho biết, xương gãy sẽ tự liền được, do vậy, một người không biết gì về y học, cứ bó xương gãy tương đối đúng cách cũng khỏi, vấn đề là xương có liền được như cũ hay không mà thôi. Nếu như chỗ gãy chỉ phục hồi được khoảng 30-40% thì sẽ phải mổ xẻ, đập xương ra làm lại.

Cũng theo ông Hùng, từ khi xuất hiện hàng loạt ông lang bó xương gãy bằng thuốc nam, đã gây không ít khó khăn cho bệnh viện, bởi vì có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện chiếu chụp, rồi nằng nặc đòi về đắp thuốc nam. Bệnh viện đã giải thích mọi nhẽ cho người bệnh, song do đa phần là bà con nông dân nhận thức thấp nên bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo của bác sĩ. Và cũng từ khi “mọc” ra cái làng bó xương gãy bằng thuốc nam ở xã Cam Thượng mà TTYT huyện Ba Vì thường xuyên phải thực hiện những ca mổ xẻ, đập xương để bó lại do biến chứng. Tuy nhiên, Bệnh viện Ba Vì chỉ dám nhận những ca nhẹ, một số vụ biến chứng nặng do bó bằng thuốc nam phải chuyển lên các khoa xương ở các bệnh viện Trung ương mới làm được.

Việc bài thuốc nam bó xương gãy của mấy ông lang làng Nam An có tác dụng hơn bó bột ở bệnh viện như lời quảng cáo của các ông lang hay không còn phải cần đến sự kiểm chứng của các nhà khoa học. Mong rằng, Sở Y tế tỉnh Hà Tây cần vào cuộc để xem xét và đưa ra kết luận chính xác về tác dụng của các bài thuốc gia truyền chữa gãy xương ở Nam An. Nếu bài thuốc và cách chữa gia truyền này có tác dụng thực sự thì cần phát huy. Nếu không có tác dụng như lời họ quảng cáo thì cần có biện pháp xử lý. Các bác sĩ ở TTYT Ba Vì cũng khuyến cáo người bị gãy xương trên khắp cả nước cần cảnh giác với những lời lẽ quảng cáo phóng đại của các ông thầy lang chuyên đi bó xương gãy

Phạm Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề