Đèo cả ở đâu

Nhiều người thắc mắc Đèo Cả thuộc tỉnh nào? dài – cao bao nhiêu? có cho xe máy qua không? bài viết hôm nay //chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Đèo Cả thuộc tỉnh nào?

Đèo cả cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh và thuốc 2 tỉnh Phú Yên [huyện Đông Hòa] và Khánh Hòa [huyện Vạn Ninh], trên Quốc lộ 1A.

Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam.

Đèo Cả là nơi mà nhiều người khi đi qua thường dừng chân ghé lại ngắm cảnh và chụp hình, đây được biết là nơi thu hút được ít nhiều quan tâm của các du khách khi đến Phú Yên hay Nha Trang để du lịch.

Lịch sử Đèo Cả:

Đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành từ năm 1471 đến 1653. Trong cuộc nam tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng chân tại đây năm 1471. Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh. Vì là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đây

Vào những năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn cũng đã xảy ra tại đây. Trong tháng 1 năm 1947, đèo Cả trở thành chiến trường giữa quân Pháp và Việt Minh.

Tên “Đèo Cả” có khi Pháp đang xây Quốc lộ 1A. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả. Hiện đang có kế hoạch xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả để việc đi lại trên quốc lộ 1A không còn phải vượt qua đường đèo hiểm trở này.

Nơi đây, trên đèo Cả thời Pháp thuộc có một trạm Phú Hoà do Nam triều xây dựng như một trạm dịch để lưu chuyển văn thư, vận tải lương thực, cáng, võng các quan chức hành chánh địa phương mỗi khi có công vụ. Sau này Pháp cho xây một bót tên Poste Petitte [Bót Bê Tí] để kiểm soát về mặt quân sự. Năm 1997 ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hoà được phân chia từ chân Đá Đen kéo dài theo đường phân thuỷ đến đỉnh Hòn Nưa. Và Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên.

Đèo Cả dài – cao bao nhiêu?

Đèo cả có chiều cao 333 m so với mực nước biển, dài 12 km tính từ 2 điểm của Khánh Hòa và qua tới Phú Yên.

Đèo Cả có cho xe máy qua không?

Đèo Cả hiện nay đã xây xong đường hầm Đèo Cả nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A huyết mạch của cả nước.

Hầm được khởi công ngày 18 tháng 11 năm 2013, hoàn thành và thông xe vào ngày 21 tháng 8 năm 2017. Đây là hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam và là hầm dài thứ hai trong cả nước, đứng sau Hầm Hải Vân.

Xe máy có thể chạy qua hầm hoặc lên đường đèo đều được. Nếu bạn muốn đi nhanh thì có thể đi vào hầm, còn nếu muốn đi ngắm cảnh bạn có thể đi đường đèo Cả. Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây là hiện nay trên đường đèo cả rất ít người qua lại và vắng vẻ vì thế nếu đi đông bạn có thể lên đó ngắm cảnh – chơi đùa, nhưng nếu đi ít thì không nên vì đã có rất nhiều vụ cướp – trấn lột xảy ra trên Đèo Cả lúc ít người qua lại. Vì thế hãy cẩn thận.

Qua bài viết Đèo Cả thuộc tỉnh nào dài – cao bao nhiêu có cho xe máy qua không? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc có thể vào link Nhà thuốc Pharmacity Hoặc Nhà thuốc 365 Hoặc nếu cần mua các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ có thể tìm các sản phẩm tốt tại Nhà thuốc Thân Thiện với giá cả vô cùng phải chăng. Đây được biết đến là 1 cửa hàng thuốc chất lượng và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc có thể tải app TAPTAP để có thể mua các sản phẩm thuốc - TPCN hỗ trợ của Nhà Thuốc Long Châu một cách dễ dàng hơn giúp ích cho sức khỏe của bạn. Việc tải app và chỉ cần SDT sẽ tạo được tài khoản nhanh chóng và sau đó bạn có thể mua hàng và tích điểm trên app này.

Link tải Android [sangsung, xiaomi, oppo]: //shorten.asia/Jbmjn8Up


Link tải IOS [Iphone]: //shorten.asia/EVBQ8pBW

Mũi Điện cách thành phố Tuy Hòa [Phú Yên] chừng 30 km. Đây là địa điểm giới trẻ hay check-in nhất khi đi qua địa phận xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa. Tại mũi có một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực đông - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.

Ngọn hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng từ năm 1890, cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so với mặt nước biển.

Dọc đường từ mũi Đại Lãnh về Nha Trang, một địa điểm dễ thu hút du khách khác là đèo Cổ Mã, đèo Cả.

Hầm đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, hiện là hầm đường bộ dài thứ hai cả nước, sau hầm Hải Vân, với vốn đầu tư hơn 16.600 tỷ đồng. Công trình được thiết kế 4 làn xe [mỗi làn rộng 3,75 m] theo tiêu chuẩn cao tốc.

Hầm đèo Cổ Mã thuộc tỉnh Khánh Hòa giáp ranh với Phú Yên là một trong những công trình thuộc dự án Hầm Đèo Cả [Phú Yên]. Đây được coi là công trình hầm đường bộ lớn và hiện đại nhất Việt Nam.

Dân cư tại đây khá thưa thớt. Để ngắm cảnh đẹp, bạn nên đi vòng theo đường đèo [bên phải] thay vì đi xuyên qua hầm.

Hầm đường bộ đèo Cổ Mã dài 500 m, gồm hai ống hầm song song cách nhau 30 m, mỗi ống rộng gần 10 m với 2 làn xe mỗi chiều, được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản, có vận tốc 80 km/h.

Nhiều bãi biển trải dài dọc cung đường này hiện lên tuyệt đẹp. Đặc biệt từng lớp sóng xô bờ cát cuồn cuộn nhẹ nhàng.

Có mặt tại đây vào bất cứ khung giờ nào trong ngày, du khách có thể quên đi những mệt nhọc, ưu phiền bởi khung cảnh hoang sơ, ít bị tác động bởi bàn tay con người.

Bãi biển, danh thắng ở Nha Trang nhìn từ trên cao

Những góc nhìn từ trên cao về bãi biển, danh thắng Hòn Chồng, di tích Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

10:28 7/8/2021

Sông, hồ Hà Nội nhìn từ trên cao

Những góc nhìn từ trên cao về hồ Tây, hồ Linh Đàm, sông Đuống ở Hà Nội.

08:10 3/8/2021

Video liên quan

Chủ Đề