Để trị bệnh cho tôm, cá người ta có thể dùng thuốc

Việc kiểm tra và chuẩn đoán mầm bệnh trên tôm rất khó khăn vì tôm là động vật sống dưới nước, chúng ta rất khó quan sát và số lượng rất lớn nên việc xảy ra bệnh và lây lan sang cá thể khác rất nhanh. Vì vậy, để nuôi tôm đạt hiệu quả tốt thì  ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo dõi tình hình hoạt đông của tôm và vận dụng biện pháp phòng trị thích hợp. Muốn phòng bệnh cho tôm đạt hiệu quả người nuôi cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản dưới đây.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

1. Chọn con giống

Mầm bệnh tiềm ẩn cũng có thể nằm trong cơ thể tôm giống, rồi sau quá trình nuôi sẽ bùng phát. Vì vậy,  trước khi thả nuôi bà con cần chọn nguồn con giống uy tín từ cơ sở cung cấp rõ ràng, có các chứng chỉ sạch các loại bệnh nguy hiểm như: virus đốm trắng [WSSV], virus còi [MBV], virus đầu vàng [HPV] và bệnh TAURA trên tôm thẻ chân trắng.

Chọn những nơi cung cấp nguồn  giống có thương hiệu, có kiểm tra mầm bệnh bằng các phương pháp PCR hiện đại.

2. Vệ sinh, xử lý ao trước và sau mỗi vụ nuôi

Cần vệ sinh ao trước khi bắt đầu vào vụ nuôi:

Đối với ao bạt thì cần chà rửa nền bạt bằng dung dịch diệt khuẩn như clo hay thuốc tím,…để đảm bảo diệt hoàn toàn vi khuẩn và mầm bệnh từ vụ trước.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

Chà rửa ao bạt trước khi vào vụ nuôi mới

Đối với ao đất hay ao bạt bờ, nền đáy sau 1 vụ nuôi thường tích tụ rất nhiều mùn bã hữu cơ. Lớp bùn này chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và mầm bệnh, chứa cả khí độc dưới lớp mùn. Vì vậy, bà con cần dọn bớt lớp mùn bã này, phơi đáy ao và rải vôi từ 5 – 7 ngày rồi mới vào nước.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

Phơi đáy ao và tạt vôi trước khi lấy nước vào ao

Nước cấp vào ao nuôi phải qua túi lọc bằng lưới hoặc vải, nguồn nước không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, không có chứa chất diệt khuẩn, hay không nhiễm phèn. Tốt nhất là bà con nên có ao lắng để trữ và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.  Đặc biệt, trước khi thả tôm giống phải gây màu nước vì màu nước làm thức ăn tự nhiên cho tôm. Có thể gây màu nước bằng cách ủ EM – AQUA với cám gạo và tạt trước khi thả giống.

3. Quản lý mật độ nuôi

Mật độ thả nuôi thích hợp sẽ giúp tôm phát triển đồng đều và hạn chế xảy ra bệnh. Khi thả quá nhiều và dày đặt khiến cho lượng thức ăn tôm tiêu thụ lớn, lượng chất thải tôm thải ra cũng lớn làm bẩn nước, sản sinh khí độc và làm bùng phát các mầm bệnh.

Mật độ nuôi thích hợp cho mô hình nuôi thâm canh là từ 50-60 con/m2 hay mô hình siêu thâm canh là từ 200 – 250 con/m2  tùy theo độ rộng và sâu của ao cùng với có lượng nước trữ từ ao lắng thích hợp mà bà con chọn hình thức thả nuôi cho mình.

4. Quản lý lượng thức ăn

Nên cho ăn theo giai đoạn và theo sự phát triển của tôm. Tôm còn nhỏ thì không nên cho ăn quá nhiều và quá liên tục làm dư lượng thức ăn hay khi tôm lớn bà con nên cho ăn theo kích thước tôm tránh hiện tự dư thừa quá nhiều làm dư thừa thức ăn tạo lớp mùn bã hữu cơ gây hại cho tôm.

Đồng thời, lúc cho ăn có thể bổ sung vitamin C hay các chất khoáng giúp tôm tăng sức đề kháng và mau cứng vỏ sau khi lột.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

→Tham khảo sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho tôm – Nova C Tôm

5. Quản lý nguồn nước nuôi tôm

Quản lý chất lượng nước là tạo một môi trường tốt nhất cho tôm phát triển , kiểm soát các chỉ tiêu nước như: pH, oxy hòa tan, độ kiềm, độ trong, độ phèn, NO2 và khí độc NH3 phải trong ngưỡng thích hợp của tôm nhằm tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng nhanh.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

Bảng theo dõi chỉ tiêu nước mỗi ngày

Định kỳ từ 3-5 ngày sử dụng men vi sinh có lợi EM – AQUA bổ sung vào ao nuôi để giúp cải thiện chất lượng nước, xử lý mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa.

Video tham khảo xử lý ao nuôi bằng men vi sinh:

Vào những ngày trời mưa, áp thấp nhiệt đới kéo dài như hiện nay nên sử dụng thêm: NOVA OXYGEN [hóa chất cung cấp oxy cho nước], Zeolite hoặc EDTA nhằm giúp cho tôm không bệnh vàng mang hoặc nổi đầu.

→Tham khảo sản phẩm: Oxy cấp cứu cho ao nuôi – Nova Oxygen

→Tham khảo sản phẩm: Khoáng Zeolite bổ sung cho ao nuôi

Ngoài ra trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt tôm thẻ chân trắng nên sử dụng kháng sinh chiết xuất từ tỏi trộn vào thức ăn nhằm phòng bệnh đỏ thân, bệnh cụt râu, bệnh đường ruột cho tôm,…Mỗi ngày cho tôm ăn 1- 2 cử, cho ăn liên tục 5-7 ngày, liều lượng 10 ml/kg thức ăn và mỗi đợt ngưng 15 ngày mới cho tôm ăn lại. Có thể ủ tỏi với EM – AQUA để giúp tôm dễ ăn hơn nhé.

→Tham khảo ủ EM tỏi tại đây: Cách Ủ EM Chuyên Dùng Trong Nuôi Tôm, Cá

Ngoài ra, trong quá trình nuôi cũng nên diệt khuẩn định kỳ giúp ao sạch khuẩn và không tồn dư các mầm bệnh tiềm ẩn. Sau khi diệt khuẩn 2-3 ngày thì cấy lại vi sinh có lợi giúp ổn định nguồn nước.

5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi

Kiểm tra tôm thường xuyên bằng nhá để xem tình trạng phát triển của tôm

Tóm lại, muốn có một vụ nuôi thành công thì có rất nhiều tiêu chí mà bà con cần quan tâm. Vì thế, bà con cần thật sự chú tâm đến con tôm và quan tâm chăm sóc nguồn nước để luôn đảm bảo được tôm khỏe mạnh và phát triển đồng đều và sớm về đích để gặt hái thành công.

Tác giả: Lâm Hiệp

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Mọi thắc mắc “5 biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm nuôi”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: [028] 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: ; ;

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Nghề nuôi tôm ở nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, trong đó có vấn đề quy hoạch, cấp thoát nước, xử lý chất thải, nước thải, suy thoái môi trường và nhất là dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi.

Các nhà khoa học khuyến cáo, trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa và trị bệnh cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinh, cho nên khi sử dụng cần theo đúng liều lượng đã quy định. Tránh dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không đủ, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.

Để đưa nghề nuôi tôm trở thành mũi nhọn trong nuôi trồng thủy sản, người nông dân rất cần sự góp sức của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh cho tôm.

Dòng sản phẩm thuốc có nguồn gốc 100% bằng thảo dược đặc trị bệnh cho tôm như: TS 999 đặc trị bệnh phân trắng, đường ruột; Lenmetesonre đặc trị cấp tính đường ruột; Septomine điều trị hoại tử; TS 1001 đặc trị gan và đốm trắng; TR 555 phòng và trị bệnh Taura; TS 1002 trị bệnh nhiễm độc tố gan, hoại tử gan; Hemorrhage trị bệnh xuất huyết; TS B52 xử lý nguồn nước ô nhiễm trong ao nuôi... được sử dụng khá phổ biến trên các ao hồ, đầm nuôi tôm ở nhiều nơi trên cả nước.

Các nhà khoa học đánh giá cao và dần có thể thay thế được hầu hết các loại hóa chất kháng sinh phòng và trị các loại bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Đây là một hướng đi đáng chú ý, một cách làm có thể nhân rộng, nhất là nước ta đang có nguồn dược liệu quý, dồi dào. Như thế, người nuôi sẽ phần nào giảm được giá thành sản xuất tôm, và con tôm được kỳ vọng là sạch hơn, an toàn hơn.

THU THỦY

Video liên quan

Chủ Đề