De thi đại học thành Hoa Trung Quốc

HHT - Kỳ thi Đại học ở Trung Quốc [Cao khảo] mỗi năm đều thu hút được sự quan tâm rất lớn bởi những đề bài "độc, lạ" khiến cư dân mạng "toát mồ hôi" suy luận.

Vừa qua, 10,71 triệu sĩ tử Trung Quốc đã tham gia kỳ thi Đại học, còn được gọi là cao khảo - một trong những kỳ thi khốc liệt và áp lực nhất thế giới. Các đề thi cao khảo cũng thu hút sự chú ý của nhiều bạn học sinh Việt Nam, đặc biệt là đề thi môn Ngữ văn. 

Ngay khi các thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn Ngữ văn, bộ đề thi đã nhanh chóng trở nên viral trên Facebook và Weibo. Bộ đề thi gồm 10 đề, trong đó 5 đề là đề thi chung toàn quốc, còn lại là đề thi riêng của các tỉnh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang. 

Đề thi đại học môn Văn khu vực Bắc Kinh.

Đề thi Đại học môn Văn khu vực Thiên Tân.

Đề thi đại học môn Văn khu vực Thượng Hải.

Đề thi đại học môn Văn tỉnh Chiết Giang.

Đặc biệt, bên cạnh từ khóa "Đề thi Đại học môn Văn", từ khóa "Đề thi Đại học môn Văn Giang Tô" cũng được tìm kiếm nhiều nhất. Cộng đồng mạng cùng nhau giải thích là do đề thi của tỉnh này quá khó, không hiểu phải viết văn như thế nào. 

Đề thi đại học môn Văn của tỉnh Giang Tô.

Năm nay, đề thi môn Toán cũng có một câu hỏi khiến cộng đồng mạng chú ý khi liên quan đến kim tự tháp Ai Cập.

Câu hỏi như sau: Kim tự tháp Ai Cập cổ đại là một trong những kỳ quan kiến trúc của thế giới. Nó có hình dạng là một khối chóp tứ giác đều. Tích diện tích hình vuông đáy với bình phương chiều cao của hình chóp bằng tổng diện tích các hình tam giác cạnh. Vậy tỷ lệ chiều cao của tam giác cạnh với chiều dài của đáy là bao nhiêu?

Câu hỏi trong đề thi đại học môn Toán ở Trung Quốc.

Phần câu hỏi tưởng chừng như phức tạp này cũng không làm khó được teen Việt, nhiều bạn đã nhanh chóng vẽ hình và đưa ra lời giải. 

Kỳ thi Đại học kết thúc, sự chú ý của người dân Trung Quốc lại dồn vào kết quả kỳ thi. Những năm trước, các bài thi Ngữ văn xuất sắc đều được công khai trên mạng xã hội, ngay cả bài thi duy nhất bị điểm 0 cũng khiến nhiều người phải suy ngẫm. Vậy nên nếu bạn đang thắc mắc về đề thi Ngữ văn nào thì hãy cùng đợi kết quả nhé!

Ph.Thảo

Theo Ảnh tổng hợp từ Internet

Đề thi Ngữ Văn tại Trung Quốc có độ lắt léo bậc nhất thế giới, tạo áp lực không nhỏ với học sinh.

  • Cuối năm điểm lại loạt đề thi Văn gây tranh cãi: Có đề ra chi tiết rùng rợn sởn da gà, chuyện bồ bịch cũng được đưa vào câu hỏi
  • Đọc thử đề thi Tiếng Việt mức độ C của Đại học nước ngoài: "Người Việt bản địa" cũng hốt, chưa chắc đã ẵm trọn vẹn điểm 10
  • Bất thường đề thi tốt nghiệp THPT 2021: Làm rõ quan hệ người luyện thi và người ra đề

Gaokao [Cao khảo] – Kỳ thi Đại học Trung Quốc được xếp hàng khó, khốc liệt bậc nhất thế giới. Đây là kỳ thi được coi như quyết định tương lai của học sinh. Mỗi năm, có khoảng 10 triệu học sinh tham gia nhưng chỉ 2% số đó được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu, chỉ 0,05% vào được Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh – được coi là Oxbridge [Oxford và Cambridge] của Trung Quốc.

Vì tính chất "sống còn" của cuộc thi, không ít những phương pháp oái oăm, tiêu cực được áp dụng để tăng khả năng tập trung cho học sinh. Điển hình như: Uống thuốc tăng cường trí nhớ, truyền dịch tăng sự tập trung, uống thuốc tránh kinh nguyệt,… Mọi phương pháp chỉ hướng đến một mục đích duy nhất là giành tấm vé bước chân vào những ngôi trường đại học danh tiếng.

Một trong những môn thi Cao khảo khiến học sinh toát mồ hôi nhất là Văn, với đề bài thường xoay quanh thực trạng xã hội, các vấn đề nóng,...

Cao Khảo là cuộc thi "định đoạt" tương lai học sinh Trung Quốc. [Ảnh minh họa]

Học sinh cho rằng đề bài càng dài càng dễ viết bởi sẽ cung cấp nhiều dữ liệu, có thể dựa vào đó triển khai ý. Còn đối với những đề ngắn sẽ gây khó hiểu, khó hình dung, nhiều học sinh đọc đi đọc lại mà vẫn không hiểu đề yêu cầu gì. Đề thi đại học môn Văn ở Trung Quốc thường rất ngắn, khiến nhiều học sinh phải bật khóc sau khi đọc đề.

Một số đề thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi tuyển sinh đại học Trung Quốc như sau:

1. Hồ Nam 2011:

Lời nói đầu tiên của một ca sĩ nổi tiếng thay đổi từ: "Xin chào, tôi đã đến!" sang "Cảm ơn vì bạn đã đến đây!". Viết một bài văn nghị luận về đề tài trên.

2. Thiên Tân 2012:

Có hai chú cá bơi dưới sông, chú cá già hỏi chú cá nhỏ: "Nước sông thế nào?". Cá nhỏ nói: "Tôi không biết nước trong hay đục". Có những điều nhỏ nhặt như vậy phản ánh những nguyên tắc trong cuộc sống. Viết một bài văn nghị luận về đề tài trên.

3. Thượng Hải 2013:

"Để đựng sữa luôn là các hộp vuông, để đựng nước khoáng luôn là các chai tròn. Còn bình rượu tròn lại thường được đặt trong các hộp vuông". Viết bài luận về tính triết lý tinh tế của tròn và vuông.

4. Thiên Tân 2014:

"Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập". Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đọc đề Văn ở nước bạn mà toát mồ hôi. [Ảnh: Nguồn Internet]

5. Trùng Khánh 2015:

"Một cậu bé lên xe bus và xin tài xế dừng xe chờ mẹ mình một chút, vài phút sau vẫn chưa thấy người mẹ đâu, hành khách phàn nàn to tiếng, cậu bé bắt đầu khóc. Một lúc sau người mẹ xuất hiện, tất cả mọi người đều im bặt, mẹ cậu bé là người khuyết tật". Viết một bài văn nghị luận về đề tài trên.

6. Thượng Hải 2016:

Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên.

7. Chiết Giang 2017:

Một nhà văn từng nói rằng: "Mỗi người chỉ cần đọc ba tựa sách lớn: Một là cuốn sách có chữ, hai là cuốn sách không có chữ và ba là cuốn sách của tâm hồn". Hãy bình luận về quan điểm của nhà văn.

8. Bắc Kinh 2018: Chọn 1 trong 2 đề sau:

- Hôm nay, có rất nhiều bạn trẻ sinh năm 2000 cùng thi đại học. 18 năm trôi qua, Tổ quốc không ngừng phát triển, các em cũng trưởng thành. Từ đề bài "tân thanh niên thời đại mới nói về sự trưởng thành trong sự phát triển của Tổ quốc", hãy viết thành một bài văn.

- Một môi trường sinh thái tươi đẹp là điều mà mỗi một người dân Trung Quốc đều muốn. Đề bài là "lục thủy thanh sơn đồ" [bức tranh non xanh nước biếc], hãy tưởng tượng và viết một bài văn 1000 chữ về mỹ cảnh hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

9. Thượng Hải 2019:

"Tiếp xúc với nhiều dòng nhạc khác nhau trên thế giới, tôi dường như càng chìm đắm và biết trân trọng âm nhạc mang đậm "hương vị" Trung Quốc." Thí sinh viết một bài văn không dưới 800 chữ bàn luận về lòng trân quý âm nhạc dân tộc.

//afamily.vn/ngo-de-thi-dai-hoc-mon-van-nuoc-ban-ma-toat-het-mo-hoi-yeu-cau-von-ven-1-cau-doc-xong-bat-khoc-nuc-no-vi-chang-hieu-gi-20220214145249669.chn

Xem thử đề thi Tiếng Việt 7 cấp độ tại Nhật Bản: Người Việt chính gốc mà đọc nhiều câu cũng thấy "xoắn não" quá!

Video liên quan

Chủ Đề