Đầu chồm vệ là gì

Chuyển dạ

1. Chẩn đoán chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Tình huống: sản phụ đau trằn bụng xin nhập viện. Anh [chị] cần xác định đây là chuyển dạ thật hay giả để có thể cho nhập viện hay không.

Chuyển dạ thật

Chuyển dạ giả

- Cơn co tử cung xảy ra đều đặn.

- Cơn co tử cung xảy ra không đều.

- Thời gian nghỉ giữa các cơn co ngăn lại.

- Thời gian nghỉ giữa các cơn co không đều.

- Thời gian co càng ngày càng tăng.

- Thời gian co không đều và càng ngày càng giảm.

- Gây đau.

- Thường không gây đau.

- Có hiện tượng xóa mở cổ tử cung.

- Không có hiện tượng xóa mở cổ tử cung.

- Không biến mất khi dùng thuốc giảm đau.

- Biến mất khi dùng thuốc giảm đau.

2. Các giai đoạn của chuyển dạ
Giúp chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài.
Phân chia giai đoạn chuyển dạ
• Giai đoạn 1: [giai đoạn xóa mở cổ tử cung]
- Từ khi có cơn co tử cung đều đặn đến khi cổ tử cung mở 10 cm.
- Giai đoạn 1 chia làm 2 pha.
+ Pha tiềm thời: từ khi cơn co tử cung đều đặn đến khi cổ tử cung mở 3 cm.
+ Pha hoạt động: cổ tử cung mở 4 – 10 cm.
• Giai đoạn 2: [giai đoạn sổ thai]
- Tính từ khi cổ tử cung mở 10 cm đến khi thai sổ ra ngoài.
• Giai đoạn 3: [giai đoạn sổ nhau]
- Tính từ khi thai sổ đến khi nhau sổ.
Thời gian trung bình của chuyển dạ [Friedman 1978]

Pha tiềm thời

Con so

Con rạ

- Thời gian trung bình [giờ]

6,4 [6]

4,8 [5]

- Giới hạn trên [giờ]

20,1 [20]

13,6 [14]

Pha hoạt động

Con so

Con rạ

- Thời gian trung bình [giờ]

4,6 [5]

2,4 [3]

- Tốc độ mở cổ tử cung [cm/giờ]

1,2

1,5

Giai đoạn 2

Con so

Con rạ

- Thời gian trung bình [giờ]

1

0,5

- Giới hạn trên [giờ]

2,9 [3]

1,1 [1]

Cơn co bình thường ở từng giai đoạn của chuyển dạ.
• Giai đoạn 1:

- Pha tiềm thời:  2 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài khoảng 20 giây.
- Pha hoạt động: 3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài khoảng 30 – 45 giây.
• Giai đoạn 2: > 3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài khoảng 45 – 60 giây.

3. Chuyển dạ bất thường [chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ ngưng tiến trỉển]
Tùy theo thời điểm và nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài mà ta có hướng xử trí khác nhau.
VD: kéo dài pha tiềm thời: xem lại chẩn đoán [chuyển dạ thật hay chuyển dạ giả], theo dõi thêm . . .
chuyển dạ kéo dài do bất xứng đầu chậu: mổ lấy thai
Phân loại chuyển dạ bất thường.
Chuyển dạ kéo dài.
Kéo dài pha tiềm thời.
Kéo dài pha hoạt động.
Kéo dài giai đoạn 2.
Chuyển dạ ngưng tiến triển.
Các nguyên nhân làm chuyển dạ kéo dài.
Kéo dài pha tiềm thời.

- Chẩn đoán lầm chuyển dạ [chuyển dạ giả].
- Cơn co tử cung yếu.
- Bất xứng đầu chậu.
- Ngôi bất thường.
Kéo dài pha hoạt động.
- Cơn co tử cung yếu.
- Bất xứng đầu chậu.
- Ngôi bất thường.
- Kiểu thế bất thường.
Kéo dài giai đoạn 2.
- Mẹ không đủ sức khỏe để rặn. Mẹ không biết cách rặn.
- Cơn co tử cung yếu.
- Bất xứng đầu chậu.
- Ngôi bất thường.
- Kiểu thế bất thường.
Chuyển dạ ngưng tiến triển.
- Bất xứng đầu chậu.
- Ngôi bất thường.
- Khối u tiền đạo.
Các nguy cơ khi chuyển dạ kéo dài.
Nhiễm trùng ối.

Suy thai.
Thai chết trong tử cung.
Vỡ tử cung.
Mẹ mệt mỏi, kiệt sức.
Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
Các dấu hiệu nghi ngờ bất xứng đầu chậu.
Thai to.
Dấu hiệu đầu chồm vệ.
Đầu không áp sát vào cổ tử cung.
Có dấu hiệu chồng xương.
Bướu huyết thanh càng ngày càng to.

4. Khởi phát chuyển dạ
Chỉ định.
• Cho mẹ.

- Tiền sản giật nặng, sản giật.
- Thai chết trong buồng tử cung.
- Nhiễm trùng ối.
- Mẹ có các bệnh lý ác tính.
- Đái tháo đường type I.
• Cho thai.
- Cao huyết áp do thai.
- Thai quá ngày.
- Thai chậm phát triển trong tử cung.
- Tiền căn thai chết trong tử cung không rõ nguyên nhân.
- Bất thường các test đánh giá sức khỏe của thai [Non stess test].
- Thai dị dạng.
Chống chỉ định.
• Chống chỉ định tuyệt đối.

- Ngôi bất thường.
- Có bất xứng đầu chậu.
- Nhau tiền đạo.
- Có vết mổ trên tử cung. [VD: mổ lấy thai, mổ bóc nhân xơ, thai ngoài tử cung đoạn kẽ].
- Sa dây rốn.
• Chống chỉ định tương đối.
- Thai non tháng.
- Đã sanh nhiều lần.
Tai biến và biến chứng.
• Thai non tháng.
• Cơn co tử cung cường tính.
• Nhiễm trùng ối.
• Suy thai.
• Khởi phát thất bại.
• Vỡ tử cung.
• Sa dây rốn.
• Thuyên tắc ối.
• Ngộ độc nước, hạ natri máu.
• Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
• Chuyển dạ kéo dài.
Các phương pháp.
• Làm mềm cổ tử cung.

- Tách ối.
- Dùng sonde Foley.
- Prostaglandine.
• Tạo cơn co tử cung.
- Bấm ối.
- Oxytocin.

5. Sanh non

Nguy cơ thường gặp ở trẻ non tháng là: suy hô hấp, nhiễm trùng, hạ đường huyết . . .
• Dấu hiệu dọa sanh non.
- Đau bụng.
- Cảm giác trằn bụng.
- Có dịch trong âm đạo chảy ra.
- Có cơn co tử cung [thưa].
• Dấu hiệu chuyển dạ sanh non.
- Có 4 cơn co tử cung trong 20 phút hoặc 8 cơn co tử cung trong 60 phút kèm với
- Cổ tử cung mở  2cm hoặc xóa  80%.
- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định bởi 1 người khám trong nhiều lần khám liên tiếp.
- Ối vỡ.
• Xử trí 1 trường hợp chuyển dạ sanh non. [VI.A.6-T46]

Chủ Đề